Khơi dậy tinh thần khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ
Khơi dậy trong thế hệ trẻ tinh thần khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc, biết nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh họa
Ngày 11/4, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020″.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đã có cuộc trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại về kết quả đạt được sau 5 năm triển khai Đề án; định hướng một số nhiệm vụ, giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn tới.
- Xin Thứ trưởng cho biết những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020″?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Sau 5 năm triển khai Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020″ (Gọi tắt là Đề án 1501) đã đạt được nhiều kết quả, trong đó có một số kết quả nổi bật.
Nhận thức về giá trị truyền thống văn hóa, về tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng của thanh thiếu nhi được cải thiện rõ rệt thông qua các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động Đoàn, Đội trong và ngoài nhà trường như:
hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và học tập được phát động rộng khắp trong toàn ngành giáo dục. Đã xuất hiện nhiều phong trào thi đua, nhiều tấm gương tiêu biểu về dạy tốt, học tốt trong toàn ngành, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong HSSV tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh trò chuyện cùng các tác giả “Tri thức trẻ vì giáo dục”
Ý thức trách nhiệm của thanh thiếu nhi với gia đình, với bản thân, với trường lớp được nâng lên thông qua việc hưởng ứng phong trào: xây dựng trường học an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Việc đổi mới hình thức chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, Đoàn ca, các hoạt động thi đua xây dựng trường sạch, lớp đẹp, thân thiện, văn minh; thanh thiếu nhi tích cực hơn khi tham gia học tập, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, yêu thương ông bà cha mẹ và tích cực phụ giúp gia đình việc nhà. Nhiều sinh viên đã tự giác kiếm việc làm thêm để đỡ gánh nặng về kinh tế cho gia đình… đó là những minh chứng rõ nét về nhận định vừa nêu đối với HSSV trong các nhà trường.
Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường xã hội đã được ngành Giáo dục và Trung ương Đoàn chủ động ký kết và quyết tâm cải thiện thông qua hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng CNTT. Hoạt động này đã từng bước đi vào chiều sâu, đã tác động mạnh mẽ, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của thanh thiếu nhi, của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Video đang HOT
Những kết quả đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HSSV; nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho thanh thiếu nhi góp phần làm thay đổi nhận thức của thanh thiếu nhi, trong học tập, rèn luyện. Đã có rất nhiều tấm gương thanh thiếu nhi, HSSV nghèo vượt khó, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, tấm gương HSSV sống đẹp, giúp bạn đến trường… tạo sự lan tỏa tốt trong cộng đồng xã hội.
Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động rất lớn đến nhận thức, thói quen, lối sống của thế hệ trẻ. Công tác giáo dục lý tưởng Cách mạng, đạo đức lối sống sẽ đổi mới thế nào về nội dung, phương pháp trong giai đoạn mới, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Thế hệ trẻ hiện nay bên cạnh những thuận lợi cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch sử dụng mọi âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng; nhiều thủ đoạn nhằm kích động, lợi dụng, lôi kéo thanh thiếu niên, HS vi phạm pháp luật. Cùng với đó, thông tin giả mạo, xuyên tạc, chưa được kiểm chứng xuất hiện trên mạng xã hội, sự du nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại nước ngoài… tác động xấu đến nhận thức, tư tưởng, đạo đức và lối sống của thế hệ trẻ, trong đó có HSSV.
Yêu cầu xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trong đó, công tác GD LTCM, ĐĐLS cho thế hệ trẻ, HSSV là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, trong đó giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu để triển khai thực hiện. Với chủ trương của toàn ngành Giáo dục chú trọng đào tạo những công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số để trở thành công dân toàn cầu thì việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục thế hệ trẻ về đạo đức, tri thức, đáp ứng nguồn nhân lực là việc làm cần thiết trong giai đoạn mới.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang chủ trì cùng Trung ương Đoàn, các Bộ, ngành Trung ương xây dựng Đề án Tăng cường giáo dục LTCM, ĐĐLS trong giai đoạn tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nội dung nói trên cũng được Ban soạn thảo rất quan tâm đề xuất, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công tác giáo dục LTCM, ĐĐLS và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ trên nền tảng công nghệ số.
Một trong những giải pháp quan trọng đó là phải xây dựng sản phẩm truyền thông hiện đại phục vụ công tác giáo dục LTCM, ĐĐLS cho thanh thiếu nhi trên mạng xã hội. Khuyến khích cán bộ, nhà giáo, HSSV xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về GD đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo.
Bên cạnh đó, phải ứng dụng mạnh mẽ các lợi thế, phần mềm, internet, mạng xã hội, thiết bị di động thông minh và xây dựng các sản phẩm truyền thông có nội dung tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc đảm bảo sinh động, hấp dẫn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và điều đặc biệt quan trọng đó là khơi dậy cho thế hệ trẻ, HSSV niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, xã hội tinh thần khát vọng, cống hiến, biết nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão.
Khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi ước mơ hoài bão của thế hệ trẻ
- Về việc triển khai Đề án trong giai đoạn tiếp theo, Thứ trưởng mong muốn, kỳ vọng gì trong việc xây dựng một thế hệ trẻ sống có lý tưởng, hoài bão, đam mê cống hiến?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Nghị quyết Đại hội Đảng XIII xác định: “…tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên…”. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đặc biệt quan tâm chỉ đạo toàn ngành tiếp tục phát huy phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” trong đó có nhiệm vụ đổi mới công tác giáo dục LTCM, ĐĐLS và đặt ra những yêu cầu cụ thể trong nhiệm vụ này.
Ngoài một số nhiệm vụ giải pháp mang tính “truyền thống” thì phải có nhiệm vụ mới, phù hợp với giai đoạn mới, phù hợp với tinh thần và chủ trương của văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong đó, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh, đề cao khơi dậy trong thế hệ trẻ, HSSV tinh thần khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc, biết nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão; tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, xã hội góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Để đạt được các yêu cầu trên, Bộ GD&ĐT mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với các bộ ngành, cơ quan trung ương và các địa phương. Sự chung tay vào cuộc của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và toàn xã hội sẽ giúp công tác giáo dục LTCM, ĐĐLS đạt nhiều kết quả tốt đẹp hơn trong giai đoạn mới.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Thực hiện Quyết định số 1501-QĐ/TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020″, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các bộ, ngành trung ương, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Với trách nhiệm là cơ quan thường trực của Đề án, Bộ GD&ĐT luôn chú trọng chỉ đạo công tác này, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cơ sở GD trong việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Trong 5 năm, Bộ GD&ĐT đã trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền 15 văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch phối hợp liên quan đến GDLTCM, ĐĐLS cho HSSV.
Hằng năm, Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của năm học và hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành GD, trong đó quy định rõ GDLTCM, ĐĐLS trong Tuần sinh hoạt công dân – HSSV ở phổ thông và các cơ sở đào tạo; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở GD triển khai thực hiện các văn bản về công tác GDLTCM, ĐĐLS.
Giáo dục đạo đức học sinh qua tuyên truyền sinh động biên giới, hải đảo
Thông qua các hoạt động tuyên truyền về biên giới, hải đảo, ngành Giáo dục tỉnh Kiên Giang có những giải pháp thiết thực để giáo dục lý tưởng Cách mạng, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước cho học sinh.
Hội nghị thông tin tuyên truyền biển đảo năm 2021 tại Trường THPT Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: CTV.
Đa dạng hoạt động giáo dục biên, đảo
Với đặc thù là tỉnh biên giới, có vùng biên rộng, nhiêu đảo, trong đó có nhiêu đảo tiên tiêu quan trọng của Tô quôc nên Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang xác định việc tuyên truyên giáo dục biên, đảo là một trong những nội dung trọng tâm của công tác tuyên truyên, giáo dục cho học sinh.
Thực hiện Quyêt định sô 1501 của Thủ tướng, Sở GD&ĐT Kiên Giang đã triên khai nhiêu nội dung, giải pháp hiệu quả, thiêt thực đê tuyên truyên giáo dục lý tưởng Cách mạng, đạo đức, lôi sông, lòng yêu nước cho học sinh. Trong đó, nổi bật nhất là giải pháp giáo dục lý tưởng Cách mạng, đạo đức, lôi sông, lòng yêu nước cho học sinh thông qua hoạt động tuyên truyên vê biên giới, hải đảo.
Qua đó ngành giáo dục học sinh vê vị trí, vai trò chiên lược biên, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quôc; Khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy sức mạnh tông hợp của toàn dân tộc; Tạo chuyên biên trong hành động, góp phân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triên kinh tê biên, gắn với bảo vệ chủ quyên biên, đảo thiêng liêng của Tô quôc.
Để duy trì và thực hiện tốt công tác này, những năm qua, Sở đã chỉ đạo các trường thường xuyên tô chức các hoạt động tuyên truyên, giáo dục thông qua các buôi chào cờ đâu tuân, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, chi đội, tô chức đô vui trong các hoạt động, sự kiện, phong trào của nhà trường.
Đặc biệt, Sở đã phôi hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải Quân tô chức các buôi sinh hoạt, tìm hiêu biên đảo cho học sinh một sô trường trong tỉnh và định kỳ phối hợp quân sự địa phương tô chức các buôi nói chuyện chuyên đê vê chiên lược quôc phòng an ninh, tình hình an ninh thê giới trên biên, tình hình Biên Đông tại các trường trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở cũng duy trì tổ chức hội thi vẽ tranh về biển, đảo quê hương cho học sinh tiểu học; hội thi tìm hiểu về biển, đảo quê hương cấp THCS, THPT; hội trại giao lưu giữa học sinh THPT với lực lượng vũ trang ở biên giới, hải đảo nhân ngày thành lập Bộ đội Biên phòng Việt Nam; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; tổ chức thi viết về biển, đảo Kiên Giang.
Giáo dục trực quan
Nhà giáo Nguyễn Xuân Thưởng, Hiệu trưởng Trường THPT Kiên Hải (huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang) cho biết: Xác định được tầm quan trọng trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo và lòng yêu nước cho học sinh, thông qua các tiết học địa lý, lịch sử..., giáo viên nhà trường đã lồng ghép chủ đề biển, đảo bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú theo từng chủ đề, chủ điểm, gắn với từng môn học, bài học.
Không chỉ trong các tiết học mà các hoạt động ngoại khóa cũng gắn với những nội dung này. Đặc biệt, nhà trường cũng mời các cán bộ Đồn Biên phòng Hòn Sơn trực tiếp nói chuyện về biển, đảo, minh họa qua các hình ảnh trực quan đã giúp cho học sinh có thêm kiến thức cơ bản, qua đó bồi đắp thêm tình yêu biển, đảo cho các em.
Ngoài ra, nhà trường còn thường xuyên tuyên truyên, giáo dục trong học sinh ý thức bảo vệ môi trường biên, tô chức các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, thu nhặt rác tại các bãi biên trên địa bàn huyện. Tổ chức tuyên truyền và vận động các em học sinh tham gia các cuộc thi viêt tìm hiêu vê biên, đảo Việt Nam do Sở tổ chức hằng năm.
Em Nguyễn Văn Thêm, học sinh lớp 11, Trường THPT Kiên Hải chia sẻ: Qua những bài học về Địa lý, Lịch sử địa phương, các thầy cô đã giúp cho em biết nhiều hơn về biển đảo ở địa phương em và biển đảo ở Việt Nam. Đồng thời qua những câu chuyện và các buổi giao lưu chia sẻ với các chú bộ đội biên phòng đã giúp em hiểu hơn về cuộc sống và nhiệm vụ giữ gìn biên giới biển của các chú bộ đội ở quê hương.
Hiện các trường học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã chủ động ký kêt nghĩa với các đơn vị hải quân, quân đội đóng quân trên địa bàn đê tăng cường tinh thân đoàn kêt, sự quan tâm chia sẻ những khó khăn của các chiên sĩ, bộ đội và phôi hợp trong công tác giáo dục lòng yêu thương quê hương, đât nước cho học sinh.
Định kỳ hằng năm Sở phôi hợp với Tỉnh đoàn, Quỹ học bông Vừ A Dính và Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" trao học bông cho các em học sinh đông bào dân tộc thiêu sô, con em của cán bộ, chiên sĩ Bộ đội Biên phòng đang công tác tại Kiên Giang... Qua 5 năm thực hiện tỉnh đã tô chức trao trên 1.100 suât, kinh phí trên 1 tỷ đông.
Thực hiện chương trình GDPT mới ở vùng cao: Phấn đấu đáp ứng nhu cầu tối thiểu Điện Biên Đông - huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên - nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế nên khi bước sang giai đoạn chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới cứ động đến đâu là ... thiếu đến đó. Ngành GD&ĐT các huyện vùng cao ở Điện Biên còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật...