Khóa học tiếng Hàn trực tuyến miễn phí dành cho sinh viên
Visang Education miễn phí hai khóa học trực tuyến cho sinh viên năm tư khoa Tiếng Hàn tại các trường đại học, cao đẳng cả nước từ nay tới 31/8.
Với mong muốn sinh viên khoa tiếng Hàn tại Việt Nam có thể tiếp tục học tập trong giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, Tập đoàn Giáo dục Hàn Quốc – Visang Education tài trợ miễn phí hai khoá học trực tuyến là Luyện thi Topik II và Tiếng Hàn Business cho sinh viên năm tư khoa tiếng Hàn tại các trường đại học, cao đẳng cả nước. Trong đó, khoá luyện thi Topik II gồm 43 bài, giảng viên là cô Ninh Thị Thúy – Thạc sĩ khoa Phúc lợi xã hội, Đại học nữ sinh Ewha.
Khoá Tiếng Hàn Business gồm 24 bài, giảng viên là cô Cheon Seong Ok – Tiến sĩ Nội dung và Văn hóa Toàn cầu, Đại học ngoại ngữ Hanguk. Cô Cheon Seong Ok hiện là Trưởng nhóm đào tạo tiếng Hàn Trung tâm Văn hóa, trực thuộc Tổ chức Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc.
Visang Education miễn phí hai khóa học trực tuyến cho sinh viên năm tư khoa Tiếng Hàn tại các trường đại học, cao đẳng cả nước từ nay tới 31/8.
Sinh viên chỉ cần đăng nhập hệ thống và xem toàn bộ video giảng dạy vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Bên cạnh đó là những video tình huống thực tế được đan xen để người học biết cách ứng dụng từ vựng, ngữ pháp vào thực tế đời sống.
Các khóa học sản xuất và giảng dạy dựa trên Giáo trình Tiếng Hàn Visang, được công nhận nhiều năm trên thị trường Hàn Quốc. Ngoài ra sinh viên có thể sử dụng thư viện khóa học trực tuyến đa dạng từ Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp, Luyện thi Topik II, Tiếng Hàn Business.
“Chúng tôi tin rằng, hai khóa học online này là dịp sinh viên học tập nâng cao trình độ trong thời gian nghỉ tránh dịch, đồng thời có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Visang Việt Nam cùng với KOICA – Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc thảo luận thêm về việc cung cấp các khóa học Tiếng Hàn trực tuyến miễn phí tới các trường, tổ chức mà tình nguyện viên của KOICA tạm thời về nước do dịch Covid-19″, Tổng Giám đốc Visang Việt Nam, ông Yoon Tae In chia sẻ.
Để khoá học miễn phí đến với nhiều sinh viên, đại diện Visang cho biết thêm, tập đoàn sẽ tiếp nhận đăng ký từ các trường đại học, cao đẳng đang giảng dạy Tiếng Hàn tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 7/4, công ty đã triển khai chương trình cung cấp khóa học miễn phí cho sinh viên khoa Tiếng Hàn – Đại học Sư Phạm TP HCM và nhận phản hồi tích cực từ giảng viên cũng như sinh viên về chương trình đào tạo.
Video đang HOT
Chương trình học tập thông minh tương tác đa chiều KLaSS.
Theo thống kê, hiện có hơn 5.200 công ty Hàn Quốc được thành lập với hơn 1,5 triệu nhân viên người Việt tại Việt Nam, tuy nhiên số lượng nhân viên thành thạo Tiếng Hàn thiếu trầm trọng. Thời gian sắp tới, trang web học Tiếng Hàn trực tuyến Master Korean sẽ liên kết với trang web tuyển dụng tìm kiếm việc làm Master Korean Jobs, kết nối người học Tiếng Hàn có nhu cầu tìm việc làm với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam.
Tháng 6/2019, Visang Education hợp tác với KOICA, triển khai dự án “Thúc đẩy đào tạo Tiếng Hàn trực tuyến tại Việt Nam”, nhằm giúp sinh viên Việt Nam học Tiếng Hàn online qua website Master Korean và tìm việc làm Tiếng Hàn qua website Master Korean Jobs.
Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, Visang mong muốn đem đến những trải nghiệm học Tiếng Hàn online chất lượng với Master Korean, cung cấp nền tảng giúp kết nối người học tiếng Hàn, mở ra nhiều cơ hội việc làm tại các Công ty Hàn Quốc.
Hai khoá học trực tuyến miễn phí tại Visang Education.
Thế Đan
Giảng viên phụ trách khoa Tiếng Hàn liên hệ email visang@masterkorean.vn, Visang Việt Nam sẽ thực hiện các bước để triển khai tài trợ khóa học Tiếng Hàn miễn phí. Sinh viên có thể bắt đầu học từ nay đến 31/8.
VisangViệt Nam – Tập đoàn giáo dục hàng đầu từ Hàn Quốc.
Master Korean – Hệ thống học tiếng Hàn trực tuyến.
Master Korean Jobs – Trang tin tuyển dụng việc làm từ các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Hotline: 0243 6886 333
Học trực tuyến, thi ra sao?
Mặc dù hiệu quả học trực tuyến còn đang là vấn đề tranh luận nhưng hiện tại, một số trường ĐH, CĐ, giảng viên vẫn kiểm tra đánh giá và dùng điểm thi này làm điểm kết thúc học phần.
Giảng viên tham gia dạy trực tuyến - L.N
Thi vấn đáp, thuyết trình...
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, kể về việc học trực tuyến: "Không khí học tập sôi nổi, câu trả lời cho mỗi vấn đề được nêu lên cùng lúc có đến 5 - 10 câu trả lời trong khi dạy trực tiếp chỉ có 1 - 2 mà có khi còn phải chỉ định. Sinh viên (SV) học rất nghiêm túc và hào hứng".
Chính vì thế, việc đánh giá kết quả học tập trực tuyến của SV, theo tiến sĩ Thuận, vẫn diễn ra theo quy định của trường. Đối với Khoa Công nghệ sinh học, tiến sĩ Thuận cho biết sẽ sử dụng các hình thức thi.
Ở hình thức thi vấn đáp, ngoài câu hỏi được bốc thăm ngẫu nhiên (70% điểm), SV phải trả lời câu hỏi mức độ khó hơn và suy luận hơn (30%) để đạt 100 điểm. Hình thức thi thuyết trình thông qua bài tập nhóm, giảng viên giao bài theo nhóm và cả nhóm cùng thuyết trình, và giảng viên có thể hỏi bất kỳ thành viên nào trong nhóm.
Ngoài ra, SV có thể làm bài tập nhóm không có thuyết trình, cả nhóm cùng thảo luận những vấn đề mở, hoặc làm bài tập. "Tất cả các hình thức kiểm tra đều được tương tác, thông báo qua hệ thống BlackBoard của trường và một số phần mềm khác, đều được giám sát bởi Phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục và Phòng Đào tạo ĐH của trường", tiến sĩ Thuận chia sẻ.
Tương tự, Khoa Marketing của Trường ĐH Tài chính - Marketing đều đã dạy trực tuyến 100% học phần. Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường, Trưởng khoa Marketing, sau mỗi buổi học, không ít SV xin thêm bài tập để làm.
"Việc kiểm tra đánh giá vì thế vẫn diễn ra đối với những học phần đã giảng dạy được 100% khối lượng. Trường cũng đã đưa ra hình thức đánh giá là cho SV làm tiểu luận, bài tập lớn cá nhân thay thế cho thi kết thúc học phần, điểm này chiếm 60%. Đối với các học phần chưa triển khai học trực tuyến hoặc học chưa đủ khối lượng thì khi SV quay trở lại trường, giảng viên sẽ dạy bù và tổ chức thi tập trung như trước đây", tiến sĩ Trường thông tin.
Còn tiến sĩ Hoàng Thái Hà, giảng viên Khoa Thủy sản, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết: "Tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, giảng viên có thể tự tổ chức thi trên các phần mềm ứng dụng nhà trường đã duyệt, hoặc cho bài tập lớn, dự án cá nhân, dự án nhóm ngay từ buổi học đầu tiên. Đối với các môn thuộc lĩnh vực ngoại ngữ, xã hội nhân văn, giảng viên nên cho SV thi vấn đáp trực tuyến...".
Là người đã thực hiện dạy và thi trực tuyến xong 2 môn kỹ năng học tập và kỹ năng làm việc, thạc sĩ Lương Thị Nhung, giảng viên Trường CĐ Thực hành FPT Ponytechnic, chia sẻ kinh nghiệm: "Tại trường, việc đánh giá SV qua quá trình học chiếm phần nhiều (60%), gồm cột điểm bài tập cá nhân và bài tập nhóm, quay lại phần thuyết trình của mình hoặc quay lại phần thực hành giao tiếp với ai đó trong gia đình... Còn 40% điểm là thi cuối môn.
Ra đề thi, kiểm tra trực tuyến như thế nào?
Tại Trường ĐH Đà Lạt, việc học trực tuyến sẽ diễn ra đến hết tháng 4, nhưng hiện chỉ triển khai được khoảng 20% tổng số học phần phù hợp như lý thuyết hoặc học ngôn ngữ nước ngoài. Trường cũng đã cho phép đánh giá quá trình học tập của SV qua trực tuyến, SV có thể làm bài, trả lời câu hỏi trực tiếp tại các buổi học trực tuyến hoặc nộp bài qua email. Còn điểm quá trình (thái độ học tập trong quá trình học trực tuyến vừa qua) sẽ chiếm khoảng 50% điểm kết thúc học phần.
Tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, nêu quan điểm: "Nếu dùng các hình thức đó để lấy điểm cuối kỳ thì việc kiểm tra đánh giá phải khác so với đánh giá tại các lớp học tập trung. Đề thi, câu hỏi phải mang tính suy luận, áp dụng thực tế là chủ yếu. Việc thi trực tuyến phải kết hợp được các tiêu chí về kiến thức và tư duy thực tế từ các kiến thức đã học. Có thể thi bằng cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong một thời gian quy định hoặc trả lời trực tiếp các câu hỏi của giảng viên. Đối với bài thi nộp qua email thì phải là dạng câu hỏi mở, đòi hỏi SV phải nghiên cứu tài liệu".
Theo thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM, việc chuẩn bị câu hỏi cho các bài thi trắc nghiệm trực tuyến mất rất nhiều thời gian. "Ngân hàng câu hỏi phải nhiều gấp 3 lần so với việc thi trực tiếp và công khai cho SV. Khi thi thì chỉ có 50 câu hỏi nhưng mỗi môn phải chuẩn bị ít nhất 150 câu. Các câu hỏi cũng phải đáp ứng được đúng tiêu chí là ôn lại được khối lượng kiến thức đã học, phản ánh chuẩn kiến thức của SV, không đánh đố nhưng cũng không được quá dễ", ông Lý nhận định.
Mỹ Quyên
Thí sinh đã đăng ký sơ tuyển vào các trường quân đội có phải đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia không? Nhiều bạn đọc gửi thư về tòa soạn đặt câu hỏi liệu thí sinh đã đăng ký sơ tuyển có phải đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia không và nếu thực hiện đăng ký xét tuyển thì hồ sơ đăng ký theo quy định của Bộ Quốc phòng hay Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT)? Trả lời: Các...