Khoa Quốc tế – ĐHQGHN tuyển sinh
Khoa Quốc tế – ĐHQGHN đã có thông báo tuyển các ngành đào tạo liên kết quốc tế. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho các chương trình là 500 sinh viên.
Các chương trình đào tạo do ĐHQGHN cấp bằng:
Học toàn phần tại Khoa Quốc tế, các ngành: Kinh doanh quốc tế (học bằng tiếng Anh), Kế toán, Phân tích và Kiểm toán (học bằng tiếng Nga).
Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT, đạo đức tốt, kết quả thi đại học các khối A, B hoặc D đạt điểm chuẩn lần lượt là:
Khối A: 17 điểm
Khối B: 20 điểm
Khối D: 18 điểm (hoặc 24 điểm trong trường hợp điểm ngoại ngữ nhân hệ số 2)
Chứng chỉ IELTS đạt 5.0 hoặc tương đương*
Video đang HOT
Các chương trình đào tạo do các đại học nước ngoài cấp bằng:
Học toàn phần hoặc bán phần tại Khoa Quốc tế, các ngành: Khoa học Quản lý, Kế toán, Kinh doanh (học bằng tiếng Anh), Kinh tế – Quản lý, Bác sỹ Nha khoa (học bằng tiếng Pháp), Kinh tế – Tài chính, Hán ngữ, Trung – Y dược, Giao thông… (học bằng tiếng Trung).
Điều kiện xét tuyển:
Ghi chú: Các thí sinh chưa có chứng chỉ ngoại ngữ như yêu cầu được tuyển vào học chương trình ngoại ngữ dự bị đại học của Khoa Quốc tế trước khi vào học chương trình đại học.
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo hồ sơ.
Hồ sơ dự tuyển gồm: Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu của Khoa); Sơ yếu lý lịch; Bản sao học bạ THPT có công chứng; Bản sao Giấy khai sinh có công chứng; Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (THPT) hoặc bằng tốt nghiệp THPT có công chứng; Giấy chứng nhận điểm thi đại học (đối với các ngành yêu cầu); Bản cam kết về tài chính (theo mẫu của Khoa), 4 ảnh cỡ 3 x 4.
Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: đến hết ngày 30/9/2010.
Địa chỉ liên hệ mua và nộp hồ sơ:
Văn phòng Khoa Quốc tế: Nhà G8 Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Phòng Hợp tác và Truyền thông, Phòng 307, đơn nguyên II, nhà C, làng sinh viên HACINCO, Số 99 đường Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
ĐT: 04. 3754 8065/ 3754 9014/ 35577275 / 04. 35575992 (máy lẻ 29)
Lưu ý: Thí sinh có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện
Theo PLXH
Trắng đêm 'xí chỗ' vào THPT Hà Nội cho con
Từ Ninh Thuận, Hải Phòng... nhiều phụ huynh và học sinh khăn gói ra Hà Nội sớm để xếp hàng nộp hồ sơ. Từ sáng sớm 19/7, nhiều gia đình phải cử 3 -4 người thay ca nhau trực xếp chỗ.
Chuyện xếp hàng cả đêm để chờ xin học cho con tưởng chỉ xảy ra ở các trường tiểu học, mẫu giáo. Nhưng tình trạng này còn diễn ra ở Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội). Hàng trăm phụ huynh "đặt gạch" xếp chỗ tại 2 cơ sở của trường từ tối 19/7 đến sáng 20/7, chờ nộp hồ sơ.
GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Năm nay có gần 4.000 hồ sơ đăng ký vào trường, trong khi chỉ tiêu tuyển mới chỉ có 540 học sinh. Vì vậy, điều kiện tuyển sinh của trường khá ngặt nghèo. Với học sinh ở Hà Nội, trường lấy 55 điểm trở lên, còn học sinh ngoại tỉnh phải qua một bài thi riêng và đạt 16 điểm trở lên. Nhưng đến "vòng chung kết" thì vẫn còn hơn 1.000 hồ sơ đủ điều kiện, nên trường sẽ lấy theo danh sách đăng ký trong ngày 20/7 và ngày 23/7, học sinh bắt đầu đi học luôn. "Do vậy, cứ bắt đầu vào thời gian chốt danh sách đăng ký thì trường luôn trong tình trạng "trực chiến"", ông Cương nói.
Chị Phạm Thu Hương (Ninh Thuận), xếp thứ 5 trong danh sách đăng ký, nói: "Em đến đây chờ từ 12 giờ trưa, chỉ ngồi một chỗ mà không dám bỏ đi đâu". Em gái của chị Hương thi ở Ninh Thuận được 55 điểm nhưng xác định thi đại học tại Hà Nội nên phải tìm một trường cấp 3 ngoài công lập chất lượng để học. Vì vậy, thi tốt nghiệp ở Ninh Thuận xong "ngày 30/6 em gái của em lên Hà Nội thi xét tuyển vào THPT Lương Thế Vinh và được 16 điểm, đủ điểm đỗ", chị Hương nói. 20h ngày 19/7, anh trai của Hương đến ngồi chờ thay cho Hương đến giờ chốt danh sách là 24h đêm mới về nghỉ.
Sáng 20/7, THPT dân lập Lương Thế Vinh bắt đầu nhận hồ sơ, nhưng 20h ngày 19/7, nhiều phụ huynh và học sinh đã đến xếp hàng
Đăng ký ở số 69, học sinh Nguyễn Hương Giang (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Em thi đủ điểm đỗ THPT Chu Văn An lớp không chuyên nhưng không thích học, nên cũng đến chờ đăng ký nộp hồ sơ từ lúc 3 giờ chiều ngày 19/7". Giang cũng chỉ ngồi chờ thay để mẹ về nhà ăn cơm và nghỉ ngơi từ 15 giờ - 19 giờ sau đó mẹ Giang tiếp tục ngồi chờ đến 24 giờ đêm chờ trường "điểm danh". Phụ huynh của em cho biết: "Vì chưa chắc chắn trường sẽ điểm danh lúc 12 giờ nên không yên tâm về nhà. Chẳng may điểm danh sớm hơn mà không có người là tên sẽ bị gạch khỏi giấy đăng ký ngay". Anh Trần Văn Đoàn (Gia Lâm, Hà Nội) đi từ Gia Lâm đến Cầu Giấy chỉ để biết lịch nộp hồ sơ cho con. Anh Đoàn nói: "Dù đạt 56 điểm, đỗ ở trường dưới Yên Viên nhưng cháu thích học ở Lương Thế Vinh nên phải theo nguyện vọng của cháu. Vất vả một chút nhưng cháu có hứng thú học sẽ tốt hơn".
Đến chiều 19/7, gần 150 phụ huynh xếp hàng tại cơ sở Cầu Giấy và khoảng 300 người ở cơ sở Thanh Xuân. Để chuẩn bị cho một đêm không ngủ, một số phụ huynh mang theo đồ ăn, nước uống. Chị Trương Hồng Hà (Nhật Tân, Hà Nội) còn thuê nhà nghỉ trên đường Cầu Giấy để chủ động về thời gian "canh" chỗ. Đến khoảng 21 giờ 30, mọi người tỏ ra mệt mỏi dù có người thay ca đến 3 - 4 lần.
Băn khoăn trước sự "nhiệt tình" của các phụ huynh, GS Văn Như Cương cho rằng, việc xếp hàng quá sớm là không cần thiết vì mức điểm xét tuyển 55 là chắc chắn đỗ, thậm chí trường cũng đã dự trù việc học sinh có thể rút hồ sơ để nộp sang trường khác. "Phụ huynh chỉ cần đến trường lúc 6 giờ sáng để nộp hồ sơ là được. Dù năm nào trường cũng giải thích việc đến quá sớm là không cần thiết nhưng phụ huynh vẫn xếp hàng như vậy" ông nói.
Theo Đất Việt
Chọn trường cho con... Mẹ ơi, con không thích! Tìm trường cho con học luôn là nỗi lo của các ông bố bà mẹ hiện nay. Nhất là những phụ huynh có con vừa tốt nghiệp lớp 12. Người khá giả thì tìm cho con những ngôi trường quốc tế, hay toan tính chuyện đưa con đi du học... Không chỉ với các sĩ tử vừa trải qua kì thi Đại học,...