Khoan sông băng Ngày Tận Thế, lộ ‘bí mật ớn lạnh’ 5.000 năm trước
Một lõi đá được lấy lên từ mũi sâu xuống sông băng Ngày Tận Thế (Thwaites) của Nam Cực đã đem đến cho nhân loại một tin rất tốt và một tin rất xấu.
Sông băng Ngày Tận Thế từ lâu được chứng minh là ảnh hưởng sâu sắc tới nhân loại, nhất là các quốc gia giáp biển, vì sự tan chảy của nó đủ nhấn chìm nhiều thành thị, làng mạc. Nhưng nó có thể tan chảy đến đâu và có cơ hội phục hồi hay không luôn là câu hỏi lớn.
Nhóm nhà khoa học từ Tổ chức hợp tác quốc tế sông băng Ngày Tận Thế (ITGC) đã quyết định tìm hiểu điều đó qua một lõi đá mang dữ liệu hàng ngàn năm địa chất, được lấy bằng cách khoan sâu xuống băng.
Trại dã chiến của nhóm nghiên cứu trên sông băng Ngày Tận Thế – Ảnh: TRUNG TÂM ĐỊA THỜI HỌC BERKELEY
Theo bài công bố trên tạp chí The Cryophere, sông băng Ngày Tận Thế có khả năng biến đổi vượt xa tưởng tượng của nhân loại ngày nay.
Video đang HOT
Chỉ 5.000 năm trước, nó mỏng hơn hiện tại đến 35 m. Rồi trong khoảng 3.000 năm, nó dần dần tự phục hồi và đạt được độ dày như hiện nay.
Điều này đem đến một tin rất xấu: Sông băng có khả năng tan chảy rất cao khi nhiệt độ tăng cao.
Với hàng chục mét băng mất đi, sông băng Ngày Tận Thế đủ gây ra “ngày tận thế” thật sự cho nhiều vùng sinh sống ven biển do làm mực nước biển tăng vọt, ảnh hưởng đến môi trường đại dương xung quanh, các dòng hải lưu, sinh vật dưới nước; trực tiếp hay gián tiếp tác động đến con người trên nhiều mặt.
Đó là điều đang chực chờ xảy ra, trong bối cảnh sự nóng lên toàn cầu do các hoạt động của con người đang khiến băng hà khắp thế giới tan chảy.
Tuy nhiên, kết quả cũng kèm một tin tốt, theo SciTech Daily, đó là khả năng phục hồi tự nhiên của sông băng này cũng ngoạn mục như cách nó có thể bị phá hủy.
Nhưng, thách thức lớn nhất vẫn là tìm hiểu cách mà điều này có thể được đảo ngược. Nó không đơn giản là việc làm cho khí hậu mát hơn.
“Nhìn bề ngoài, những kết quả này có thể là một tin tốt – sông băng Ngày Tận Thế có thể tái sinh từ một cấu hình nhỏ hơn trong quá khứ gần. Tuy nhiên, tiến trình này cần đến 3.000 năm” – SciTech Daily dẫn lời nhà địa chất Joanne Johnson, Cơ quan Khảo sát Nam cực của Anh ( BAS), người cộng tác với ITGC, đồng tác giả nghiên cứu.
Theo TS Johnson, đó là một thách thức trong điều kiện khí hậu ấm như chúng ta dự đoán trong các thế kẻ tới. “Khoảng thời gian đó dài hơn những gì cũng ta có thể chờ đợi” – ông nói thêm.
Vùng đất đáng sợ nhất Trái đất: Hai triệu năm không có nổi một giọt mưa
Suốt 2 triệu năm qua, nơi này chưa từng có một giọt mưa rơi xuống, vì sao vậy?
Vùng đất 2 triệu năm chưa từng có mưa này được gọi là Thung lũng khô (Thung lũng Mc Murdo). Thung lũng này còn được gọi là nơi khô hạn nhất trên Trái đất. Nó nằm ở Nam Cực và các nhà khoa học nhận định vùng đất này có điều kiện tự nhiên rất giống với sao Hỏa. Thậm chí, địa hình của thung lũng khô cũng khiến người ta liên tưởng tới việc đi dạo trên một hành tinh khác ngoài Trái đất.
Thung lũng Mc Murdo được mệnh danh là khô hạn nhất Trái đất bởi 2 triệu năm chưa từng có mưa. (Ảnh: Nat Geo)
Thung lũng khô diện tích 4.800 km2 với 3 thung lũng chính là: Taylor, Victoria và Wright. Thung lũng tuy nằm ở Nam Cực nhưng nơi này không hề có băng. Ngạc nhiên hơn là nhiệt độ của thung lũng khô rất thấp chứ không cao như sa mạc Nguyên nhân, không khí lạnh giữ hơi nước ít hơn 20 lần so với không khí nóng.
Lượng mưa trung bình khoảng 100mm mỗi năm song đều ở dạng tuyết. Tốc độ gió Katabatic thổi xuống nơi đây lên đến khoảng 322km mỗi giờ, có thể "thổi bay" băng và tuyết của miền Nam Cực, khiến độ ẩm ở đây thấp và băng tuyết không xuất hiện trong 8 triệu năm.
Khối băng duy nhất tồn tại ở đây lại nằm ở các sông băng, dọc theo thung lũng và hồ chứa. Lớp băng này dày 3-5m và tồn tại với dạng sông băng, là lớp băng vĩnh cửu bao phủ bề mặt sông hồ.
Vì điều kiện ở thung lũng Mc Murdo quá khắc nghiệt nên nơi này không hề có sự sống. Trong thung lũng này, các nhà khoa học không tìm thấy thực vật, động vật thân mềm hay động vật gặm nhấm.
Lớp băng duy nhất tồn tại ở đây dưới dạng sông băng. (Ảnh: Nat Geo)
Vùng đất kỳ lạ này cũng là nơi đầu tiên trên Trái đất chỉ một loại vi khuẩn angelito tồn tại được. Trên thực tế, loại vi khuẩn này sống ngay trong không gian vũ trụ. Vì địa hình và tự nhiên ở Thung lũng Mc Murdo tương tự như bề mặt Sao hỏa nên Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA ) đã thực hiện niều thí nghiệm ở khu vực này.
NASA: Khám phá chưa từng thấy từ vật thể mang hai 'bóng ma' Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã lần lượt phát hiện hai bóng ma bí ẩn xung quanh TW Hydrae, một ngôi sao mới 10 triệu năm tuổi nằm cách chúng ta 200 năm ánh sáng. Vào năm 2017, thông qua những hình ảnh mà Hubble ghi lại, các nhà thiên văn học từng báo cáo về một cái bóng lạ...