Khởi động chương trình tư vấn trực tuyến: Chọn ngành học tương lai
Báo Thanh Niên chính thức khởi động chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học tương lai năm 2021 trên các kênh triệu lượt xem.
Một buổi truyền hình trực tuyến hướng nghiệp trên Báo Thanh Niên – ĐÀO NGỌC THẠCH
Với những chủ đề đa dạng và cách tiếp cận tiện ích, chuỗi tư vấn hứa hẹn cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp, xét tuyển ĐH, CĐ và hệ thống trường nghề sắp tới.
Phát trực tiếp cùng lúc trên 5 kênh
Ngày 25.2 tới, chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Những nét mới trong phương hướng tuyển sinh năm 2021 diễn ra, chính thức khởi động cho chuỗi tư vấn trên nền tảng số của Báo Thanh Niên: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên. Chương trình được sự tài trợ của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO).
Ra đời từ năm 2004, tư vấn trực tuyến đã trở thành hoạt động thường niên của Báo Thanh Niên mỗi mùa thi. Không phải tự nhiên mà chương trình này được các trường ĐH, CĐ đánh giá là một kênh tuyển sinh hiệu quả suốt 17 năm qua. Hiệu quả không chỉ ở nội dung thông tin bổ ích chuyển tải tới người học, mà còn ở mức độ lan tỏa thông tin qua nhiều kênh của báo.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh hình thức tư vấn chọn nghề trên các nền tảng số càng góp phần đáp ứng nhu cầu của học sinh ở nhà tránh dịch, đồng thời kết nối học sinh với các trường trên mọi miền đất nước.
Một trong những điểm mới của hoạt động này trong năm 2021 phải kể đến việc mở rộng kênh phát sóng trên cả TikTok Thanh Niên . Chương trình sẽ được phát trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến và tường thuật lại trên báo in ngay số báo hôm sau. Cụ thể 5 kênh gồm: website thanhnien.vn với trên 237 triệu lượt truy cập, fanpage Facebook gần 2 triệu người theo dõi, YouTube với 3 triệu người đăng ký; TikTok đạt 1,1 triệu người đăng ký và báo in với số lượng phát hành trên 265.000 bản/ngày.
Đặc biệt trong năm nay, bên cạnh các kênh truyền thống, việc cán mốc 3 triệu lượt người đăng ký trên YouTube và 1,1 triệu người đăng ký trên TikTok, Báo Thanh Niên hiện là tờ báo sở hữu mạng xã hội lớn nhất VN. Khi được phát trực tiếp trên nhiều kênh, chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến lan tỏa tới hàng triệu thí sinh mỗi năm.
Khi chỉ mức độ truyền tải lan tỏa, việc tiếp nhận thông tin với bạn đọc trong chương trình truyền hình trực tuyến này cũng vô cùng tiện ích và sinh động. Bạn đọc tiếp cận thông tin bằng nhiều giác quan khác nhau, từ âm thanh đến hình ảnh sống động được truyền tải trực tiếp từ phim trường của báo.
Trong chương trình truyền hình được phát trực tiếp này, thí sinh và phụ huynh không chỉ lắng nghe mà còn đối thoại trực tiếp với các chuyên gia thông qua việc gửi câu hỏi qua nhiều kênh, gọi điện thoại qua đường dây nóng về chương trình. Trường hợp không theo dõi trực tiếp, bạn đọc có thể xem lại bất cứ lúc nào và ở đâu.
Video đang HOT
Các kênh trực tuyến cung cấp thông tin đến các thí sinh – ẢNH: VÕ BA
Tư vấn chuyên sâu về ngành nghề
Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học tương lai năm 2021 được thiết kế nhiều chủ đề kéo dài từ nay đến hết tháng 8. Chủ đề từng buổi phù hợp với từng giai đoạn định hướng nghề nghiệp, ôn tập hiệu quả, cách làm bài thi đạt điểm cao, đăng ký xét tuyển và những cơ hội vào đời khác khi không trúng tuyển ĐH, CĐ và trường nghề.
Trong đó, giai đoạn 1 sẽ tập trung định hướng cho người học trong việc chọn ngành học tương lai ở từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể: y tế – sức khỏe, kinh tế -ngân hàng – luật, du lịch – dịch vụ, công nghệ thông tin và các ngành công nghệ, kỹ thuật – thiết kế – kiến trúc – mỹ thuật, xã hội nhân văn – sư phạm… Thí sinh quan tâm từng nhóm ngành nghề sẽ được tìm hiểu phương thức tuyển sinh các trường có đào tạo khối ngành này, cách thức đào tạo ở từng bậc học và cơ hội việc làm tương lai khi ra trường; trên cơ sở đó có thêm thông tin trước khi quyết định đăng ký vào những ngành học yêu thích.
Ở giai đoạn 2, chương trình sẽ hướng tới cung cấp thông tin cần thiết hỗ trợ thí sinh trong thời điểm bắt đầu đặt bút khai hồ sơ đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và chọn lựa môn thi để xét tuyển. Thí sinh sẽ được tư vấn về cách nộp hồ sơ đăng ký dự thi đúng, lựa chọn nguyện vọng thông tin, chiến lược chọn bài thi để tăng cơ hội trúng tuyển…
Giai đoạn 3 sẽ định hướng cho thí sinh những con đường khác xét tuyển ĐH bên cạnh phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: xét học bạ, xét điểm kỳ thi năng lực, các chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ ngoại ngữ, các chương trình đặc biệt… Dù cùng một phương thức nhưng các trường sẽ có cách xét tuyển khác nhau, chuyên gia tuyển sinh các trường sẽ lưu ý về những quy định riêng này để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
Giai đoạn 4 sẽ chuẩn bị cho thí sinh trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, các chuyên gia sẽ đưa ra những lời khuyên về cách làm tốt bài thi từng môn/bài thi, những lưu ý trước ngày thi về tâm lý, sức khỏe, quy chế phòng thi…
Giai đoạn 5 diễn ra sau khi thí sinh đã biết điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các buổi tư vấn sẽ định hướng người học trong việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển phù hợp điểm số thực tế. Những vấn đề được đặt ra thực sự cần thiết với thí sinh giai đoạn này như: cần làm gì sau khi biết kết quả thi, có nên điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển…
Cuối cùng, giai đoạn 6 sẽ định hướng thí sinh những con đường khác vào ĐH nếu chưa trúng tuyển nguyện vọng 1. Bên cạnh đó là những lựa cơ hội học nghề hấp dẫn khác.
Đan xen với những chủ đề được thiết kế sẵn, còn nhiều nội dung hấp dẫn khác kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế của người học liên quan đến việc chọn ngành học, ôn thi và xét tuyển ĐH, CĐ, các trường nghề.
Ý kiến
90% sinh viên biết đến trường qua chương trình tư vấn
Từ chương trình này, thông tin của trường đến với học sinh rất lớn. Theo khảo sát sinh viên đầu vào của trường qua các năm, trong số sinh viên đang theo học đến từ 52 tỉnh thành, có 80 – 90% sinh viên biết đến trường thông qua chương trình tư vấn.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân)
Kênh chính thống như Báo Thanh Niên là vô cùng cần thiết
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nguồn tin “tự xưng” không được kiểm chứng, không xác thực khiến thí sinh dễ hoang mang, lo lắng thì việc xây dựng, duy trì và phát triển những kênh thông tin, tư vấn hỗ trợ chính thống như Báo Thanh Niên đang triển khai là vô cùng cần thiết.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM)
Thông tin mới về tuyển sinh của các trường đại học
Từ 14 giờ 30 ngày 25.2, buổi đầu tiên trong chương trình tư vấn trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai sẽ diễn ra đồng thời ở các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên .
Tập trung vào những đổi mới trong phương án tuyển sinh năm 2021 của các trường đại học, chương trình tư vấn sẽ giới thiệu đến các thí sinh những thông tin mới nhất về tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng trong năm 2021.
Tham gia chương trình buổi đầu tiên có đại diện các trường đại học: Tài chính – Marketing, Việt Đức, Mở TP.HCM, Văn Lang, Công nghệ TP.HCM (Hutech), Kinh tế – Tài chính TP.HCM, Quốc tế Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành.
Tư vấn chọn ngành, nghề: Thầy cô nhập cuộc
Nhiều trường ĐH, CĐ, trung tâm dạy nghề... bằng các hình thức khác nhau, tìm cách tiếp cận trực tiếp với phụ huynh, học sinh và cung cấp thông tin đa dạng.
HS THPT Đà Nẵng tìm hiểu thông tin về các ngành kỹ thuật tại Hội nghị Khoa học và triển lãm công nghệ HSSV năm 2021.
Tuy nhiên, không phải HS nào cũng có khả năng chọn đúng "điểm rơi" nếu không có sự tư vấn, hỗ trợ từ phía thầy cô.
Buổi chào cờ đặc biệt
Đã thành thông lệ, ngày mồng Một Tết Nguyên đán hàng năm, HS lớp 12 Trường THPT Lý Sơn (Quảng Ngãi) có buổi chào cờ đặc biệt. 7 giờ sáng, sau nghi lễ chào cờ và hái lộc đầu năm tại sân trường hoặc hội trường, thầy cô giáo toàn trường "nhường" lại sân khấu cho Đoàn Thanh niên tổ chức giao lưu giữa HS khối 12 và những cựu HS đang là SV tại các trường ĐH, CĐ. Các em HS lớp 12 có thể hỏi anh chị khóa trước về bí quyết chọn ngành, trường...
Những băn khoăn như "em thích học công nghệ thông tin (CNTT) nhưng không rành máy tính, em không giỏi ngoại ngữ", hay "không khéo ăn khéo nói có đi theo nghề hướng dẫn viên du lịch được không", hay "sửa chữa ô tô nên học ĐH hay trường CĐ là đủ rồi"... đều được các anh chị SV giải đáp tận tình dựa trên những hiểu biết của bản thân. Thậm chí có những HS còn nhờ anh chị đi trước giải hộ bài toán so sánh mức học phí giữa một số trường có cùng ngành đào tạo... Những câu hỏi khó sẽ được các giáo viên trẻ của nhà trường hỗ trợ hoặc định hướng lại nếu thấy thông tin các bạn SV tư vấn không chuẩn.
Thầy Huỳnh Văn Long - Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn chia sẻ: Từ năm học lớp 10, nhà trường bắt đầu triển khai công tác hướng nghiệp cho HS. HS lớp 11 đã biết được một số nghề cơ bản cùng những yêu cầu, đặc thù của nghề. Trên cơ sở đó, HS sẽ hình thành được hứng thú nghề nghiệp và có sự hình dung nhất định về con đường phía trước của mình. Điều này phải được định hình từ năm học lớp 11 vì còn quyết định đến việc chọn các môn học theo tổ hợp môn xét tuyển của HS. Năm lớp 12, việc tư vấn hướng nghiệp sẽ theo hướng chuyên sâu hơn.
Cô Trần Thị Kim Vân - Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến (Đà Nẵng) cho rằng: Càng nhiều thông tin, HS càng dễ bị nhiễu và khó để có lựa chọn đúng. "Để xác định đúng sở thích của mình, chọn ngành nghề, trường học phù hợp, HS có thể thông qua 3 kênh: Các hoạt động, khuynh hướng hằng ngày của mình để luận giá về sở thích của bản thân. Cũng có thể tham gia các bài test để có một phần nào đó định hướng. Nhưng chúng ta phải xác định rõ là mình muốn cái gì và thích cái gì? Tham khảo ý kiến của người thân nhận xét về mình cũng là cách để xác định. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tự bản thân mỗi HS phải tự trả lời câu hỏi đó... HS phải tự vận động để xác định để không chọn nhầm tương lai", cô Kim Vân khuyến cáo.
Cần thông tin chính thống
Thầy Nguyễn Gia Đạo - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát (Quảng Nam) cho biết: Nhà trường tạo điều kiện cho các trường ĐH, CĐ tiếp cận với HS để cung cấp thông tin tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp. HS cũ của trường cũng là một kênh tham khảo của các em HS lớp 12 trong chọn ngành, nghề. Tuy nhiên, hàng năm, trường đều mời đại diện Phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Quảng Nam) đến trường để tư vấn hướng nghiệp cho HS. Đây được xem là kênh thông tin tin cậy về chất lượng đào tạo, đầu ra... của các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo nghề.
Trải nghiệm để hướng nghiệp cũng được nhiều trường THPT tổ chức để HS tự khám phá một số ngành nghề trước khi có quyết định cuối cùng. Các trường THPT có thể phối hợp với trường ĐH, CĐ, cơ sở đào tạo nghề tổ chức tour tham quan, trải nghiệm thực tế theo hình thức "một ngày làm sinh viên".
Trường THPT Lê Thế Hiếu (Cam Lộ - Quảng Trị) ngoài việc đẩy mạnh truyền thông về hướng nghiệp cho cả phụ huynh và HS, còn tổ chức cho HS khối 12 tham quan thực tế tại các trang trại trong vùng để xem hiệu quả cũng như mô hình sản xuất. "Chúng tôi muốn tự các em rút ra bài học: ĐH không phải con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Các em có thể làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình bằng tình yêu lao động, sự cần cù, sáng tạo" - thầy Thái Quốc Khánh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các trường THPT trong công tác tư vấn hướng nghiệp, không phải ở khâu tổ chức mà là tài liệu chưa được cập nhật thường xuyên. Thầy Phan Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) trao đổi: Những thông tin liên quan đến thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của một số ngành nghề...
Đoàn trường tự tìm kiếm để cung cấp cho HS tham khảo chứ chưa có nguồn tài liệu chính thống. Ngay như ở Đà Nẵng, số lượng HS phổ thông theo học ngành Sư phạm tiểu học và mầm non rất ít trong khi nhu cầu của địa phương lại lớn. Thế nhưng, thông tin này tuyên truyền đến HS và phụ huynh không nhiều. Có nhiều ý kiến cho rằng, để cho nội dung hướng nghiệp gắn liền với nhu cầu nhân lực của địa phương, sở GD&ĐT cần cung cấp cho các trường tài liệu có liên quan, ít nhất là đề án quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
HS hay phân vân mình nên theo học trường nào, nghề gì. Trật tự này nên thay đổi theo thứ tự: nghề - ngành - trường. Trước hết, các em phải xác định mình hợp với nghề gì, nếu đã xác định được sở thích và năng lực của mình rồi thì dễ, nhưng nếu các em còn phân vân có thể dùng các phần mềm trắc nghiệm để xác định. Trên cơ sở xác định được nghề gì phù hợp với bản thân, các em mới chọn ngành học nào để có thể làm được nghề đó rồi mới đến lựa chọn theo học trường nào, bậc học nào phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. - Thầy Huỳnh Văn Long
Những lý do ngớ ngẩn khiến chọn sai nghề Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc học sinh chọn sai nghề để rồi tiếc nuối. "Ngành hot" là một trong những lý do "đi sai đường" thường gặp của giới trẻ hiện nay. Các bạn trẻ không nên chọn ngành học theo cảm tính. Ảnh minh họa Những lý do chọn nghề sai rất... ngớ ngẩn Có...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
Pháp luật
23:54:10 15/05/2025
Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh
Thế giới
23:54:03 15/05/2025
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính
Phim việt
23:30:48 15/05/2025
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!
Nhạc việt
23:24:45 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
Sao việt
23:10:57 15/05/2025
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo
Sao châu á
23:04:07 15/05/2025
Vừa mở miệng bàn chuyện chia tài sản, bố chồng đã nổi nóng đập bàn, tuyên bố một câu sắc lạnh
Góc tâm tình
22:56:08 15/05/2025
Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối
Tin nổi bật
22:52:44 15/05/2025
Jennifer Lopez gặp sự cố trước Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ
Nhạc quốc tế
22:40:48 15/05/2025
Justin Bieber nợ quản lý cũ gần 230 tỉ đồng
Sao âu mỹ
22:34:03 15/05/2025