Khối C không đơn giản là học thuộc
Nhiều bạn vẫn luôn cho rằng khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) là một khối chỉ cần học thuộc là có thể làm bài tốt. Thực tế không hẳn như vậy. Để học tốt khối C bạn cần có những gì.
1. Sự đam mê, yêu thích
Với bất kì môn học nào để học tốt trước hết cũng cần có sự đam mê, ham học hỏi. Bạn không thể tiếp thu kiến thức tốt khi cảm thấy không thích hoặc ức chế. Và đương nhiên là càng không muốn tự tìm tòi về chúng.
Sự đam mê càng cần hơn với các môn học khối C, vì học không chỉ bằng đầu óc mà bằng tất cả các giác quan, bằng cả tâm hồn.
Yêu thích sẽ làm cho bạn tò mò hơn với một bài văn, một câu chuyện lịch sử hay điều kiện tự nhiên của đất nước mình… Từ đó kiến thức được tiếp thu tự nhiên, không gò ép.
2. Sự chăm chỉ, cần cù
Đó luôn là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công, đạt được mục tiêu mình đề ra.
Khối C đòi hỏi kiến thức phải được tái hiện lặp đi lặp lại một cách thường xuyên và liên tục. Bởi giữa các bài, các môn đều có sự liên quan bổ trợ cho nhau, nhưng tuy nhiên lại đều là những kiến thức khá mới và khó.
Để làm bài tốt, nhớ kiến thức thì cũng như các khối khác bạn cần phải làm bài tập. Viết sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, hiểu vấn đề hơn và trình bày khoa học hơn. Không thể nhớ khi ngày nào cũng chỉ cầm cuốn sách và đọc như kiểu “thùng rỗng kêu to” được.
3. Cần có sự tư duy, logic
Lịch sử không chỉ là học thuộc mà còn cần hiểu bản chất của vấn đề, biết cách đánh giá phân tích mới có thể hiểu được bản chất và nhớ được lâu hơn.
Văn học không phải chỉ học thuộc cách phân tích của thầy cô, hay các bài văn mẫu là đạt điểm cao. Vì bạn không thể nào học hết được rất nhiều các bài văn cùng một lúc.
Phải biết cách phân tích, có kĩ năng và sự tinh tế. Gặp một dạng đề khó cần biết vận dụng từ những điều mình được học để trình bày theo cách của mình.
Video đang HOT
Địa lý làm sao có thể học thuộc được số liệu, kiến thức lại có nhiều bài tương tự dễ nhầm lẫn. Cần phải biết vận dụng vào thực tế, lấy chính những số liệu trong thực tế để suy luận vào bài làm.
Cũng có những công thức như Toán học trong phần biểu đồ, phải tư duy và suy nghĩ, đâu phải chỉ là học vẹt.
4. Cần có sự thông minh, nhanh nhạy
Một yếu tố quan trọng góp phần đạt kết quả cao trong học tập và nó cũng không nằm ngoài các môn của khối C.
Tuy nhiên nó không phải yếu tố quan trọng nhất, nhưng điều đó cũng chứng minh được rằng đâu phải chỉ có các khối A, B… mới cần sự thông minh.
5. Cần có người hướng dẫn
Nhiều bạn thì nói rằng khối C không cần phải đi học thêm, bởi đề và đáp án năm nào chẳng vậy. Nhưng bạn đã nhầm!
Cũng như bất kì môn học khác, cũng có rất nhiều kiến thức mới với các dạng bài tập mới. Đôi khi một câu hỏi đưa ra nhưng phải tổng hợp rất nhiều kiến thức ở nhiều bài, lật đi lật lại vấn đề mới thể làm được.
Thầy cô sẽ giúp định hình được hướng đi, vì không phải đơn giản là bê sách giáo khoa ra chép vào là xong.
6. Cần có phương pháp, kĩ năng.
Đối với từng môn phải có những phương pháp học khác nhau thì mới đạt được hiệu quả.
Biết lập kế hoạch cụ thể, tự tìm ra cách thức học cho phù hợp với chính mình.
Tất cả kĩ năng, điều kiện của các khối học khác cũng đều có trong khối C và cần được áp dụng. Không có một khối học nào là kém cỏi, là chỉ áp dụng mà không hiểu bản chất cả. Đâu chỉ là kế thừa mà chúng ta cũng cần khám phá và phát triển tất cả các kiến thức của từng môn, từng khối.
Như vậy, chắc hẳn các bạn đã có được câu trả lời cho riêng mình đối với câu hỏi: “Khối C có phải chỉ là học thuộc?”
Theo Giaoduc
Bí quyết ôn thi đại học khối C, D hiệu quả
Việc cố gắng nhồi nhét kiến thức trong thời gian ngắn sẽ không đạt hiệu quả cao mà thậm chí còn phản tác dụng.
Khối C: Không chỉ học thuộc lòng
Các bạn sỹ tử thường nghĩ ôn thi khối C là chỉ cần học thuộc. Đây là một sai lầm "chết người". Nếu chỉ học thuộc thì không thể nhớ lâu, dễ nhầm lẫn và rất tốn thời gian. Kiến thức khối C khá nặng nên cần có phương pháp phù hợp với từng người.
Người học không chỉ học thuộc những ý chính, những mốc thời gian, những số liệu hay sự kiện cụ thể mà còn biết liên hệ mở rộng để làm bài đạt hiệu quả tốt nhất.
Không nên cố nhồi nhét kiến thức và chỉ học thuộc. Ảnh minh họa: Internet.
Môn Sử: Trong giờ học, cần chú ý nghe giảng, cố gắng liên kết các bài học, dạng bài với nhau để tìm ra điểm giống và khác nhau. Đây là môn học được đánh giá là khó nhằn với khá nhiều bạn, nhưng nó sẽ thật đơn giản nếu ta có phương pháp học hiệu quả. Các bạn có thể phân theo các mốc thời gian cụ thể, sự kiện cụ thể hay những ý chính cần nắm chắc, đọc sách tham khảo, tập làm quen với các câu hỏi mang tính chất tổng hợp, ngoài ra có thể xem những tư liệu lịch sử, bằng chứng thật sẽ cụ thể và dễ nhớ hơn.
Không nên bỏ qua phần sử thế giới, vì đó là phần dễ học và dễ lấy điểm. Phần sử Việt Nam thì cố gắng học từng giai đoạn, chứ không nên nhồi nhét kiến thức.
Môn Văn: Cả thơ và văn xuôi, cần tìm ý chính xuyên suốt bài, không được quên nghệ thuật vì tuy nó là phần nhỏ nhưng rất quan trọng.
Hơn nữa, các bạn nên tham khảo những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống hay sách báo để lấy dẫn chứng sinh động nhất cho bài văn Nghị luận xã hội và phân tích tác phẩm văn học thêm sâu sắc. Liên hệ thực tế sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn.
Môn Địa lý: bạn nên nắm chắc các dạng biểu đồ, nhận xét cũng như giải thích biểu đồ, điều này không những giúp ta vừa ôn lại lý thuyết mà còn rèn luyện được cách phân tích sâu biểu đồ. Đặc biệt là việc phân tích các biểu đồ thường có motip gần giống nhau. Alat là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học Địa lý dễ nhớ hơn.
Khối D : Luyện đề để rèn kỹ năng
Tìm đề thi không khó, bạn có thể tìm trên internet, trên sách tham khảo hoặc xin đề của thầy cô, anh chị khóa trước... Luyện đề vừa giúp các sỹ tử vận dụng các kiến thức được học, nắm chắc và xử lý các dạng bài cũng tốt hơn, vừa giúp các bạn làm quen với tâm lý thi.
Phương pháp học Toán: Ngoài việc tự học và chủ động ôn luyện tại nhà, chúng ta nên tham gia học nhóm cùng nhau giải những đề hóc búa, việc trao đổi sẽ cho ta những kinh nghiệm giải bài nhanh và hiệu quả.
Học nhóm sẽ giúp ta học được nhiều hơn và nhanh hơn.
Một nhóm nên có 3 đến 4 người, không nhiều để dễ kiểm soát và tránh tranh luận nhiều mất thời gian. Nhóm sẽ học cùng nhau vào những ngày nghỉ hoặc học luôn trên lớp trong giờ ra chơi. Học nhóm sẽ giúp nhau được nhiều hơn và học cũng nhanh hơn. Một cái đầu không thể bằng nhiều cái đầu được phải không? Tuy nhiên, chúng ta không nên nói chuyện riêng quá nhiều trong những buổi học nhóm, sẽ mất thời gian cho việc giải đề.
Môn Văn: Văn khối D bao giờ đề thi ra sẽ dễ thở hơn khối C, nhưng không vì thế mà các bạn lơ là.
Môn Văn cần phải phân chia thời gian hợp lý, nghĩa là chia theo từng giai đoạn để học, tránh học tủ, cũng không nên học mỗi phần văn xuôi hay mỗi thơ. Lên mạng tìm hiểu đề thi của 2-3 năm trước để có thể giảm bớt thời gian ôn vào những bài đã thi rồi.
Bạn Việt Anh với điểm thi đại học 25,5, sinh viên năm nhất Học viện Báo Chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Mình thường học Văn vào buổi sáng sớm,theo mình đó là thời gian cảm thụ văn học tốt nhất ". Vì thế, các bạn cũng nên học văn vào những thời điểm bản thân dễ cảm thụ nhất, không nên cố học khi không hững thú.
Tiếng Anh: không chỉ là môn thi đại học mà còn là ngôn ngữ thông dụng, quan trong đối với nghề nghiệp sau này. Nắm chắc ngữ pháp là chìa khóa để làm bài tốt. Tiếp theo là trau dồi thêm từ vựng, học từ vựng theo câu, có nghĩa là gặp từ mới bạn hãy tưởng tượng ra một ngữ cảnh cụ thể và đặt câu, không nên học vẹt từng từ một. Thêm nữa, nghe nhạc và phim tiếng anh có phụ đề sẽ giúp bạn vừa rèn kĩ năng nghe, vừa học thêm từ mới lại có thể thư giãn nữa.
Ảnh minh họa : Internet
Đối với những bạn thi lại
Những bạn thi lại thì nên có cách ôn riêng. Tâm lý phải thoải mái, cần rút ra bài học từ năm vừa rồi, ví dụ như môn nào mình điểm thấp nhất thì chú trọng thời gian đầu tư hơn. Mình tự tạo tâm lý thoải mái cho mình, nghĩa là kết quả là thế nào cũng chấp nhận được.
Cuối cùng, lời khuyên cho tất cả các thí sinh là không nạp quá nhiều kiến thức trong giai đoạn nước rút. Do tâm lý thi cử nặng nề nên nhiều thí sinh đã gấp rút ôn tập ba môn thi một lúc. Lượng kiến thức khá lớn đã làm nhiều bạn rơi vào trạng thái stress và làm giảm hiệu quả ôn tập. Vì vậy để tránh tình trạng mệt mỏi, áp lực trước khi thi, các sĩ tử hãy chọn cho mình phương pháp học tập hiệu quả, phân bố thời gian hợp lý. Kết hợp học tập với giải trí và luyện tập thể thao để có thể trạng tốt nhất.
Theo TTVN
Khối thi tréo ngoe ngành học Rất nhiều trường ĐH, CĐ tuyển sinh ngành kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật, thiết kế công nghiệp mà không có môn năng khiếu. Thậm chí có trường còn tuyển cả khối C cho nhóm ngành này bên cạnh các khối A, A1, D1. Trường ĐH Nam Cần Thơ tuyển sinh ngành kiến trúc với hai khối thi A...