Khoa Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội thêm hai ngành mới
Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội thêm 2 ngành đào tạo song bằng mới là Quản lý và Marketing vào chương trình tuyển sinh từ năm 2020.
Sinh viên tốt nghiệp hai ngành này sẽ được cấp hai bằng cử nhân, một bằng chính quy của ĐH Quốc gia Hà Nội và một bằng của trường đại học đối tác là trường Đại học Keuka, Mỹ hoặc trường Đại học HELP, Malaysia cấp.
Chương trình On EduTalk – Tư vấn tuyển sinh Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội do Hệ thống Giáo dục HOCMAI và đài Truyền hình VTVcab phối hợp tổ chức.
Lợi thế của chương trình song bằng
Tại Khoa Quốc tế, các chương trình đào tạo đều được giảng dạy bằng tiếng Anh, với khoảng 20-25% đội ngũ giảng viên nước ngoài từ Anh, Mỹ, Australia… và các sinh viên quốc tế đến từ 10 quốc gia trên thế giới.
Chương trình đào tạo đề cao tính thực tiễn từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan môn học. Khoa thường xuyên tổ chức để sinh viên đến tham quan doanh nghiệp, hoặc bố trí mời các giảng viên từ doanh nghiệp về giảng dạy trực tiếp. Ngoài ra, khoa cũng đẩy mạnh triển khai mô hình tham vấn toàn diện về các kỹ năng học tập, kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp bên cạnh câu lạc bộ phong phú, hoạt động ngoại khóa giúp các em bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Đặc biệt, sinh viên theo học chương trình song bằng sẽ có một kỳ học bắt buộc tại trường đối tác nước ngoài.
“Trong một học kỳ đó, các em sẽ được hòa nhập với sinh viên quốc tế. Áp lực và trải nghiệm quốc tế hóa giáo dục đại học của các em sẽ lớn hơn nhiều. Mục đích của kỳ học này là góp phần thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan, và tầm nhìn, từ đó giúp các em củng cố, định hướng động cơ và kế hoạch học tập”, Thạc sĩ Đào Thị Thanh Hoa, Phó Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên Khoa Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ.
Video đang HOT
Với những sinh viên chưa có năng lực tiếng Anh, khoa sẽ tổ chức đào tạo dự bị để tăng cường khả năng ngoại ngữ, giúp các em đạt ngưỡng đầu vào tương đương mức 5.5 IELTS.
Tăng mức học bổng
Chia sẻ về quỹ học bổng của khoa, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, theo dự kiến, năm nay mức học bổng của khoa có ngân sách khoảng 15-16 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2019.
Loại học bổng chính là học bổng dài hạn lên tới 240 triệu đồng một suất. Sinh viên được xét tuyển học bổng ngay từ đầu vào. Năm nay, khoa dành 30 suất học bổng tuyển thẳng cho các bạn trúng tuyển theo phương thức tuyển thẳng hoặc xét tuyển theo các phương thức khác đạt kết quả cao. Học bổng này có giá trị miễn học phí toàn bộ thời gian học tập tại khoa, bao gồm cả thời gian học dự bị tiếng Anh (nếu có).
Trong quá trình học, mỗi kỳ khoa đều xét kết quả học tập và đánh giá rèn luyện của sinh viên. Trung bình 8-10% sinh viên của khoa sẽ được trao các suất học bổng 5-20 triệu đồng một suất, hoặc học bổng miễn học phí của kỳ học đó. “Khoa Quốc tế luôn chú trọng và đẩy mạnh quỹ học bổng với mong muốn tiếp sức thí sinh khi đăng ký và có thêm cơ hội học tập tại khoa, giảm bớt gánh nặng học phí cho sinh viên”, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận nói.
Phương thức tuyển sinh năm 2020
Do có sự tăng lên về số ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh của Khoa Quốc tế cũng tăng lên. Tổng chỉ tiêu đào tạo các ngành chính quy của khoa là 800 sinh viên, ngoài ra chỉ tiêu cho các ngành liên kết quốc tế là 250 sinh viên.
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào các ngành do ĐH Quốc gia Hà Nội cấp bằng tại Khoa Quốc tế theo các phương thức sau: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT năm 2020; xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế A-Level hoặc kết quả kỳ thi chuẩn hóa đánh giá năng lực SAT/ACT; xét tuyển theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.5 trở lên hoặc tương đương; xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Với phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2020, đối tượng xét tuyển được mở rộng là điểm mới năm nay. Theo đó, trường xét tuyển thẳng cả những thí sinh tham dự kỳ thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, thí sinh thuộc trường phổ thông không chuyên trong ĐH Quốc gia Hà Nội đạt điều kiện…
Như những năm trước, trường tiếp tục xét tuyển thẳng những học sinh của các trường THPT chuyên trong ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc các thí sinh thuộc một trong 82 trường chuyên trực thuộc tỉnh và thành phố, kết hợp với các tiêu chí: kết quả học tập 5 kỳ từ học kỳ một lớp 10 đến học kỳ một lớp 12 đạt 8.0 trở lên và kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.
Thông tin tuyển sinh mới nhất cùng chi tiết các ngành đào tạo của Khoa Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội được chia sẻ tại chương trình On EduTalk “Tư vấn tuyển sinh đại học”, với sự tham gia tư vấn của Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận và Thạc sĩ Đào Thị Thanh Hoa. Chương trình được phối hợp thực hiện bởi Hệ thống Giáo dục HOCMAI và đài Truyền hình VTVcab. Xem đầy đủ chương trình tại đây.
Chỉ tiêu tuyển sinh ngành Marketing các trường đại học năm 2020
Ngành Marketing tại các trường Đại học tuyển sinh các khối D01 (Toán, Văn, Anh), A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)...
ĐH Kinh tế Quốc dân
Điểm trúng tuyển ngành Marketing ĐH Kinh tế quốc dân năm 2019 là 25,6.
Năm 2020, ngành Marketing ĐH Kinh tế Quốc dân lấy 150 chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức dựa vào điểm thi Tốt nghiệp THPT, 100 chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển khác. Ngành Marketing tuyển sinh các khối A00 (Toán, Lý, Hóa) A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) D07 (Toán, Hóa, Anh). Trong đó, môn Toán là môn chính trong tổ hợp xét tuyển.
ĐH Thương Mại
Năm 2020, ngành Marketing ĐH Thương mại năm tuyển sinh các khối A00, A01, D01.
Năm 2019, điểm chuẩn ngành Marketing (Marketing Thương Mại mã TM04), tuyển sinh các khối A00, A01, D01 là 24 điểm.
Điểm chuẩn ngành Marketing (Marketing quản trị thương hiệu, mã TM 05), tuyển sinh các khối A00, A01, D01 là 23,3.
ĐH Tài chính marketing
Năm 2020, ngành marketing của ĐH Tài chính Marketing tuyển 168 chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi Tốt nghiệp THPT, 502 chỉ tiêu xét tuyển theo các phương thức khác.
Ngành Marketing của trường xét tuyển các tổ hợp A00, A01, D01, D96. Trong đó, môn Toán là môn chính.
Năm 2019, điểm trúng tuyển ngành Marketing (chương trình đại trà) là 24,5 điểm, mức điểm chuẩn cao nhất của trường.
Điểm chuẩn ngành Marketing chương trình chất lượng cao là 19,2 điểm.
ĐH Kinh tế tài chính
Năm 2020, ĐH Kinh tế tài chính tuyển sinh ngành Marketing theo 4 phương thức: Dựa vào kết quả thi Tốt nghiệp THPT chiếm 60% chỉ tiêu, xét tuyển theo học bạ lớp 12 chiếm 20% chỉ tiêu, Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia TP HCM chiếm 5% chỉ tiêu. Trường xét tuyển ngành Marketing các khối A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa).
ĐH Kinh tế TP HCM
Năm 2020, Đh Kinh tế TP HCM tuyển 200 chỉ tiêu ngành Marketing với các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07. Điểm trúng tuyển ngành này các năm 2018, 2019 lần lượt là 22,4 và 24,9./.
Xét học bạ vào đại học ở một chia sẻ khác của 'chính chủ' Với những sinh viên đã lựa chọn phương thức xét học bạ để chọn một môi trường đào tạo thích hợp, đảm bảo cho bản thân một cơ hội nghề nghiệp về sau, các bạn nghĩ gì? Nhiều thí sinh xem xét tuyển học bạ là lựa chọn ưu tiên Có thể thấy, hầu hết các trường đại học hiện nay không còn...