Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh: 25 năm xây dựng và trưởng thành
Ở khu vực Bắc miền Trung, trong lĩnh vực giảng dạy và bồi dưỡng Ngoại ngữ, chúng ta không thể không nhắc tới Khoa Sư phạm Ngoại ngữ Trường Đại học Vinh.
Quá trình phát triển của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ như dòng sông Lam, một dòng chảy lịch sử đầy ắp những sự kiện không thể phai nhòa.
Những mốc son không thể nào quên
Nhớ lại buổi ban đầu, vào năm 1959, Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh được thành lập với 2 khoa Toán và Ngữ văn. Lúc này thầy Nguyễn Hữu Phúc là giáo viên Nga văn duy nhất đại diện cho bộ môn Ngoại ngữ. Những năm đầu khó khăn, vất vả, chương trình giảng dạy Ngoại ngữ hoàn toàn do giáo viên tự biên soạn. Ngày 6/1/1964, trường ra quyết định thành lập tổ Nga văn gồm 6 giáo viên tiếng Nga giảng dạy tại các khoa Văn, Toán, Lý, Sinh, Hóa.
Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh trong những năm đầu thành lập
Tổ Nga văn thành lập chưa được bao lâu thì giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, trường phải rời thành phố Vinh sơ tán về các vùng quê nông thôn và miền núi. Từ Thạch Thành (Thanh Hóa) trở về Nghệ An, các khoa ở cách xa nhau hàng chục cây số, giáo viên Ngoại ngữ phải về sinh hoạt với các khoa khác nhau: khoa Toán ở Quỳnh Diễn, khoa Lý ở Hoàng Mai, khoa Hóa ở Quỳnh Dị, khoa Văn ở Quỳnh Văn… Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, việc tham khảo tài liệu, giáo trình hết sức khó khăn, giáo viên phải tự tìm tòi biên soạn bài giảng cho sinh viên để nâng cao chất lượng dạy học.
Khi điều kiện chuẩn bị đã chín muồi, với đội ngũ được nâng cao trình độ chuyên môn và chương trình đào tạo đạt các tiêu chí của một khoa chuyên ngành, ngày 27/10/1994, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định số 3090/GD-ĐT thành lập Khoa Ngoại ngữ với nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành cử nhân Sư phạm tiếng Anh và các ngôn ngữ khác như Pháp, Nga, Trung cho các ngành không chuyên Ngoại ngữ, đánh dấu mốc son mới trong quá trình phát triển của đơn vị. Đây là vinh dự to lớn, cũng là trách nhiệm nặng nề của Đảng và Nhà nước giao phó cho cán bộ khoa Ngoại ngữ trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế. Thầy Lê Hồng Thi – nguyên chủ nhiệm bộ môn Ngoại ngữ được nhà trường bổ nhiệm làm Trưởng khoa đầu tiên.
Lễ Công bố Quyết định Chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Vinh.
Như vậy, từ ban đầu chỉ có một mã ngành đào tạo Cử nhân Sư phạm tiếng Anh, khoa đã mở rộng thêm các mã ngành đào tạo Cử nhân Sư phạm tiếng Pháp (1998), Ngôn ngữ Anh (2003), chương trình Ngôn ngữ Anh liên kết quốc tế (2005), thạc sĩ ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh (2008), chương trình tiếng Việt cho người nước ngoài, chương trình tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên tiếng Anh các cấp.
Đến năm 2013, Khoa Ngoại ngữ đón nhận mốc son mới trong tiến trình lịch sử của đơn vị. Khi Trường Đại học Vinh được Bộ GD&ĐT và Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch trường trọng điểm Quốc gia. Ngày 4/11/2013, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh ký Quyết định số 3557/QĐ-ĐHV đổi tên Khoa Ngoại ngữ thành Khoa Sư phạm Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Vinh.
Tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Sư phạm Ngoại ngữ.
Các ngành đào tạo Sư phạm Anh và Ngôn ngữ Anh ngày càng được cải tiến. Điều này đã được ghi nhận: Năm 2018, Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông qua kết quả công nhận chương trình đào tạo Ngôn ngữ Anh đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng với số phiếu tuyệt đối 15/15. Đây là kết quả nhiều năm phấn đấu của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ trong việc nâng cao chất lượng dạy học và nghiên cứu khoa học nhằm phát triển chuyên ngành Ngôn ngữ Anh trở thành 1 trong 2 chuyên ngành chủ lực của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, bên cạnh ngành Sư phạm tiếng Anh.
Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng dạy và học
Video đang HOT
Trong quá trình phát triển của mình, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ rất quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ. Đội ngũ giảng viên được đào tạo sau đại học ở các nước phát triển ngày càng nhiều: Nga 1 tiến sĩ, New Zealand 1 tiến sĩ, Nhật Bản 1 tiến sĩ, Pháp 1 tiến sĩ, Hoa Kỳ 3 thạc sĩ, Úc 2 thạc sĩ và 1 nghiên cứu sinh, Đài Loan 1 thạc sĩ. Trường Đại học Vinh và Khoa Sư phạm Ngoại ngữ rất quan tâm đến việc phát triển quy mô đào tạo và xây dựng môi trường học tập, tự học và sáng tạo cho sinh viên, cùng nhà trường hoàn thiện quy trình đào tạo theo học tín chỉ, nâng cao chất lượng giảng dạy Ngoại ngữ chuyên và không chuyên nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra cho sinh viên và học viên các hệ. Bên cạnh đó, Khoa cũng chú trọng việc tổ chức các hoạt động theo mô hình không gian Anh ngữ trong toàn trường, nhằm tạo môi trường học Ngoại ngữ cho cán bộ và sinh viên.
Sinh viên được tiếp cận môi trường học tập hiện đại tại tầng 2 thư viện Nguyễn Thúc Hào.
Sinh viên được được tiếp cận các phương pháp học và đánh giá đa dạng với các giáo trình bổ ích, thiết thực, phòng học hiện đại, trang thiết bị đầy đủ (máy chiếu, máy tính, các thiết bị nghe, nhìn) tại tầng 2 thư viện trường, thuận lợi cho quá trình học tập, tra cứu tài liệu.
Sinh viên được tham gia vào các câu lạc bộ, hội thi và hoạt động ngoại khóa như ELAC, English Speaking Zone, Nghiệp vụ sư phạm, Rèn nghề, Drama Contest… Sinh viên có thể thực tập như một cộng tác viên tại Khoa trong các lĩnh vực như: xây dựng tập san FLD Magazine; phát triển mô hình FLD Radio; phát triển và hoàn thiện website khoa; hướng dẫn triển khai các mô hình ngoại khóa và tổ chức các hoạt động tiếng Anh cộng đồng cho sinh viên không chuyên.
Ảnh trái sang, trên xuống: Hội thi Nghiệp vụ sư phạm; Hội thi Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; Câu lạc bộ dạy tiếng Anh; Sinh viên Khoa Sư phạm Ngoại ngữ tham gia bảo vệ môi trường.
Hiện nay, nhà trường giao nhiệm vụ cho khoa Sư phạm Ngoại ngữ phụ trách chuyên môn về Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tại Trường Đại học Vinh. Từ khi tham gia Đề án năm 2011 đến nay, khoa đã góp phần tư vấn cho Bộ GD&ĐT ra các quyết sách về Ngoại ngữ, đào tạo và bồi dưỡng hàng ngàn giáo viên tiếng Anh các cấp cho khu vực Bắc miền Trung, đặc biệt ở Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An.
Song song với công tác giảng dạy, bồi dưỡng Ngoại ngữ, công tác nghiên cứu khoa học cũng đạt được thành tích đáng ghi nhận. Cán bộ khoa đã có nhiều bài viết có chất lượng đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế và trong nước. Số lượng cán bộ có bài tham gia hội thảo quốc tế ngày càng nhiều. Các đề tài cấp Bộ và cấp trường được nghiệm thu đạt chất lượng tốt. Năm 2018, Hội thảo quốc tế VinhTESOL đã được tổ chức thành công tốt đẹp, quy tụ được nhiều nhà khoa học có uy tín.
Hội thảo VinhTesol 2018 về phương pháp giảng dạy tiếng Anh do Khoa Sư phạm Ngoại ngữ tổ chức.
Về hợp tác đối ngoại, từ khi thành lập đến nay, khoa luôn khai thác hiệu quả sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và đại sứ quán nước ngoài về hỗ trợ chuyên gia, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và giao lưu văn hóa. Khoa có mối quan hệ tốt với Hội huynh đệ Á – ÂU, “Côtes D’Armor – Việt nam”, Hội ABCDE – Cộng hòa Pháp, tổ chức Giáo dục Đại học Canada, Viện Anh ngữ Hoa Kỳ, Phòng Thông tin – Văn hóa Đại sứ quán Hoa Kỳ, Chương trình Fulbright Việt Nam, Trường Đại học Rajabhat Maha Sarakham và Trường Đại học Udon Thani Vương Quốc Thái Lan…
Đại sứ làm việc với lãnh đạo Trường Đại học Vinh
Năm 2019, Trường Đại học Vinh tròn 60 tuổi, cũng chừng ấy thời gian lịch sử trường có dấu ấn của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ. Hàng nghìn sinh viên đã trưởng thành từ Khoa Sư phạm Ngoại ngữ đã nói lên đóng góp to lớn của tập thể cán bộ khoa nhiều thế hệ. Thành tích Khoa Sư phạm Ngoại ngữ đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Nhân lực do Trường Đại học Vinh đào tạo có đáp ứng nhu cầu xã hội hay không một phần lớn có sự đóng góp và quyết định của tập thể cán bộ khoa Sư phạm Ngoại ngữ.
Nhất An – Dương Ngọc
Theo baonghean
'Soi' thành tích học tập của 15 gương mặt sinh viên Học viện Ngoại giao cùng tranh tài ngôi vị 'Thủ lĩnh 2019'
DAV's Leaders 2019 - một trong những sự kiện hấp dẫn nhất của Học viện Ngoại giao đã chính thức quay trở lại với mùa thứ 9 mang tên "Giao Hưởng".
Sau 2 vòng thử thách, ban tổ chức đã tìm ra 15 gương mặt sáng giá nhất cho vị trí Thủ lĩnh Sinh viên Ngoại giao.
Nhắc đến Học viện Ngoại giao, ngoài sự năng động và khả năng ngoại ngữ nổi trội của sinh viên, chúng ta không thể không nhắc đến Cuộc thi Thủ lĩnh Sinh viên Ngoại giao - DAV's Leaders. Đây là chương trình tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên bài bản đầu tiên tại Hà Nội, được tổ chức dành cho các sinh viên năm nhất nhằm tìm ra "Khóa trưởng" - Người sẽ mang trong mình trọng trách đại diện cho tiếng nói sinh viên của toàn khóa, là cầu nối giữa sinh viên và giảng viên trong Học viện.
Trở lại với mùa giải thứ 9 với chủ đề "Giao Hưởng", DAV's Leaders 2019 mong muốn sẽ tìm ra được một người "nhạc trưởng" xứng đáng. Công việc ấy không chỉ đòi hỏi những kỹ năng lãnh đạo cần thiết, để giúp "dàn nhạc" có thể hoạt động trơn chu, hiệu quả hơn nữa mà đòi hỏi cần phải có thêm cho mình một nhận thức đúng đắn, từ đó có thể trở thành "nhạc trưởng" cho chính bản thân của mình.
Qua vòng đơn và vòng phỏng vấn vô cùng căng thẳng, DAV's Leaders 2019 đã tìm ra 15 gương mặt xuất sắc nhất đến từ 5 khoa: Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Ngôn ngữ Anh, Kinh tế Quốc tế và Luật Quốc tế của chương trình đã chính thức xuất hiện. 15 thí sinh với 15 cá tính, 15 màu sắc khác nhau hứa hẹn sẽ đem đến cho chương trình những phần thể hiện vô cùng hấp dẫn.
Nguyễn Lê Khánh Hà, Nguyễn Tường Minh và Nguyễn Minh Ánh (theo thứ tự từ trái sang phải)
Nguyễn Lê Khánh Hà, Nguyễn Tường Minh và Nguyễn Minh Ánh (trên ảnh, từ trái sang phải) là 3 cô gái xuất sắc thuộc khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại lọt vào Top 15 của chương trình. Cả 3 đều có những thành tích xuất sắc trong học tập lẫn hoạt động ngoại khóa. Minh Ánh đến từ lớp TT46E gây ấn tượng bởi thành tích học tập tốt với giải nhì môn tiếng Pháp kỳ thi Học sinh Giỏi Quốc gia 2019 và khả năng lãnh đạo trong các hoạt động ngoại khóa khi còn học cấp 3.
Không hề kém cạnh, Tường Minh đến từ TT46C là thủ khoa Biên tập Truyền Hình, Á khoa trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh và cũng có rất nhiều hoạt động ngoại khóa nổi bật như Chủ tịch Striped Project, Trưởng ban PR Puzzles Ams,...
Ngoài ra, khoa Truyền thông còn có một nhân tố vô cùng đặc biệt, đó chính là cô bạn Khánh Hà đến từ lớp TT46A. Bên cạnh thành tích học tập nổi bật như giải ba Khoa học Kỹ thuật môn Vật lý năm 2017, Khánh Hà còn khiến ban giám khảo vô cùng ấn tượng với bề dày những kinh nghiệm làm việc thực tế như Tổng đạo diễn Fashion Show của NTK Vân Anh Scarlet hay Giám đốc Truyền thông Homiez Media.
Đặng Trà My, Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Hoàng An (theo thứ tự từ trái sang phải)
Đặng Trà My, Nguyễn Thành Vinh và Nguyễn Hoàng An là 3 gương mặt nổi bật tiếp theo của khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao. Đặng Trà My đến từ CT46C, là một cô gái vô cùng tài năng với giải Vàng đặc biệt trong cuộc thi Asian Pacific Art Festival tại Singapore 2018 và liên tục đạt được những suất học bổng xuất sắc qua các năm của trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
Một nhân tố khác đến từ CT46C là Thành Vinh cũng gây ấn tượng không kém cho ban giám khảo với kinh nghiệm thủ lĩnh trong vô số các hoạt động ngoại khóa như Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Ý tưởng Kinh doanh Teen Entrepreneur 2018 do VietAbroader Club Ha Noi tổ chức, Trưởng Tiểu ban Diễn giả chuỗi sự kiện Kick-off thuộc khuôn khổ Vietnam Innovation Summit 2018,...
Một đại diện khác đến từ khoa tiếng Trung đó chính là Hoàng An, một cô gái tràn đầy những tài năng khi có riêng cho mình rất nhiều các kinh nghiệm lãnh đạo ở nhiều vị trí khác nhau như Trưởng ban Tài chính - Truyền thông HSSG English Club, Ban Điều hành Water Wise Vietnam,...
Theo thứ tự từ trái sang phải chính là Nguyễn Thế Anh, Vũ Thu Hằng và Lê Nam Linh, 3 thí sinh đầy tài năng của khoa Luật Quốc tế.
Thế Anh đến từ LQT46C, khi còn học cấp 3, cậu bạn đã năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường như Humans of Chuyên Cao Bằng, sự kiện UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng.
Một đại diện khác của LQT46C khác chính là nữ sinh Vũ Thu Hằng, cô nàng gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiều người bởi vóc dáng nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa trong mình nguồn năng lượng vô cùng tích cực trong các hoạt động đoàn thể của trường. Hơn thế nữa, đây còn là thí sinh đại diện của đội Việt Nam tham dự World Invention Intellectual Property Associations - Exhibition - Croatia INNOVA sẽ diễn ra tại Croatia vào tháng 11 sắp tới.
Nam Linh của LQT46A cũng là một ứng cử viên "đáng gờm" khi có rất nhiều đóng góp trong các hoạt động Đoàn thể. Có thể kể đến một số vị trí mà anh chàng này đã từng nắm giữ như thành viên Hội Liên hiệp Thanh niên trường THPT Thái Hòa hay việc được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng ngay từ khi còn là học sinh lớp 12 tại Chi bộ THPT Thái Hòa.
Nguyễn Hoàng Vũ, Bùi Hà Ngân và Nguyễn Kim Hà Phương liệu có thể mang ngôi vị Khóa trưởng lần đầu tiên về cho khoa tiếng Anh?
Hoàng Vũ đến từ lớp TA46C, đã có nhiều kinh nghiệm ở vị trí Logistics tại các sự kiện lớn nhỏ như Hanoi Debate Tournament 2018, Windchimes Project 2018 và dành chức vô địch tại Gifted Students Cup 2018.
Hai cô gái còn lại đến từ khoa tiếng Anh là Hà Ngân và Hà Phương đến từ TA45B đều có những thành tích xuất sắc trong học tập cũng như các hoạt động tập thể. Hà Ngân là cựu học sinh ưu tú của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và luôn đi đầu trong tất cả các hoạt động ngoại khóa. Hà Phương cũng không kém cạnh khi luôn có thành tích học tập nổi bật trong lớp và rất tích cực trong các hoạt động văn nghệ của lớp, của trường.
Đại diện cho khoa Kinh tế Quốc tế là 3 cô gái xinh xắn nhưng cũng không kém phần tài năng, đó chính là Nguyễn Thị Thùy Dung, Đặng Minh Hằng và Bùi Hương Thảo.
Thùy Dung đến từ KT46A, không chỉ ưu tú trong các hoạt động đoàn mà còn có thành tích học tập rất tốt từ khi còn là học sinh cấp 3.
Không hề kém cạnh, Minh Hằng và Hương Thảo đến từ KT46C cũng có rất nhiều những thành tích trong học tập và các hoạt động ngoại khóa. Minh Hằng là thành viên CLB Team CNN Leader, Ban Tổ chức chương trình Bão và Áo ấm cho em.
Không chỉ gây ấn tượng với điểm SAT 1220, Hương Thảo còn là Founder của Dự án Giáo dục Giới tính Sunflower và thành viên Ban Nội dung tổ chức phi chính phủ SEEDS Vietnam.
Theo saostar
Sinh viên nên đầu tư cho chứng chỉ ngoại ngữ nào? Các trường đại học hiện có quy định riêng về chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Trong khi đó trên thực tế, các đơn vị tuyển dụng sẽ chấp nhận các chuẩn ngoại ngữ khác nhau. Vì vậy, sinh viên cần hiểu biết để tránh tích lũy những chứng chỉ không phù hợp. Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong giờ học ngoại...