Khoa học hóa bữa ăn để duy trì cân nặng
Chế độ ăn uống dư thừa, lối sống ít vận động hiện nay của chúng ta đã làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm ở người trưởng thành.
Với người trưởng thành, thừa cân là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật, như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gout…
Vì vậy, người trưởng thành cần biết số cân nặng phù hợp với mình để duy trì chế độ ăn uống và hoạt động thể lực để phòng tránh thừa cân.
Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ Viện Dinh dưỡng quốc gia, thừa cân hoàn toàn phòng ngừa được. Hai giải pháp then chốt để phòng thừa cân là tăng cường hoạt động thể lực, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và dinh dưỡng lành mạnh.
Chúng ta có thể khoa học hóa bữa ăn để duy trì cân nặng: Nguồn năng lượng từ chất bột, đường nên cung cấp 60-65% tổng nhu cầu năng lượng một ngày. Nên ăn ít thịt, không quá 100g/ngày/người trưởng thành, khuyến khích ăn cá, các hạt họ đậu.
Sữa là thực phẩm giàu canxi và vitamin nên tùy theo thể trạng cơ thể mà chọn sữa toàn phần hoặc sữa tách bơ để bổ sung cho cơ thể.
Về chất béo, tổng số năng lượng do chất béo nên đạt ít nhất 15% và không vượt quá 25% tổng năng lượng khẩu phần. Ưu tiên sử dụng dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt. Chú ý ăn đủ rau xanh, hoa quả với lượng trung bình 400g/người/ngày.
Video đang HOT
Hạn chế tiêu thụ nước ngọt có gas, chúng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch, loãng xương. Không nên lạm dụng các món xào, rán, nướng, mà tăng cường ăn các món luộc, hấp để giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm…
Tất nhiên, để duy trì được cân nặng lý tưởng thì với cách thực hành ăn uống nào cũng cần phải phối hợp với nếp sống lành mạnh, năng động, hoạt động thể lực đều đặn.
Gần 1.000 ca đột quỵ trong một tháng
Mới chính thức đi vào hoạt động được một tháng song Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tiếp nhận gần 1.000 bệnh nhân đột quỵ, đáng chú ý 10% là người trẻ, có trường hợp chỉ 14 tuổi.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là đột quỵ não, gồm 2 dạng: xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ) và thiếu máu cục bộ não xảy ra khi mạch máu đưa lên não hoặc trong não bị nghẽn do huyết khối, thành mạch xơ vữa.
Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Mặc dù nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng họ vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí là mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trẻ hóa người mắc đột quỵ
Thông thường, đột quỵ thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột quỵ.
Một bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho biết trong một tháng qua, Trung tâm tiếp nhận khoảng 1.000 ca đột quỵ, trong đó có tới 10% là bệnh nhân trẻ (dưới 44 tuổi). Hiện trong trung tâm có khoảng 10 ca là bệnh nhân trẻ, có ca chỉ mới 14 tuổi.
Bệnh nhân 14 tuổi đến viện với biểu hiện đau đầu nhưng rất may chưa có rối loạn vận động. Chụp cắt lớp các bác sĩ đã phát hiện dị dạng mạch não, nên tiến hành can thiệp tích cực.
Xử trí người đột quỵ tại nhà như thế nào trong chờ cấp cứu?
Biện pháp sơ cứu chủ yếu là đảm bảo hô hấp tốt: thông thoáng, không có dị vật, không bị sặc..., kiểm soát huyết áp. Đồng thời nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, hạn chế di động vùng đầu bệnh nhân, chứ không phải "đừng bao giờ di chuyển nạn nhân".
Cụ thể:
Khi phát hiện một người nghi ngờ bị đột quỵ
- Gọi người xung quanh đến hỗ trợ
- Đặt bệnh nhân nằm xuống giường hoặc nền cứng, nới bỏ quần áo, các vật có thể gây chèn ép vùng cổ tránh ảnh hưởng đến hô hấp
- Tư thế đặt bệnh nhân đầu cao, khoảng 20-30 độ so với mặt phẳng, nên quay đầu bệnh nhân sang một bên. Trong trường hợp bệnh nhân có rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, nôn sặc để không may bệnh nhân bị nôn thì sẽ nôn ra ngoài
Tránh tình trạng để nằm ngửa khi bệnh nhân nôn ra sẽ hít phải toàn bộ chất nôn, chất tiết vào đường hô hấp gây nguy hiểm tính mạng.
Nếu được chúng ta nên tháo hết răng giả, vật trong miệng, dùng khăn lau sạch chất tiết ở mũi, miệng bệnh nhân tránh làm tắc nghẽn đường thở của người bệnh.
- Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống ngậm bất kỳ thuốc gì.
Vì khi bệnh nhân đột quỵ có thể bị rối loạn ý thức, rối loạn phản xạ nuốt nếu cho bệnh nhân ăn, uống có thể gây sặc, và gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.
- Nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để bác sĩ đến đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất và có khả năng điều trị chuyên sâu về đột quỵ.
Đột quỵ có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ rất nhẹ như một người bỗng dưng hơi đầy lưỡi, nói hơi ngọng, nặng thì rối loạn ngôn ngữ, mất tiếng, không nói được. Thông thường biểu hiện của nó liên quan đến một nhóm cơ như đang cầm đũa, bát, bút thì làm rơi xuống. Nặng hơn thì tê một nhóm cơ, điển hình hơn là yếu, liệt hẳn một nửa người; nặng hơn nữa là người bệnh có thể bị bán mê hoặc hôn mê.
Khi đã xảy ra tai biến thì khó mà tránh được di chứng dù đến sớm và được xử lý tốt mà chỉ có thể giảm thiểu di chứng. Trường hợp may mắn không chết thì cũng để lại di chứng, có ca không điều trị được, nặng có thể rơi vào trạng thái thực vật, hôn mê sâu, thậm chí dẫn đến tử vong.
Cũng vì thế, vấn đề cần chú trọng ở đây là kiểm soát, dự phòng, quản lý huyết áp, dự phòng không để tai biến xảy ra. Những người có nguy cơ bị tai biến là: tăng huyết áp không được theo dõi và điều trị tốt, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, suy tim nặng, người ít vận động hoặc bị liệt (nguy cơ hình thành huyết khối), người có bệnh lý van tim hoặc theo dõi và dùng thuốc chống đông không đều.....
Tại sao bị chuột rút khi ngủ? Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa, khiến bạn đau đớn. Nhưng tại sao chuột rút lại thường xảy ra khi ngủ? Chuột rút dễ xảy ra với các vận động viên, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người bệnh...