Khóc, cười tràn ngập lễ chào cờ: Đâu là mặt trái?

Theo dõi VGT trên

Nhiều chuyên đề giáo dục đạo đức, kỹ năng sống thông qua bài nói chuyện của diễn giả thường là phải gây cười hoặc làm học sinh khóc nghẹn ngào. Hoạt động này đang phổ biến ở nhiều trường học với sự háo hức của nhà trường, phụ huynh nhưng ít ai nhìn thấy mặt trái.

Khóc, cười tràn ngập lễ chào cờ: Đâu là mặt trái? - Hình 1

Những buổi nói chuyện chuyên đề gây “khóc cười” đang được đưa vào rất nhiều trường học (Ảnh minh họa)

Hiện nay, các trường học thường tổ chức các chuyên đề về giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh thông qua bài nói chuyện của diễn giả. Buổi nói chuyện này thường được các trường tận dụng tổ chức vào giờ chào cờ như một sinh hoạt chuyên đề. Nên giờ có thể dễ dàng gặp những buổi chào cờ tràn ngập nụ cười hoặc nước mắt.

Khóc, cười tràn ngập lễ chào cờ: Đâu là mặt trái? - Hình 2

Chuyên đề chống bạo lực học đường được một trường THCS ở TPHCM đưa vào với những , thông tin bổ ích

Thế rồi, buổi sinh hoạt dưới cờ được dẫn dắt bởi các diễn giả. Và xu hướng “ăn khách” của nhiều báo cáo viên là họ phải có khả năng hài hước làm học sinh cười hoặc trạng thái ngược lại là lấy được nước mắt của các em. Rất nhiều bài nói chuyện với các nội dung “đánh vào cảm xúc” như kể ra tội lỗi của học sinh, kể công ơn trời biển của phụ huynh, thầy cô… được các diễn giả khai thác một cách triệt để.

Lấy nước mắt học sinh không phải dễ

Hiện đang có nhiều ý phản hồi trái chiều về những buổi nói chuyện “khóc cười” dưới sân trường. Trong đó, nhiều người ủng hộ vì đến người lớn mới nghe còn thấy mê mẩn, thấy như được “khai sáng”. Nhiều ý kiến bày tỏ, trước tình trạng một bộ phận học trò vô cảm, thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh, thiếu lý tưởng sống như hiện nay thì việc dạy đạo đức bằng những bài báo cáo, diễn thuyết “lay động tâm can” như vậy là rất cần thiết.

Thường các diễn giả sẽ khai thác các lỗi lầm, về sự bất hiếu, việc coi mình là “cái rốn vũ trụ”, sống ích kỷ của học sinh. Qua những câu chuyện, câu nói và thông điệp của người dẫn dắt, các em ít nhiều thấy hình ảnh của mình trong đó. Và khi được khơi gợi thì các em bày tỏ cảm xúc bằng cười hoặc khóc. Đó là cơ hội để các em đánh thức bản thân, nhìn lại chính mình.

Video đang HOT

Ở góc độ trường học, bố mẹ, thấy con khóc hoặc cười với họ đã là một thành tích. Họ nhen nhóm niềm tin, qua nụ cười hoặc nước mắt, các em sẽ biết sai mà sửa. Và diễn giả, để lấy được nước mắt hay nụ cười học trò không phải là chuyện dễ – điều mà bố mẹ và giáo viên có khi đầu hàng – nên xu hướng “nói chuyện khóc cười” lại càng được ưa chuộng.

Trẻ bị chi phối về cảm xúc

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng những buổi nói chuyện “khóc cười” không gây “ngộ độc” cho học sinh thì rất nhiều người lại thấy “ớn” với cách thức này.

Chị Trần Thị Dung, phụ huynh có con học THCS ở TPHCM , chị hoảng hồn khi được đến dự một chuyên đề dành cho học sinh toàn trường mà diễn giải nói xong là các con… đau khổ, xấu hổ, nước mắt nghẹn ngào về lỗi lầm của mình. Dù bản thân chị cũng muốn dạy con nghe lời nhưng không muốn con mang cảm giác tội lỗi vì những lỗi lầm của mình hay phải mang ơn bố mẹ, thầy cô mà “đến khi họ chết, các em đã làm được gì trả ơn họ?”.

Chị cho rằng, những bài nói chuyện khai thác lỗi lầm và cảm xúc đang gây tổn thương trẻ, làm các em mất đi lòng tự tôn, lúc nào cũng mang cảm giác hối hận, tội lỗi.

“Quá tội nghiệp các con, tôi không muốn con mình bị chi phối về cảm xúc và hiệu ứng đám đông. Ở nhà, bên ngoài tôi có thể tránh không cho con tham gia các chương trình này nhưng ở trường thì rất khó”, chị bày tỏ băn khoăn.

Khóc, cười tràn ngập lễ chào cờ: Đâu là mặt trái? - Hình 3

Một trong những yếu tố quan trọng của giáo dục là khơi gợi sự tin tin, tự tôn ở học trò (ảnh minh họa)

Một chuyên gia tâm lý phân tích, quy kết tội lỗi của học trò là điều hết sức nguy hiểm. Vị thành niên là giai đoạn tuyệt vời nhất để mỗi con người hình thành bản sắc cá nhân. Nhưng chính ở tuổi này, người lớn thường tìm đủ cách, có thể là cố ý hoặc vô ý để tiến trình cá nhân hóa diễn ra yếu ớt và không thành công.

Chuyên gia này cũng nêu ý kiến, những bài nói chuyện này không gây “ngộ độc” cho ai nếu người nghe có khả năng tự bảo vệ và có quyền phản biện. Nhưng ở đây là học sinh ở vị trí bị động, lại trong bối cảnh là người phải ngồi nghe. Vì thế bà cho rằng, nhà trường và phụ huynh cần tỉnh táo, trong giáo dục không có gì dễ dàng và không có gì thay đổi ngay.

Chưa kể, khi kỳ vọng quá lớn vào các diễn giả, phía nhà trường và gia đình có thể bỏ quên vai trò của mình. Cô Trần Thanh Hồng, một giáo viên tư vấn tâm lý cho biết, khi “vạch” ra những sai lầm của các em như chuyện yêu đương, phá thai, bỏ nhà đi bụi…, chúng ta mong chờ các em hối hận, dằn vặt, sửa chữa sau một bài nói chuyện. Thế còn vai trò, trách nhiệm của bố mẹ, của thầy cô, nhà trường ở đâu trong lỗi lầm của các em? Họ đã và sẽ làm gì trong việc gắn kết, tương tác, giáo dục giới tính, cùng đồng hành? Đó là một quá trình dài mà không ai thay thế được vai trò bố mẹ, thầy cô.

“Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề người nói, kẻ khóc ấy thì học trò vẫn vậy. Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Qua công tác chủ nghiệm, tôi thấy rằng đưa hành vi tích cực để giáo dục thì học sinh tiến bộ hơn, còn không thì chỉ sướng… miệng người nói”, - Thầy Đậu Đình Sanh, một giáo viên bậc THPT

“Có một thời gian mình cũng hào hứng với cách dạy kỹ năng sống bằng khai thác nước mắt học trò kiểu này, nhưng rồi nghiệm lại, thấy các bạn nhỏ nghe xong khóc đó rồi cũng vậy. Dạy đạo đức, kỹ năng phải là cả quá trình rèn luyện chứ không phải là những giọt nước mắt tức thời dưới sân trường là đã hoàn thành nhiệm vụ” - Chị Thanh Trang, phụ huynh Trường THCS Lê Quý Đôn, TPHCM

Theo Dân Trí

Bạo lực học đường khiến học sinh, sinh viên bị sang chấn tâm lý nguy hiểm

Nghiên cứu cho thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên đã có những sang chấn tâm lý nguy hiểm sau khi bị bạo lực học đường.

Bạo lực học đường khiến học sinh, sinh viên bị sang chấn tâm lý nguy hiểm - Hình 1

ảnh minh họa

Suy nghĩ tiêu cực và trầm cảm

Nhận thấy ở môi trường bạo lực và chọc ghẹo phổ biến, học sinh giảm hứng thú với các hoạt động tập thể, hiệu quả học tập thấp, hai giảng viên Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Hoàng Anh Vũ (ĐH Hoa Sen TP.HCM) đã khảo sát ngẫu nhiên 256 sinh viên các trường ĐH tại TP.HCM về trải nghiệm bạo lực học đường. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã sàng lọc được 46 trường hợp trả lời rằng mình có những sang chấn tâm lý.

Hầu hết các hình thức bạo lực học đường mà các nạn nhân phải chịu đựng là bị đánh, tát; bị trêu chọc dưới hình thức xô đẩy, ngáng chân; bị đe dọa; bị bịa chuyện nói xấu và tạo tin đồn; bị dè bỉu, bình phẩm ác ý về giới, ngoại hình; bị cô lập...

Nghiên cứu cho thấy, tần suất bạo lực học đường ở nhóm có sang chấn cao hơn nhóm không có sang chấn. Sinh viên là nạn nhân của bạo lực học đường có nguy cơ cao mắc phải lo âu, trầm cảm, các vấn đề về sức khỏe và khả năng thích nghi xã hội. Nghiêm trọng hơn, những vấn đề này kéo dài cho đến khi nạn nhân trưởng thành. Hầu hết các đối tượng ở nhóm có sang chấn khi mô tả lại đều có những biểu hiện của các rối loạn như trầm cảm, stress và nữ sinh bị tổn thương nặng hơn nam sinh.

Bạn H.T.T (ĐH Sư phạm TP.HCM) mô tả: "Khi sự kiện cứ mãi quẩn quanh trong đầu thì không thể tập trung vào việc khác. Lúc bạn vui thì không có gì xảy ra, những lúc buồn, bỗng dưng mọi chuyện lại ùa về. Đêm xuống có lúc không ngủ được vì phải suy nghĩ chuyện gì đã xảy ra".

Bạn N. (ĐH Khoa học tự nhiên) cho biết, hậu quả của bạo lực học đường là "rất nặng nề, trở nên đa nghi, thù ghét cuộc đời và tất cả mọi người, có ham muốn trả thù hoặc trở nên bi quan tự trách mình, tệ hơn là có ý định tự tử".

Bạn T.T.L. (ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết: "Tôi bây giờ căm ghét sự xấu xa bên trong mỗi con người, tôi không mở lòng với ai, không bạn bè, xa lánh mọi người xung quanh. Tôi nghĩ một mình là đủ rồi, nghĩ đến ai cũng có mặt xấu xa chưa được thể hiện ra, tôi lại thấy kinh tởm và không muốn tiếp xúc với họ. Tôi tự hỏi liệu tôi có tự sát ngay và luôn không..."

Nghiên cứu cũng nhận ra rằng, khi nạn nhân có những sang chấn tâm lý, họ cũng có thể là một nguồn để khởi phát bạo lực học đường. Những học sinh trải qua sang chấn của bạo lực học đường, trong một số tình huống, họ sẽ chọn giải pháp đối đầu lại hoặc dùng bạo lực trả đũa. Lúc này, vai trò của tư vấn tâm lý học đường, của giáo viên và phụ huynh là rất quan trọng.

Phụ huynh muốn gì từ tư vấn học đường?

TS Nguyễn Thị Hằng Phương (Khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng) cho biết, đã có rất nhiều nghiên cứu về tham vấn học đường với học sinh, nhưng chưa có nghiên cứu nào từ góc độ phụ huynh hiểu gì, cần gì với tham vấn học đường trong khi để hoạt động tham vấn học đường hiệu quả, nhất định cần có sự hợp tác thống nhất giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và đặc biệt là phụ huynh.

Nghiên cứu ngẫu nhiên trên 405 phụ huynh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, TS Nguyễn Thị Hằng Phương nhận thấy, 56,41% phụ huynh cho rằng trẻ có nguy cơ bị bạo hành nhưng có đến 35,9% phụ huynh thấy không đáng lo ngại, có người : "Con nhà tôi không đánh ai bao giờ nên tôi nghĩ cháu sẽ không gây gổ với người khác, nên tôi không lo chuyện bạo lực".

Tuy nhiên, có hơn 50% phụ huynh nhận định đúng về những vấn đề học sinh phải đương đầu như vấn đề học tập, tâm lý, về các mối quan hệ, bị đánh giá thấp, bị trêu chọc... Khảo sát về mong đợi của phụ huynh đối với nhân viên tư vấn tâm lý học đường cho thấy, phụ huynh cần nhà tâm lý học đường hỗ trợ cho con cái ở trường, đồng thời họ cần được tư vấn về những vấn đề của con như tìm hiểu tâm lý từng lứa tuổi, muốn biết cách tương tác với con như thế nào cho hiệu quả hoặc có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với con.

TS Nguyễn Thị Hằng Phương nhận định, phụ huynh mong đợi chuyên viên tư vấn học đường là người có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, tổ chức được các buổi trò chuyện, cho cả học sinh và phụ huynh nhằm mục đích họ hiểu con hơn để giáo dục con tốt hơn. Vì thế, việc có một phòng tham vấn tốt, có chuyên viên tâm lý học đường là vô cùng cần thiết trong các trường học.

Theo Infonet.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương NhiBạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương Nhi
06:05:54 19/01/2025
Bắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà NộiBắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà Nội
07:05:31 19/01/2025
Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"
08:27:10 19/01/2025
"Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông""Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông"
08:46:15 19/01/2025
Sao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻSao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ
09:13:38 19/01/2025
Phim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mêPhim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mê
05:59:40 19/01/2025
Bức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xemBức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xem
06:03:22 19/01/2025
Phát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương NhiPhát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương Nhi
08:39:31 19/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ truyện tranh yêu thích của Xuân Son

Bộ truyện tranh yêu thích của Xuân Son

Sao thể thao

11:19:05 19/01/2025
Theo chia sẻ từ vợ cầu thủ Xuân Son, anh có sở thích đọc truyện tranh. Xuân Son đặc biệt say mê bộ truyện Naruto của Nhật Bản.
Sắc màu từ lễ hội Mahakumbh Mela

Sắc màu từ lễ hội Mahakumbh Mela

Du lịch

11:16:44 19/01/2025
Kéo dài trong 45 ngày, lễ hội Mahakumbh Mela lớn nhất hành tinh đang diễn ra tại Ấn Độ với sự tham gia của khoảng 450 triệu tín đồ đạo Hindu trong và ngoài nước.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/01: Cự Giải khó khăn, Bảo Bình nóng vội

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/01: Cự Giải khó khăn, Bảo Bình nóng vội

Trắc nghiệm

11:02:35 19/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 19/01 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải cần kiên trì hơn, Bảo Bình hãy xác định rõ các mục tiêu.
Điều tra khẩn nam diễn viên nổi tiếng ngược đãi người mẹ bị lẫn, chiếm đoạt lương hưu của bà

Điều tra khẩn nam diễn viên nổi tiếng ngược đãi người mẹ bị lẫn, chiếm đoạt lương hưu của bà

Sao châu á

11:00:42 19/01/2025
Trưa 18/1, tờ Sports Chosun đưa tin, nam diễn viên nổi tiếng họ Park đã bị cảnh sát điều tra với nghi vấn ngược đãi mẹ già, khiến dư luận Hàn Quốc phẫn nộ.
Steam công bố thống kê gây sốc, 80% tựa game không có người chơi

Steam công bố thống kê gây sốc, 80% tựa game không có người chơi

Mọt game

10:59:55 19/01/2025
Thống kê từ phía Steam khiến không ít game thủ phải ngỡ ngàng. Steam vẫn luôn được biết tới như một trong những nền tảng chơi game trực tuyến hàng đầu thế giới.
Hơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú Xuyên

Hơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú Xuyên

Pháp luật

10:58:57 19/01/2025
Vụ án 4 người trong một gia đình tử vong bất thường ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang gây rúng động dư luận. Cơ quan công an đã bắt được nghi phạm Vũ Văn Vương là thành viên trong gia đình này.
Trổ tài đầu bếp làm món 'xe tăng lội nước' sống vùng biển sâu

Trổ tài đầu bếp làm món 'xe tăng lội nước' sống vùng biển sâu

Ẩm thực

10:56:36 19/01/2025
Sau đây là một số công thức món ăn từ bọ biển để mọi người có thể trổ tài đầu bếp dịp cuối tuần, chiêu đãi người thân, bạn bè.
Thủ tướng Thái Lan nhận tin nhắn thoại lừa đảo giả giọng một lãnh đạo nước khác

Thủ tướng Thái Lan nhận tin nhắn thoại lừa đảo giả giọng một lãnh đạo nước khác

Thế giới

10:55:28 19/01/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra không tiết lộ AI giả giọng ai trong cuộc gọi lừa đảo, nhưng cho hay bà đã nhận được một tin nhắn bằng giọng nói giống hệt một nhà lãnh đạo nổi tiếng, theo CNN ngày 16.1.
Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóng

Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóng

Sáng tạo

09:13:54 19/01/2025
Nhà vệ sinh là một khu vực cần dọn dẹp sâu và mất nhiều thời gian nhất. Để tiết kiệm công sức và tiền bạc, bạn có thể áp dụng mẹo vệ sinh nhà tắm, bồn cầu dưới đây, chỉ trong 5 phút, nhà vệ sinh sạch sẽ, thơm tho.
Không nhận ra sao nam Vbiz, ngoại hình gầy trơ xương, mặt hóp đến mức đáng báo động

Không nhận ra sao nam Vbiz, ngoại hình gầy trơ xương, mặt hóp đến mức đáng báo động

Sao việt

09:09:20 19/01/2025
Đôi chân khẳng khiu, tay thon gầy và gương mặt hóp lại khiến khán giả không khỏi lo lắng cho sức khỏe của nam ca sĩ.
Hai nam sinh bỗng ôm chặt lấy nhau trên bục giảng, biết lý do dân mạng chỉ biết khen: Giáo viên quá cao tay!

Hai nam sinh bỗng ôm chặt lấy nhau trên bục giảng, biết lý do dân mạng chỉ biết khen: Giáo viên quá cao tay!

Netizen

08:28:45 19/01/2025
Giáo viên trên lớp đôi khi không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn phải đảm nhiệm vai trò người phán xử để giải quyết những mâu thuẫn giữa các học sinh.