Khoa học địa lý quan trọng trong bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam
Đó là chủ đề chính rất thời sự trong hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 6 diễn ra tại Huế ngày 30/9 với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên về địa lý có tiếng trong cả nước.
Hội nghị với chủ đề “Khoa học địa lý với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam” do Hội Địa lý Việt Nam, Hội Địa lý và Tài nguyên môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng trường ĐH Sư phạm Huế (ĐH Huế) phối hợp tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên tại Huế diễn ra hội nghị khoa học địa lý toàn quốc.
Đông đảo các nhà khoa học Địa lý tại Việt Nam tham gia hội nghị.
Có tất cả 187 báo cáo trên 4 lĩnh vực chính là “Địa lý biển và hải đảo Việt Nam”, “Địa lý tự nhiên, Tài nguyên và Môi trường”, “Địa lý kinh tế xã hội, Địa lý chính trị và quân sự”, “Đào tạo địa lý, Phương pháp và công nghệ nghiên cứu địa lý”. Đặc biệt ở lĩnh vực đầu tiên có 22 báo cáo tập trung vào một số lĩnh vực như: vai trò và vị thế của biển, hải đảo Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước Đặc điểm địa lý tự nhiên và các quá trình động lực Diễn biến môi trường biển và hải đảo Phát triển bền vững kinh tế – xã hội.
“Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng là vai trò của địa lý chính trị và quân sự cũng đã được các nhà khoa học phân tích và đánh giá rõ nét. Có thể nói, đây là một trong những đóng góp quan trọng tại hội nghị này trong bối cảnh những tranh chấp, xung đột đang diễn ra phổ biến trên biển Đông với quy mô và tần suất xuất hiện ngày càng gia tăng. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học địa lý đã góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển và hải đảo có nhiều tranh chấp” – GS.TS.Nguyễn Cao Huần, Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam khẳng định.
GS.TS.Nguyễn Cao Huần, Chủ tịch Hội địa lý Việt Nam.
Ghi nhận các ứng dụng và tính hiệu quả của khoa học địa lý cũng như hướng đề xuất để phát triển thêm ngành trong thời gian tới gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ biển đảo, PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư – Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh: “Trong tình hình biển Đông đang nóng bỏng, Khoa học địa lý đã kịp thời hướng mục đích vào đó là một việc làm rất đáng khen ngợi. Hơn nữa, chúng ta cần hướng nhiều hơn đến việc tư vấn – thẩm định – phản biện xã hội ở các dự án lớn về biển đảo đất nước phối hợp với Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam xây dựng quy hoạch không gian biển – Chiến lược công nghệ biển nhằm tạo cơ sở khoa học để quy hoạch, phát triển bảo vệ kinh tế biển. Tất cả việc làm này nhằm đưa Việt Nam đến năm 2020 sẽ trở thành một nước mạnh về biển, giàu về biển như Nghị quyết Trung ương Đảng đã đề ra”.
GS.TSKH Nguyễn Văn Cư – Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nêu ý kiến các nhà khoa học Địa lý cần hướng mục đích hành động nhiều hơn nữa để giúp sức xây dựng đất nước trở thành nước giàu và mạnh về biển đến năm 2020.
Video đang HOT
4 báo cáo quan trọng được báo cáo tại phiên toàn thể phần lớn hướng về biển đảo Việt Nam như báo cáo “Vị thế Việt Nam” – GS.TSKH. Lê Đức An, “Để khoa học công nghệ biển thực sự trở thành động lực phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển” – GS.TS. Lê Đức Tố, “Thành tựu nghiên cứu biển – đảo Việt Nam ở Viện Địa lý và định hướng nghiên cứu tổng hợp” – TS. Nguyễn Đình Kỳ, “Hoạch định không gian sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cho quản lý tổng hợp đới bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” – PGS.TS. Trần Anh Tuấn.
Cùng với đó là một số đề tài đáng chú ý khác về địa lý biển đảo và địa chính trị – quân sự như: “Địa lý Biển Đông: bốn giá trị cốt lõi, một tầm nhìn hướng tới địa lý biển thông minh” – Vũ Như Vân “Bước đầu phân loại cảnh quan biển và hải đảo Việt Nam” – Nguyễn Thành Long “Tài nguyên vị thế các đảo ven bờ Nam Trung Bộ” – TS. Uông Đình Khanh “Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ở vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế” – PGS.TS. Lê Văn Thăng, Nguyễn Huy Anh, Đinh Thanh Kiến “Nguồn gốc và hình thái bờ vịnh Bắc bộ” – TS. Nguyễn Thanh Sơn “Cơ sở khoa học cho đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động quân sự ở Việt Nam” – TS. Nguyễn Đăng Hội “Tổ chức không gian lãnh thổ vùng biên giới Việt Nam – Campuchia hướng tới phát triển bền vững” – ThS. Nguyễn Minh Hiếu…
Nhiều báo cáo thiết thực của ngành khoa học Địa lý đã đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
Hiệu quả của những công trình nghiên cứu địa lý đã được xã hội thừa nhận, tạo nên vị thế của Khoa học Địa lý so với những ngành khoa học khác. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học địa lý đã thực hiện thành công và có hiệu quả kinh tế – xã hội hàng trăm đề tài nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực như: điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên – môi trường các vùng lãnh thổ, các lưu vực sông, xây dựng các tập atlas về tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường và các bản đồ quy hoạch các vùng lãnh thổ, ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công tác điều tra, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Cùng với những chuyên ngành đào tạo truyền thống như địa lý tự nhiên, địa mạo, cảnh quan học, địa lý kinh tế – xã hội nhiều chuyên ngành mới mang tính định lượng và hiện đại đã được đào tạo ở các bậc đại học, thạc sỹ và tiến sỹ. Đặc biệt, chuyên ngành đào tạo về công nghệ viễn thám và GIS đã được hầu hết các cơ sở đào tạo triển khai với những ứng dụng thực tế ngày càng đa dạng. Hàng năm, hàng nghìn cử nhân, hàng trăm thạc sỹ, hàng chục tiến sỹ địa lý đã được đào tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
Khen thưởng và trao bằng khen của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam cho 25 tập thể, cá nhân Khoa học Địa lý xuất sắc trên toàn quốc.
Đại Dương
Theo dân trí
Hoàng Sa, Trường Sa vào lớp học
Từ năm học này, các tiết học chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa được các tỉnh, thành Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ngãi... đưa vào giảng dạy chính khóa. Nhiều địa phương lần đầu tiên hoàn chỉnh biên soạn tài liệu chủ quyền biển đảo phục vụ giảng dạy.
Sôi động tiết học chủ quyền
Chiều 10/9, tiết cuối lớp Địa lý 9/3 trường THCS Trưng Vương (Hải Châu, Đà Nẵng), cô giáo Nguyễn Thị Tình tổ chức buổi chuyên đề "tìm hiểu biển đảo" cho học sinh.
Cô Tình treo tấm đồ biển đảo to rõ giữa bảng đen. Vừa trình bày, cô vừa viết kiến thức cơ bản lên bảng. Dưới lớp, học sinh chăm chú.
"Hoàng Sa là huyện đảo thuộc Đà Nẵng, Trường Sa là huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa" - lớp học đồng thanh đáp lại câu hỏi của cô giáo. Em Trần Vũ Hạnh Quyên đọc từng tọa độ hai quần đảo.
"Những tiết học này vừa được lồng ghép trong các tiết Địa lý địa phương (tiết 48, Địa lý lớp 9), và những tiết tăng cường. Lớp 9, các em được học kiến thức cơ bản nhất về hai quần đảo trên, bắt đầu học chuyên sâu hơn về cả địa kinh tế, chính trị...", cô Tình nói.
Em Quyên trình bày kiến thức về Hoàng Sa, Trường Sa trước lớp học
Em Quyên cho biết việc học chủ quyền biển đảo rất sôi nổi, đa dạng, vừa bằng bản đồ, vừa làm Power point trình chiếu. Những năm trước cũng được học về biển đảo, nhưng năm nay chuyên sâu hơn.
Thầy Nguyễn Tiến Khải - Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: Đầu năm học, giáo viên Sử, Địa được tập huấn kiến thức biển đảo. Ở tuần lễ công dân và tại các buổi chào cờ đầu tuần, trường đều tuyên truyền về chủ quyền biển đảo.
Tại Khánh Hòa, cấp tiểu học, các cháu bé được dạy những kiến thức cơ bản nhất về Trường Sa, Hoàng Sa. Khối THCS trở lên thêm kiến thức về lịch sử, quá trình xác lập chủ quyền.
Ngoài ra, còn có các bài đọc thêm, hình ảnh minh họa, các chương trình ngoại khóa bắt buộc, như tầm quan trọng của biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa hôm nay và trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo...
Theo Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, bề dày truyền thống lịch sử quê hương của hải đội Hoàng Sa, cùng hoạt động kinh tế biển đảo khiến các tiết học chủ quyền luôn sinh động.
Năm nay, ngành nhân rộng việc dạy học biển đảo, chủ quyền trên toàn tỉnh, từ ngoại khóa đến chính khóa. Theo thiết kế chương trình của Bộ GD&ĐT, các số tiết học Lịch sử, Địa lý địa phương sẽ chiếm từ 10-12 tiết cho hai cấp THCS, THPT, Quảng Ngãi dành phần lớn số tiết này tập trung dạy về Trường Sa, Hoàng Sa và các biển đảo.
Tài liệu chính thức
Theo thầy Nguyễn Minh Hùng- Phó GĐ Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng: Thành phố chủ trương đưa nội dung biển đảo vào lớp học từ 4 năm rồi nhưng tài liệu, giáo trình chưa hoàn chỉnh.
Với tài liệu chính thức vừa được công bố như cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa (UBND huyện Hoàng Sa, NXB Thông tin và truyền thông, xuất bản tháng 1-2012), tạo cơ sở hoàn chỉnh các bài học về biển đảo, chủ quyền.
Trước thềm năm học, Sở GD&ĐT Khánh Hòa hoàn chỉnh và ra mắt bộ tài liệu Hoàng Sa, Trường Sa trong các bài giảng Lịch sử, Địa lý địa phương.
Theo thầy Lê Tấn Tú, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa, mỗi tập tài liệu dày 35-40 trang được Sở, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội đồng Khoa học lịch sử hoàn chỉnh sau hơn 1 năm nghiên cứu, biên soạn tạo "bộ sườn" dạy học hoàn chỉnh nhất.
Ở mỗi phần địa lý, lịch sử có tài liệu, giáo trình riêng. Nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa thể hiện đầy đủ dưới các lĩnh vực: tổng quan, điều kiện tự nhiên, địa lý, quá trình lịch sử xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam...
Thay vì tổ chức tự phát giảng dạy như trước đây, tài liệu này giúp các trường xây dựng nội dung, số tiết, phương pháp giảng dạy, hết thời "mò mẫm" tự biên, tự dạy.
Theo tiền phong
Khánh Hòa đưa chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa vào chương trình học Sở GD-ĐT Khánh Hòa cho biết từ năm học mới 2012 - 2013, ngành giáo dục tỉnh sẽ tăng cường giảng dạy về chủ quyền Trường Sa - Hoàng Sa cho học sinh các bậc THCS, THPT qua môn học Lịch Sử, Địa Lý. Sở GD-ĐT tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác hoàn thành đề tài "Nghiên cứu,...