Khơi dậy văn hóa đọc của giới trẻ
Việc lạm dụng những công cụ tìm kiếm, thói quen chỉ đọc những tin tức gói gọn trong vài trăm ký tự trên mạng vô hình chung đang “bào mòn” dần văn hóa đọc của các bạn trẻ. Hệ lụy là nhiều người có thể “ngủ quên” trước kho kiến thức của nhân loại.
Người Việt trẻ thích đọc trên mạng để tiết kiệm thời gian
Tuấn Hà, sinh viên công nghệ thông tin ở Hà Nội chia sẻ: “Mình thích đọc online bởi thông tin rất nhanh và kịp thời. Mỗi khi cần thông tin, mình lại vào google tìm kiếm và có hàng trăm kết quả. Mình chỉ cần khoảng 30 phút để đọc được thông tin ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ học tập, tin tức, sức khỏe, an ninh, giáo dục; tiện lợi hơn nhiều so với đọc một quyến sách dày 10.000 trang nhưng kiến thức chỉ gón gọn trong khoảng 200 từ”.
Đồng ý với quan điểm của Tuấn Hà, Hoài Ánh – sinh viên Học viện Ngân Hàng cho hay: “Đã từ lâu, mình không có thói quen mua sách. Thay vì phải lên phố, có khi mất cả buổi mới mua được một quyển sách thì mình có thể ngồi nhà tìm trên mạng. Đây là hình thức tối ưu hóa thời gian của mình”.
Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng ghi nhớ tin tức, thông tin trên mạng, nhiều bạn trẻ lại ngập ngừng. Bởi họ thường chỉ đọc những tin tức gói gọn trong vài trăm ký tự, thiếu độ sâu về cảm xúc, nên những tri thức đó không thể ghi lại được trong não. Vì vậy, thông tin đó cũng không giúp được các bạn trẻ sáng tạo.
Video đang HOT
Theo Giáo sư GS Chu Hảo, suốt mấy chục năm nay, trong tất cả cấp học, từ phổ thông cho đến đại học, người ta chưa bao giờ nghĩ đến việc hướng dẫn cho học sinh có được một thói quen đọc sách, lựa chọn sách và cách đọc sách. Ba yếu tố đó – thói quen đọc, khả năng lựa chọn và cách đọc – hợp thành cốt lõi của cái mà chúng ta gọi là văn hóa đọc. Trong khi đó, ở các nước tiên tiến, người ta dạy trẻ em các điều này ngay từ khi các em còn nhỏ, cứ thế liên tục cho đến khi vào đại học.
Bên cạnh đó, thế hệ trẻ hiện nay bị văn hóa nghe nhìn lôi cuốn mạnh hơn là văn hóa đọc. Ai cũng biết văn hóa nghe nhìn nặng về tính thông tin và giải trí nhưng nhẹ về tính giáo dục và tri thức. Đối với một con người, sự học không chỉ dừng lại ở trường phổ thông, mà phần rất quan trọng là tự học, mà trong việc tự học thì đọc sách là quan trọng nhất. Vì vậy, Victo Hugo từng nói: “Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời” hay Mark Twain từng đúc rút rằng “Người không đọc không có ưu thế gì hơn người không biết đọc”.
Văn hóa đọc bắt đầu manh mún và những nỗ lực khơi dậy
Hiểu được vấn nạn thiếu văn hóa đọc trong cộng đồng mà nhiều quán café sách mọc lên như Tùng books, Lollybooks, Cafe AIM, Cafe sách Intello, hệ thống café sách của Phương Nam Book…
Đến đây, nhiều bạn trẻ có một không gian yên tĩnh để thưởng thức những quyến sách hay. Có thể nói, những quán café sách đã tạo ra một cộng đồng đọc sách, nhân rộng tình yêu sách đến giới trẻ. Tuy nhiên, những hình thức này còn manh mún và chưa phát triển thành trào lưu thu hút nhiều bạn trẻ, vốn bỏ ngỏ văn hóa đọc.
Vốn là người ham đọc sách, tìm tòi những tri thức mới và luôn đau đáu về văn hóa đọc của người Việt trẻ, ông Trương Gia Bình – Tổng giám đốc FPT vừa qua đã gửi tâm thư cho toàn bộ nhân viên của mình, kêu gọi Văn hóa đọc. Tâm thư có đoạn: “Nhìn lại con đường đã qua, tôi càng thấm thía học hành là điều quan trọng nhất của đời người, giáo dục và đào tạo là việc trọng đại nhất của mỗi tổ chức và của cả quốc gia, nhân loại… Các bạn đừng mất đi kỹ năng quý báu nhất của nhân loại – Đọc sách và đọc sách hàng ngày.” Ông Bình hy vọng, nỗ lực của mình sẽ khuyến khích từng người FPT tinh thần ham đọc sách, góp phần giúp văn hóa đọc của nhân viên FPT không bị mai một.
FPT quyên góp hàng vạn cuốn sách cho trẻ em nghèo.
Ngoài ra, nhằm nhân rộng văn hóa đọc khắp nơi, đặc biệt tại những vùng miền khó khăn trên cả nước, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện nhiều chương trình góp sách. Đơn cử, FPT trong năm 2013 sẽ thực hiện chương trình “Chung tay góp sách, chắp cánh ước mơ”, quyên góp và xây dựng 25 tủ sách, trao tặng 25.000 cuốn sách cho các trường học nghèo trên khắp tỉnh thành trong cả nước, với hy vọng mang trí thức đến trẻ em nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. FPT chia sẻ, chương trình sẽ thành công khi không chỉ 15.000 cán bộ nhân viên FPT tham gia đóng góp, mà qua chương trình tặng tủ sách này, dự án sẽ được nhân rông tới các trường đại học, nhà xuât bản và toàn xã hôi.
Theo dân trí
Facebook ra mắt công cụ quảng cáo "truy lùng" khách hàng giống nhau
Ngày hôm qua (20/3), Facebook đã công bố ra mắt tính năng "lookalike audiences" (tạm dịch: người dùng giống nhau), một lựa chọn quảng cáo mới cho phép các công ty quảng cáo tiếp cận với những người dùng có đặc điểm giống như khách hàng hiện thời của mình.
Theo trang công nghệ Cnet, công cụ tìm kiếm đối tượng quảng cáo, vốn được Facebook thử nghiệm với một vài công ty quảng cáo trong vài tuần vừa qua, đã đưa hệ thống lựa chọn đối tượng quảng cáo của mạng xã hội này lên một tầm cao mới. Các công ty quảng cáo giờ đã có thể lựa chọn ra các đối tượng quảng cáo một cách thông minh hơn trước.
Trước đây, trên Facebook, các mẫu quảng cáo được đưa tới tay các khách hàng mà một công ty đã có từ trước. "Với lookalike audience, Facebook có thể sử dụng sở thích hoặc đặc điểm nhân trắc học để đưa các mẫu quảng cáo đến với những người có đặc điểm giống như các khách hàng hiện tại của mình", theo một bài viết trên blog của công ty.
Theo mạng xã hội này, công cụ quảng cáo nói trên sẽ đến tay các công ty quảng cáo vào cuối tuần này.
Theo VnReview
Học bổng 300 tỷ đồng dành cho 10.000 nhà quản trị Dự án sẽ đào tạo 10.000 nhà quản trị trong vòng ba năm (2013 - 2015) với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới 300 tỷ đồng. Nhằm xây dựng thế hệ doanh nhân mới giàu bản lĩnh, trí tuệ, vững vàng trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tháng 03/2013, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - ĐH FPT cùng...