Khoảng 60 trường công tại TP.HCM thực hiện mô hình tiên tiến
Dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) không thừa nhận mô hình cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao nhưng ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết quy định này không ảnh hưởng đến mô hình trường tiên tiến tại TP.HCM.
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) trong một giờ học trải nghiệm – BẢO CHÂU
Ông Hiếu cho rằng mô hình này không phải là trường chất lượng cao và hiện TP đang xây dựng mô hình tiên tiến, hiện đại và hội nhập, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh (HS) và yêu cầu của xã hội, tiếp cận được với giáo dục ở các nước trong khu vực và quốc tế nhưng vẫn đảm bảo mang đậm bản sắc dân tộc. Những trường này tham gia đào tạo đội ngũ HS năng động, có năng lực sáng tạo, thực hành, ngoại ngữ và tin học. Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Mô hình trường tiên tiến được TP.HCM thực hiện thí điểm từ năm học 2004 – 2005 tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3). Đến năm học 2014 – 2015, TP chính thức thực hiện mô hình này và tính đến năm học 2018 – 2019, có khoảng 60 trường từ bậc mầm non đến THPT áp dụng. Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, mô hình này tác động tốt đến HS với các lợi ích như sĩ số thấp, thầy cô có thể quan tâm, phát triển cho từng HS. HS được học với giáo viên bản ngữ, học chương trình toán, khoa học bằng tiếng Anh. Các hoạt động khác cũng được thiết kế phù hợp năng lực và sự phát triển tâm sinh lý của HS. Ngoài ra, HS có thể học trong trường, bên ngoài nhà trường, các chương trình giao lưu hợp tác quốc tế…
Video đang HOT
Mức thu của những trường này vào khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, không bao gồm các khoản thu hộ, chi hộ, thu thỏa thuận như chương trình tiếng Anh tích hợp, tổ chức phục vụ bán trú…
Theo thanhnien
TPHCM: Học sinh trường tiên tiến đóng thêm cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng
Ngoài các khoản thu hộ, chi hộ, thu thỏa thuận như chương trình tiếng Anh tích hợp, tổ chức phục vụ bán trú..., học sinh các trường thực hiện theo mô hình trường tiên tiến ở TPHCM đóng thêm cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng.
Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành khung mức thu các khoản thu thực hiện trong các trường tiên tiến, trường THPT, Trung tâm GDTX và các đơn vị trực thuộc năm học 2018 - 2019.
Cụ thể, các trường thực hiện theo mô hình trường tiên tiến có mức thu (không bao gồm các khoản thu hộ, chi hộ, thu thỏa thuận như chương trình tiếng Anh tích hợp, tổ chức phục vụ bán trú...) như sau:
Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3), Nguyễn Du (Q.10) là 1,5 triệu đồng/tháng; Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11) là 1,4 triệu đồng/tháng.
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, TPHCM - trường thực hiện theo mô hình tiên tiến
Riêng Trường mầm non Nam Sài Gòn và Trường THPT Nam Sài Gòn (Q.7) tiếp tục thực hiện theo mức thu từ năm 2002 khi thành lập cho đến khi được UBND TP phê duyệt đề án tự chủ. Mức thu ở nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học là 400.000 đồng/tháng; THCS và THPT là 600.000 đồng/tháng.
Sở GD-ĐT cũng quy định khung mức thu theo thỏa thuận khi các trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày, tổ chức phục vụ và quản lý bán trú, vệ sinh bán trú, thiết bị phục vụ bán trú... Sở yêu cầu các trường, tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu của phụ huynh để xây dựng dự toán và tính toán mức thu cụ thể. Tuy nhiên, các khoản thu này phải được thống nhất với phụ huynh trước khi thực hiện và khi thu phải cấp hóa đơn cho từng học sinh, thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính.
Cụ thể khung mức thu theo thỏa thuận như sau:
Hoài Nam
Theo Dân trí
Nhiều đại biểu đề xuất học sinh không nên học thứ 7 Với mục đích giảm tải việc học cho học sinh thì có nên bố trí phải học ngày cuối tuần ở các trường phổ thông hay không? Đây là ý kiến được nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại Hội nghị Góp ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số...