Khoảnh khắc lần đầu bế con ai cũng từng trải qua
Với mỗi gia đình, điều hạnh phúc và thiêng liêng nhất là chào đón những đứa trẻ chào đời. Mới đây, một video ghi lại cảnh ông bố đang bế con gái vừa sinh khiến cư dân mạng bật cười vì quá đáng yêu.
Người bố căng thẳng khi lần đầu bế con. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trong video, bố đang bế con một cách đầy căng thẳng, thậm chí nhìn vào mặt, nhiều người còn đùa rằng chắc là đến thở cũng chả dám. Trong khi đó, xung quanh là ông bà ngoại, cậu đang chìn chằm chằm. Dường như họ chỉ sợ ông bố lần đầu bế con lóng ngóng, nhỡ nhàng có sự cố gì thì chẳng biết làm sao.
Cả gia đình hồi hộp khi lần đầu bế con. (Video: TikTok B.N)
Trong không khí căng thẳng, ông ngoại lúc nào cũng nhìn vào cháu với ánh mắt âu yếm và háo hức. Chắc hẳn, ông đang hồi hộp chờ hết phiên bố để tới lượt mình.
Cậu và bà ngoại cũng hồi hộp không kém. (Ảnh: Chụp màn hình)
Đây là khoảnh khắc quen thuộc của nhiều gia đình. Chính vì vậy, khi xem video cư dân mạng đã dành lời khen cho ông bố can đảm đồng thời cà khịa: “Bố liệu mà bế cho khéo vào, sơ sẩy là tới công chuyện liền nha.”
“Nhà mình hồi đầu cũng thế, sinh con ra ông bố sợ đến nỗi không dám bế vì sợ làm rơi con, con nhỏ quá ấy mà.”
“Đấy có bao nhiêu vệ sĩ đứng quanh, cái này sơ sẩy cái là bố tha hồ mà hứng nè, tới công chuyện luôn đó nha.”
“Ở cữ mà được về nhà mẹ đẻ là nhất nhé. Hồi đó mình về ở cữ, ông ngoại đi làm sớm nhưng phải qua chào cháu cái, đi làm về là phải vào ngó cháu cái, cưng lắm.”
“Hồi xưa con một tháng rồi mà chồng còn chưa dám bế, lúc nào cũng bảo nó bé thế lỡ nó rơi thì làm sao, vừa thương vừa cười với ổng.”
Cộng đồng mạng bật cười thích thú trước khoảnh khắc đáng yêu. (Ảnh: Chụp màn hình)
Còn rất nhiều lần đầu khác là những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời con khiến bố mẹ hồi hộp, lo lắng. Chẳng hạn như trường hợp dưới đây, ông bố không ngừng khóc trong ngày đầu đưa con gái tới lớp. Theo bà mẹ kể lại, người bố nhất quyết giành bằng được việc đưa cô công chúa nhỏ đến trường.
Tuy nhiên điều đáng nói, khi đi chợ về cô thấy ông chồng đang ngồi khóc thút thít. Chị vợ chia sẻ: “Ông khóc theo con gái từ trường về đến nhà. Về nhà soi cam nhìn con gái khóc ở nhà trẻ ông ấy lại khóc tiếp ạ. Em muốn cạn lời phải đến nhà trẻ xin cô giáo cho em bế con về để hai bố con đoàn tụ. Mai còn chưa biết như nào đây, ai có cách gì xin chỉ giáo em với.”
Bố khóc nức nở khi con đi học ngày đầu tiên. (Ảnh: FB K.S.C)
Đối với bố mẹ, con cái là món quà quý giá nên chẳng quá ngạc nhiên khi họ luôn lo lắng, hồi hộp. Còn bạn nghĩ gì về khoảnh khắc đáng yêu khi cả nhà bế con nhỏ mới sinh, hãy chia sẻ ý kiến của mình ngay nhé.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.
Câu chuyện đi làm căn cước công dân của cặp vợ chồng Quảng Ninh bên nhau 61 năm, U90 nhưng luôn đồng hành, sáng sớm dắt tay nhau đi chợ dù cách nhà chỉ 500m
Sự hạnh phúc ở độ tuổi "xưa nay hiếm" của hai ông bà khiến cho nhiều người dân trong vùng cũng phải xuýt xoa và tấm tắc khen ngợi!
Trong cuộc sống, những câu chuyện tình yêu của thế hệ đi trước đôi lúc góp phần khiến cho con cháu, những anh em bà con xung quanh cảm thấy thêm niềm tin vào hôn nhân hạnh phúc. Những người già đã có hơn nửa thế kỷ bên nhau luôn thể hiện cách sống mà người sau có thể nhìn vào học hỏi.
Đặng Đoàn Sang là một cậu cháu ngoại đã chia sẻ những tấm ảnh về ông bà khi đi làm căn cước công dân trên mạng xã hội. Sự thắm thiết và tình yêu thương thể hiện trong các tấm hình của hai ông bà đã khiến bài đăng gây chú ý lớn. Sang cũng kể thêm về chuyện tình yêu, hôn nhân của ông bà ngoại U90 của mình.
Ông ngoại Sang tên Xuân Trường, sinh năm 1938. Bà ngoại cậu là Tâm, ít hơn ông 3 tuổi. Hiện tại, hai ông bà sinh sống ở Uông Bí (Quảng Ninh).
Hồi còn trẻ, ông ngoại tôi là một công nhân nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Bà làm nông nghiệp. Ông bà cưới nhau năm 1960 theo một phong cách khá "hợp thời đại" ngày đó.
Số là hai ông bà ở nhà gần nhau, biết nhau từ khi còn nhỏ. Sau này lớn lên, ông có vẻ ưng bà nên bảo mẹ sang hỏi cưới bà cho công. Có lẽ vì hồi ấy ông cao to đẹp trai, lại cũng có thể vì hai bên gần nhà nhau, đi làm dâu chẳng phải di chuyển xa xôi nên bà đồng ý luôn.
Những năm ấy, cứ cưới nhau về đã rồi tình cảm bồi đắp dần. Lần nào nói về tình yêu để tiến đến hôn nhân, ông bà đều nói rằng hồi đó khác lắm, không phải yêu đương và cũng chẳng giống bây giờ.
Đám cưới tổ chức năm 1960 rất đơn giản và giản dị đến mức không tưởng bởi lúc ấy còn chiến tranh, gia đình hai bên cũng chẳng lấy gì làm khá giả. Hôn lễ ấy không có tiệc mặn. Bố của ông ngoại còn đi chiến trường miền Nam nên đám cưới chỉ có gia đình nhà bà ngoại. Đó là một buổi lễ rất nhỏ gồm hoa quả, bánh kẹo. Xong xuôi, hai ông bà về sống với nhau.
Sau khi về chung một nhà, ông đi bộ đội, tham gia kháng chiến. Bà một mình ở lại quê nhà. Sau này, bà sinh ra hai đứa con, bà lại càng vất vả hơn. Ngày ấy, bà làm ở hợp tác xã nông nghiệp, vô cùng tần tảo và thu vén để cuộc sống đỡ hơn.
Lúc ấy, năm 1960 cưới nhau nhưng vì hoàn cảnh nên phải đến năm 1963, ông bà mới có một tấm ảnh đầu tiên chụp chung với nhau.
Ảnh chụp hai ông bà cách đây gần 60 năm.
Trong tấm hình ấy, ông mặc đồ bộ đội. Bà còn trẻ măng tóc thắt bím hai bên. Cặp vợ chồng trẻ nhìn vào ống kính, nghiêm nghị rồi chụp một tấm hình. Từ đó đến nay, nó vẫn được giữ gìn vô cùng cẩn thận và được coi như tài sản quý giá, chứng nhân cho cuộc hôn nhân kéo dài hơn nửa thế kỷ của ông bà.
Ông bà có với nhau 6 người con. Ông đi kháng chiến đến năm 1968 thì quay về và làm công nhân ở nhà máy nhiệt điện. Chồng quay về, bà cũng đỡ vất vả hơn. Hai vợ chồng cùng nhau làm lụng, nuôi nấng 6 người con khôn lớn nên người.
Từ chỗ họ chỉ "ưng" nhau rồi kết hôn, những năm tháng khó khăn, những lần đồng hành qua vất vả cuộc sống đã khiến cho ông bà ngày càng thấu hiểu cho nhau và yêu nhau hơn.
Ông bà chụp ảnh cùng 6 người con vào năm 1984.
Bằng tôn vinh cuộc hôn nhân kéo dài hơn 6 thập kỷ của ông bà.
Đến hiện tại, đã 61 năm trôi qua, cuộc hôn nhân của ông bà vẫn luôn bền chặt. Đôi lúc, ông bà cãi vặt chí chóe như trẻ con nhưng đó có lẽ là một thứ "gia vị" khiến cuộc sống hôn nhân của ông bà trở nên thú vị hơn, nhiều màu sắc hơn.
Bây giờ, chỉ cần ông đi đâu hay bà ốm phải nằm viện là người còn lại lo lắng, không thể ngủ được. Có lần, ông xa bà một ngày mà phải ngậm ngùi tâm sự: " Tưởng như nửa tháng".
Hằng ngày, ông dẫn bà đi bộ để thể dục nâng cao sức khỏe. "Con chăm cha không bằng bà chăm ông", câu nói này mới thật sự chính xác. Ông bà chăm nhau khi người kia bị ốm cẩn thận và chu đáo vô cùng. Ông bị tiểu đường, bà không cho ăn đồ ngọt. Bà bị đau chân thì ông còn tắm rửa cho bà. Những việc làm đầy tình cảm ấy khiến con cháu lúc nào cũng ngưỡng mộ.
Ông bà nắm tay nhau đi trên đường.
Họ vẫn luôn nắm chặt tay trong tất cả các hoàn cảnh.
Bình thường, ông tôi không phải là người lãng mạn hay nghĩ đến chuyện tặng quà cho bà vào những ngày lễ ông luôn thể hiện bằng hành động. Biết vợ mình sức khỏe yếu hơn, ông ngày nào cũng kiểm tra bà ăn ngủ đúng giờ.
Sáng sáng dắt bà đi bộ rồi lại xách làn đi chợ với bà. Ông chú ý đến đơn thuốc, dặn bà uống đúng giờ. Cảm nhận được sự chân thành trong những điều quan tâm ấy nên bà mới bảo rằng đó là lãng mạn nhất và không cần gì hơn.
Trong những tấm ảnh đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội mới đây, việc ông bà nắm tay nhau nó cũng như một lẽ thường tình và diễn ra hằng ngày vậy.
Ông bà nắm tay nhau đi làm căn cước công dân.
Dù đã U90 nhưng lúc nào ông bà cũng nắm tay nhau.
Hôm đó, tôi tình cờ thấy ông bà dắt tay nhau nên chụp lại và cảm thấy ngọt ngào quá đỗi. Từ khi bà bị tai nạn giao thông rồi chân yếu đi, ông chẳng yên tâm để bà đi đâu một mình. Cho dù bà đi chợ cách nhà 500m, ông cũng dắt đi, đồng hành cùng mới yên lòng.
Đôi lúc có những khoảnh khắc giữa ông bà giản dị nhưng thật sự đáng quý biết bao. 61 năm một cuộc tình, ai chẳng muốn bản thân gặp được một tấm chân tình như thế!
Cậu bé 9 tuổi cõng em trai xuống núi dưới cái rét -11 độ sau 3 năm giờ ra sao? 3 năm trước, hình ảnh cậu bé mới 9 tuổi cõng em trai xuống dốc núi phủ đầy tuyết trắng, 2 má ửng đỏ lên vì lạnh, đã nhận được sự cảm thương và xúc động lớn của dư luận. Hồi đầu tháng 2/2018, hình ảnh một cậu bé 9 tuổi đang cõng em trai xuống núi dưới trời tuyết trắng, nhiệt độ...