Khoa học máy tính “soán ngôi” bác sĩ, công an trong kỳ tuyển sinh ĐH 2019
Kỳ tuyển sinh ĐH năm nay có không ít bất ngờ khi ngành đào tạo về CNTT vượt trội với mức điểm trúng tuyển tăng vọt, “soán ngôi” các chuyên ngành hot năm trước là công an, bác sĩ…
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng, mùa tuyển sinh ĐH năm nay có điểm nổi bật là không chỉ có khối y dược và khối kinh tế được thí sinh ưa chuộng, lựa chọn mà một số trường kỹ thuật có điểm sàn ở tốp cao nhất trong đó, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang dẫn đầu với 7 ngành lấy từ 24 điểm đến 27,42 điểm.
Bà Phụng cho rằng điều này cho thấy các trường kỹ thuật đầu ngành đã cung cấp chương trình chất lượng, phù hợp với bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 và nhu cầu của thị trường lao động.
ĐH Bách khoa trong tốp đầu cả nước với điểm chuẩn Khoa học máy tính lên tới 27,42
Đến ngày 10/8, tất cả các trường đại học đều đã hoàn hoàn tất công bố điểm chuẩn đợt 1. Tổng số thí sinh xác nhận nhập học trước kỳ xét tuyển chung tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Điểm chuẩn cao nhất thuộc về ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa HàNộiv với điểm chuẩn xét tuyển là 27,42.
Điểm trúng tuyển vào trường cũng dao động ở mức cao, từ 20 – 27,42 điểm. Ngành Công nghệ thông tin vẫn giữ mức điểm chuẩn cao nhất trong các năm gần đây; và năm nay chuyên ngành Khoa học máy tính “lên ngôi” với 27.42 điểm, tăng 2.4 điểm so với năm ngoái.
Chương trình tiên tiến khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là một ngành mới của trường nhưng cũng có mức điểm trúng tuyển khá cao là 27 điểm.
Video đang HOT
Thống kê cho thấy ngành đào tạo của Trường Đại học Khoa học Tựnhiên ĐHQG- TP.HCM) có điểm trúng tuyển cao nhất là Nhóm ngành máy tính và Công nghệ thông tin với 25.00 điểm.
Ngay với Học viện ANND, điểm chuẩn cao nhất của trường này cũng thuộc về ngành An toàn thông tin với mức 26,72
Khoa học máy tính cũng là chuyên ngành có điểm trúng tuyển thuộc tốp đầu tại Trường ĐH Công nghệ (ĐH quốc gia Hà Nội). Năm nay, chuyên ngành này cũng tăng 3 điểm so với năm ngoái, từ 22 điểm lên 25 điểm. Ngành Công nghệ thông tin của trường này cũng tăng 2,1 điểm so với năm 2018.
Ở Trường ĐH Kinh tế quốc dân, điểm chuẩn của chuyên ngành Khoa học máy tính là 23.7, tăng 2.2 điểm so với năm trước.
Theo số liệu từ Bộ GD-ĐT, ngay khi kết thúc xét tuyển đợt 1, cả nước đã có 49% đơn vị tuyển sinh có số thí sinh trúng tuyển từ đủ chỉ tiêu trở lên; 61% số đơn vị tuyển sinh đạt từ 70% trở lên so với chỉ tiêu.
Với con số này, Bộ GD-ĐT khẳng định công tác tuyển sinh 2019 đã gần như hoàn tất.
Theo anninhthudo
Chọn nghề vào đời: Sự lựa chọn cân não
Người ta vẫn nói: "Đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời". Điều này hoàn toàn chính xác. Đường vào đời không phải là độc đạo. "Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome".
Để sống được và cao hơn nữa là để sống một cuộc đời hạnh phúc, thành công, chúng ta có rất nhiều cách thức và sự lựa chọn khác nhau, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức và quyết tâm của mỗi người.
Điều cốt yếu nhất là chúng ta sẽ chọn học ngành gì, làm nghề gì để nghề đó có thể vừa nuôi sống được bản thân, mang lại cho chúng ta niềm vui, những cơ hội thăng tiến tốt lại vừa giúp ích cho cộng đồng và xã hội? Câu hỏi này không dễ trả lời.
Đứng trước thời điểm mang tính quyết định, các bạn trẻ cần tỉnh táo để có những lựa chọn phù hợp. Ảnh: Quang Vinh.
Có người may mắn chọn được nghề phù hợp ngay từ đầu nhưng cũng có những người phải trả giá bằng thời gian, tiền bạc, sức khỏe mới có được đáp án chính xác cho mình. Vậy, để chọn được một ngành nghề phù hợp, chúng ta cần phải làm gì?
Có ba tiêu chí quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn nghề nghiệp:
1. Chọn nghề mình có thể làm tốt nhất.
2. Chọn nghề mình yêu thích nhất.
3. Chọn nghề xã hội đang cần nhất.
Trước ngưỡng cửa vào đời, mỗi người phải tự tìm hiểu, so sánh, cân nhắc và tự đưa ra quyết định cuối cùng cho riêng mình. Ở trình độ lớp 9 hoặc lớp 12, các em học sinh cũng đã đuợc trang bị một phông nền kiến thức và khả năng tư duy nhất định rồi.
Từ nhỏ tới lớn, chúng ta đã từng trải qua biết bao nhiêu ước mơ về nghề nghiệp tương lai. Bé trai thì hay mơ thành chú công an, bộ đội, cầu thủ, bác sĩ, luật sư... Bé gái thích trở thành cô giáo, người mẫu, ca sĩ, diễn viên... Ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai của trẻ con nhiều khi nó ngây thơ và hồn nhiên tới mức: ngày hôm nay vì ta thích ăn bim bim, kẹo mút... mà ta mơ lớn lên trở thành người bán hàng tạp hóa để được ăn quà vặt cho thỏa thích, ngày mai vì thích đọc truyện tranh quá ta lại đổi sang mơ trở thành chủ một hiệu sách thật to! Cái sở thích, đam mê nhiều khi nó rất dễ bị thay đổi. Vậy làm thế nào để biết mình thực sự đam mê công việc gì? Lại một câu hỏi khó được đặt ra.
Khi chúng ta làm một công việc mà chúng ta cảm thấy mình bị cuốn hút, càng làm càng say mê, tìm tòi khám phá, không thấy khó, không thấy khổ; càng khó, càng khổ càng hấp dẫn, thôi thúc bản thân muốn vượt qua mọi khó khăn để chinh phục những đỉnh cao của nghề; làm việc mà như đang tận hưởng, thưởng thức công việc, làm như không làm, luôn luôn có cảm hứng sáng tạo để phát triển... thì đó đích thực là một công việc dành cho bạn. Nhưng vấn đề là chúng ta phải quyết định chọn một nghề khi chúng ta chưa hề được làm thử mà hoàn toàn chỉ tìm hiểu nó trên lý thuyết, qua hình ảnh và quan sát từ người khác mà thôi thì sự nhầm lẫn vẫn có thể xảy ra.
Thật chẳng có gì sung sướng bằng việc chúng ta được tự do chọn nghề, chọn công việc theo đúng sở thích, năng lực của mình. Đấy gọi là "người chọn nghề chủ động", chúng ta được quyền tự lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy. Nhưng cũng có rất nhiều người phải "chọn nghề thụ động", tức là chọn nghề theo hoàn cảnh, theo ý muốn và sự sắp đặt của người khác mà cụ thể là bố mẹ. Chỉ vì bố mẹ hoặc người thân công tác lâu năm trong nghề, có sẵn "suất thế chân" hoặc có mối quan hệ ngoại giao tốt để xin việc sau khi con ra trường nên chọn học ngành đó. Có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là mơ ước của tất cả mọi học sinh - sinh viên. Có em học sinh nhà nghèo quá, không đủ tiền ăn học mấy năm trời nên quyết tâm thi vào các trường được bao cấp trong suốt quá trình ăn học lẫn đảm bảo đầu ra, được bố trí việc làm sau khi ra trường như công an, an ninh, quân đội... mặc dù em thích làm nghề khác.
Nhưng dễ dàng xin được việc không có nghĩa là công việc ấy dễ làm, không phát sinh khó khăn. Bất cứ một ngành nghề, một công việc gì cũng có lúc nọ lúc kia, lúc thăng lúc trầm, có niềm vui và khó khăn riêng của nghề ấy. Nếu không thực sự yêu nghề, đam mê công việc, chúng ta sẽ không đủ kiên nhẫn để vượt qua thử thách, cảm thấy nhàm chán, dễ nản lòng, thối chí và bỏ cuộc. Phải làm một công việc mình không thích cũng giống như việc chúng ta phải chung sống với một người mà chúng ta không có tình yêu thương. Điều đó thật nhàm chán và tẻ ngắt, thậm chí như một sự tra tấn, cực hình.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan, chúng ta cũng cần xét các yếu tố khách quan khi chọn nghề. Chúng ta làm việc tức là chúng ta bán sức lao động. Vậy thì chúng ta phải tuân theo quy luật "cung - cầu". Chúng ta không chỉ bán thứ chúng ta có mà cần phải bán thứ thị trường cần thì mới đắt hàng được. Nhu cầu nhân lực của xã hội không cố định, không bất biến mà có tính thời điểm, thậm chí thay đổi với tốc độ chóng mặt. Ngành này, nghề này năm nay đang hot, thí sinh đâm đơn vào ầm ầm, điểm tuyển sinh cao chót vót, người làm nghề hái ra tiền nhưng có khi chỉ một vài năm sau nó đã trở nên lỗi thời, mất vị thế. Bởi vậy, để chọn được một nghề có tuổi thọ lâu dài cũng không hề đơn giản chút nào, nếu không nói là vô cùng cân não, có khi còn hên xui.
Thị trường lao động Việt Nam luôn luôn xảy ra tình trạng "thừa thầy - thiếu thợ". Ai cũng mong mình đỗ đại học để được làm công việc trí óc, nhàn hạ hơn, thu nhập cao hơn, có cơ hội thăng tiến tốt hơn công việc lao động chân tay thuần túy nên lĩnh vực sản xuất, thi công... luôn khan hiếm thợ có tay nghề, đặc biệt là thợ bậc cao. Nhiều cử nhân vừa ra trường đã ngay lập tức thất nghiệp. Người có điều kiện kinh tế thì tiếp tục theo học lên các bậc cao hơn để chờ cơ hội xin việc. Người bị thúc ép về kinh tế thì buộc phải vứt bằng cử nhân vào xó tủ để làm tạm công việc gì đấy kiếm sống qua ngày, cho dù trái ngành trái nghề hoặc lao động phổ thông. Thậm chí có nhiều người còn phải đăng ký học thêm nghề mới, lãng phí 4 - 5 năm trời ăn học đại học.
Để khắc phục tình trạng "thừa thầy - thiếu thợ", hạn chế lãng phí chi phí đào tạo, để "cung" sát với "cầu" hơn thì Chính phủ đã phê duyệt đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025", trong đó đáng chú ý là: "Mục tiêu đến năm 2025 sẽ có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS "rẽ ngang" sang học nghề ở trình độ sơ cấp, trung cấp; ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT sẽ tiếp tục học nghề ở trình độ cao đẳng". Đấy là chính sách vĩ mô từ trung ương. Còn bản thân mỗi học sinh cũng cần tự đánh giá năng lực của mình và tham khảo nhu cầu của thị trường lao động mà quyết định học tiếp lên cao hay rẽ ngang đi học nghề cho phù hợp.
Không có nghề nào không cao quý, không có nghề nào tự thân nó phân biệt đẳng cấp sang - hèn, sự phân biệt chẳng qua là do con người tự đặt ra và gán cho nó thôi. Mỗi một nghề chân chính đều có giá trị và sự cần thiết riêng. Tự mình làm việc để nuôi sống mình, mang lại lợi ích cho gia đình, góp phần xây dựng xã hội phồn vinh, hạnh phúc thì đều được tôn trọng. Thầy cô, cha mẹ và các tổ chức giáo dục, các trung tâm môi giới - tuyển dụng lao động cần quan tâm, tư vấn, hướng nghiệp cho các em để các em có được sự lựa chọn đúng đắn nhất, sáng suốt nhất, sát với thực tế nhất. Để mỗi em sau khi học nghề, ra đời có thể nhanh chóng tìm được việc làm và làm việc bằng tất cả sự háo hức, say mê, nghiên cứu, cống hiến, chinh phục được nhiều đỉnh cao trong sự nghiệp. Hay chí ít ra, cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được làm nghề mình đã chọn, đã học. Để mỗi giây phút, mỗi giờ, mỗi ngày, được sống và làm việc là niềm vui chứ không phải là áp lực hay gánh nặng trách nhiệm.
Bất cứ sự lựa chọn sai lầm nào cũng phải trả giá. Có những sai lầm phải trả giá bằng cả một cuộc đời, không thể làm lại được. Sai lầm khi chọn nghề sẽ phải trả giá bằng tiền bạc, thời gian, công sức và cơ hội thành đạt. Tôi mong các bạn trẻ khi đứng trước những thời điểm mang tính quyết định, hãy bình tĩnh, tỉnh táo, khôn ngoan để phân tích, lựa chọn và có được quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất cho bản thân mình. Khi thấy không phù hợp thì dám bước ra khỏi "vùng an toàn" để thay đổi và làm lại.
Phố Hoa
Theo daidoanket
Đây là điều các bậc cha mẹ rất nên làm khi phát hiện ra con mình bắt đầu nói dối Cha mẹ hãy làm theo những lời khuyên sau nếu con nói dối, dù là những lời nói dối vô hại hay những câu chuyện được bịa "công phu". Bỗng một ngày, ba mẹ phát hiện ra nhóc tì ngây thơ, hồn nhiên nhà mình đã bắt đầu biết nói dối. Đây hẳn là một cú sốc không nhỏ trên hành trình làm...