Khỏe đẹp với gừng vào mỗi sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng đôi khi bạn cảm thấy thật nhàm chán vì cứ lặp đi lặp lại vài món quen thuộc. Việc này sẽ được giải quyết nhờ có gừng.
Ảnh: Internet.
Gừng có thể được xem là siêu thực phẩm đa năng vì có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ điều trị buồn nôn đến giảm đau cơ và có thể dễ dàng thêm vào bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Dưới đây là 5 cách để dùng gừng vào bữa sáng của bạn.
Cách sử dụng gừng vào bữa sáng
1. Cà phê gừng
Ảnh: Internet.
Cà phê và gừng tạo ra một bộ đôi chống gốc tự do mạnh mẽ. Món cà phê gừng theo kiểu truyền thống Trung Đông này không chỉ làm tăng hương vị, thơm ngon mà còn có thể hỗ trợ tiêu hóa.
Thực hiện: Bạn chỉ cần thêm ít bột gừng vào tách/ly cà phê (tối đa 1 thìa cà phê/tách).
2. Trà gừng
Trà gừng là một loại thức uống phổ biến để làm nóng cơ thể vào mùa lạnh. Không chỉ ấm áp và thoải mái, trà gừng có thể giúp làm dịu cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, một tách trà vị cay cay vào buổi sáng sẽ đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm buồn nôn, say tàu xe hoặc ốm nghén.
Ảnh: Internet.
Thực hiện:
Video đang HOT
Bạn có thể dễ dàng tự pha trà gừng bằng cách nghiền hoặc giã nhuyễn gừng và ủ trong nước sôi 10 phút. Thêm đường cho dễ uống.Sử dụng trà gừng hòa tan được bán phổ biến trong các cửa hàng, siêu thị.
3. Mứt gừng
Bạn đã bao giờ quết thử một miếng mứt gừng lên trên miếng bánh mì nướng hay bánh quy chưa? Nếu chưa, hãy thử xem thế nào khi bạn cảm thấy không biết ăn gì vào buổi sáng nhé.
Ảnh: Internet.
Chuẩn bị:
1/2kg củ gừng1 chén đường trắng2 thìa súp nước cốt chanh
Thực hiện
Gọt vỏ, cắt gừng thành từng sợi nhỏ hoặc băm nhỏ.Cho gừng vào nồi cùng với đường và nước cốt chanh. Đun sôi hỗn hợp trong 10 phút hoặc cho đến khi gừng mềm và đường tan.Giảm nhiệt độ xuống thấp hoặc để lửa liu riu, đậy nắp nồi và đun sôi gừng trong khoảng 30 phút. Khuấy hỗn hợp mỗi 5 – 10 phút.Tắt bếp. Để nguội ở nhiệt độ phòng.Cho mứt vào hũ thủy tinh có nắp đậy và cất trong tủ lạnh dùng dần.
4. Sirô gừng
Bạn có thể rưới sirô gừng lên món bánh crepe, món nướng, yến mạch và bánh quế hoặc dùng làm thức uống.
Ảnh: Internet.
Chuẩn bị:
100g gừng gọt vỏ và thái lát mỏng1 chén đường1 chén nước
Thực hiện:
Đun sôi nhẹ các thành phần trên trong 30 phútLọc hỗn hợp qua rây hoặc lưới để sirô không bị lợn cợn xác gừng.
5. Thêm nước ép gừng vào sinh tố
Khi làm ly sinh tố cho buổi sáng, bạn hãy thử thêm một ít nước gừng vào. Ngoài ra, bạn có thể thêm nước gừng vào món xào và salad trộn.
Nước gừng mang lại những lợi ích sức khỏe, từ việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất đến chống lại vi khuẩn một cách tự nhiên. Gừng cũng đặc biệt tốt để điều trị đau nhức cơ thể, đau bụng kinh và đau nhức do tập thể dục.
Ảnh: Internet.
Một số lưu ý khi sử dụng gừng
Tác dụng phụ của củ gừngGừng được xem là an toàn với phần lớn mọi người nhưng đôi khi gừng có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ nóng, tiêu chảy, khó chịu dạ dày, kinh nguyệt ra nhiều hơn và kích ứng da (nếu bôi gừng lên da).Ngừng sử dụng gừng và đến bệnh viện ngay khi bạn hay bị bầm tím, xuất huyết hoặc xuất huyết không dừng và các dấu hiệu phản ứng dị ứng: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.Tránh sử dụng gừng cùng với thực phẩm chức năng thảo dược tác động đến cục máu đông. Những thảo dược này bao gồm bạch chỉ (đương quy), ớt chuông, đinh hương, đan sâm, tỏi, bạch quả, hạt dẻ ngựa, nhân sâm, cây dương, cỏ ba lá đỏ, cây cọ lùn, nghệ và cây liễu.Tránh sử dụng gừng cùng với thực phẩm chức năng làm hạ đường huyết như axit alpha-lipoic, chromium, cây móng quỷ, hạt methi, tỏi, hạt dẻ ngựa, nhân sâm, psyllium….Không dùng gừng cho trẻ dưới 2 tuổi.Không dùng gừng khi chưa được bác sĩ tư vấn đầy đủ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau đây: nifedipin; các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu như aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen, heparin, warfarin, thuốc đái tháo đường, thuốc huyết áp…Nếu bị sỏi mật, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng, vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.
Ảnh: Internet.
2. Liều dùng
Trẻ em từ 2 – 6 tuổi không nên tiêu thụ quá 2mg củ gừng mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng này có thể thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho con ăn gừng.Người lớn không nên ăn quá 4g mỗi ngày, theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ.
Đại học Michigan, Mỹ cho biết trong thời gian mang thai, phụ nữ không nên dùng quá 1g gừng mỗi ngày. Vì vậy, muốn dùng gừng để giảm buồn nôn, thai phụ nên dùng 250mg gừng, tối đa 4 lần/ ngày.
Vi Cao
Theo healthline.com
Những tác dụng chữa bệnh 'thần kỳ' từ củ gừng
Gừng chứa nhiều thành phần có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, cảm lạnh... Gừng còn giúp chữa đau lưng, đau vai, đau đầu, làm hạ huyết áp, chống ung thư cực tốt.
Ảnh minh hoạ: Internet
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn. Ảnh minh hoạ: Internet
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả. Ảnh minh hoạ: Internet
Đau lưng và đau vai: khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
Trị giun kim: trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1 - 2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.
Trị hôi chân: cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
Cao huyết áp: khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.
Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở. Ảnh minh hoạ: Internet
Ngộ độc thực phẩm:Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Viêm nha chu: thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần.
Phòng ngừa và trị sâu răng: mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.
Những lưu ý khi dùng gừng
Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
HOÀ THUẬN
Theo Tiền Phong
Hãy uống trà hàng ngày vì những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe Nếu bạn bị mụn trứng cá, hãy uống ít nhất một cốc trà xanh mỗi ngày. Trong khi đó, trà gừng sẽ làm dịu cơn đau đầu, trà quế có tác dụng giảm viêm họng. Phương Mai Nguồn: Health