Khổ với phụ huynh ‘trực thăng’
Trường như bị “lái” bởi một người trong ban đại diện phụ huynh, đang tổ chức ăn bán trú ở nhà ăn tầng trệt nhưng người đó có ý kiến thế là học sinh toàn trường phải lên tận lầu 3.
Phụ huynh nếu phát huy đúng vai trò của mình sẽ tích cực hỗ trợ nhà trường nuôi dạy con em. Trong ảnh: cha mẹ tham gia cùng con trong một chương trình của Trường mầm non Họa Mi 3, Q.5, TP.HCM – Ảnh: N.HÙNG
Trong khi lối cầu thang lên xuống chỉ có một, các con phải chen chúc nhau đi rất tội, chị N.T.An, phụ huynh có con đang học một trường tiểu học ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM, bức xúc kể về những người mà chị gọi là “phụ huynh trực thăng”, luôn “bay vòng vòng”, can thiệp, điều hành mọi hoạt động của trường, lớp.
Dù vậy, chị An cũng không phủ nhận vai trò của hội cha mẹ học sinh, cũng như đóng góp của những phụ huynh đặc biệt này.
Nhiều trường quá lệ thuộc vào những phụ huynh là các nhà hảo tâm, bị chi phối bởi các kế hoạch mà họ là người hỗ trợ, đóng góp phần lớn. Hiệu trưởng không để phụ huynh kiểm soát, không thay đổi kế hoạch, mà nên theo kế hoạch trường đã làm trước đó.
Thầy Nguyễn Xuân Đắc (hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, TP.HCM)
Từ đổi nhân sự nhà ăn đến bầu ban cán sự lớp
“Có trường một bảo mẫu phải quản tới 2-3 lớp, dù rất cố gắng nhưng không xuể nên có cô ngất xỉu. Phụ huynh học sinh yêu cầu kiểm tra sức khỏe tốt mới được làm việc, yếu thì nghỉ, tìm người thay thế… Cả trường ai cũng biết đó là chủ trương tự đưa ra của một thư ký trong ban cha mẹ học sinh của trường. Tôi không biết họ là ai và tại sao lại điều hành trường, can thiệp quá sâu?” – chị An nói thêm.
Phụ huynh P.T.O. có con học ở Q.1 cũng từng bức xúc vì thấy có người trong ban đại diện của trường can thiệp vào cả việc bầu ban cán sự lớp.
Chị cho biết: “Ban cán sự lớp là việc của giáo viên chủ nhiệm, trong quá trình quản lý lớp mới nắm được em nào giỏi, em nào nổi trội, em nào được tập thể lớp tín nhiệm thì mới bầu, để quản lý lớp, làm cầu nối tốt cho giáo viên. Đằng này, có một nam phụ huynh, cũng là nhà hảo tâm có tiếng của trường, chọn luôn lớp phó, lớp trưởng… trong đó có con mình. Như thế là không được”.
Có không ít phụ huynh “bay vòng” trên giáo viên, điều hành, quản lý, “quán xuyến” luôn công việc của thầy cô. Cô Nguyễn Thị H. – giáo viên ở Q.Gò Vấp – kể: “Lớp có được hội phụ huynh học sinh theo sát, cô và trò như được chia sẻ. Nhưng ngược lại, họ can thiệp quá sâu vào chuyên môn, như đổi nhân sự nhà ăn, bầu ban cán sự lớp, yêu cầu kiểm tra giáo án…
Thậm chí, có người từng đòi tôi cung cấp file giáo án điện tử để họ đối chiếu, bởi họ cũng là giáo viên tiếng Anh. Họ luôn yêu cầu cô phải làm thế này, thế kia. Có người còn muốn trao đổi điểm số kiểm tra trước khi phát bài, thông báo cho học sinh. Tôi thấy mình bị làm phiền và gần như bị “vô hiệu hóa” vai trò đứng lớp”.
Hiệu trưởng phải điều chỉnh
Gần đây dư luận xôn xao về câu chuyện khó xử liên quan tới phụ huynh “trực thăng” ở một trường tiểu học Q.Bình Thạnh, khiến lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận phải vào cuộc. “Đầu năm học, trường này đang chờ hiệu trưởng mới, phó hiệu trưởng là người phụ trách chung.
Phụ huynh phản ảnh rằng người này bị một số thành viên trong hội cha mẹ học sinh “điều khiển”, bị “lái” trong công tác chung ở trường, ảnh hưởng đến quyền lợi học sinh. Phòng đã xác minh, đúng có chuyện đó xảy ra và đã chuyển công tác hiệu phó sang một trường khác, ổn định lại trường, lớp, tinh thần phụ huynh” – một lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.Bình Thạnh nói.
Cô Hứa Thị Diễm Trâm – hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh) – chia sẻ câu chuyện mình từng chứng kiến là có một số phụ huynh trong ban đại diện còn can thiệp vào công tác tổ chức nhân sự của nhà trường, thậm chí “lái” không cho hiệu trưởng được bổ nhiệm tiếp.
Theo cô Trâm, gặp trường hợp như vậy, nếu không tiện trao đổi với phụ huynh thì hiệu trưởng nên báo cấp trên. Ngoài ra, hiệu trưởng cần nắm vững thông tư 55 về điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh để làm việc với phụ huynh, giúp phụ huynh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
“Ngoài ra, cần xây dựng tập thể nội bộ nhà trường đoàn kết, thống nhất, đảm bảo các hoạt động của nhà trường chặt chẽ, công khai, không có điểm hở để khỏi bị phụ huynh can thiệp” – cô Trâm nói.
Nói thêm về giải pháp, cô Trâm cho biết hiệu trưởng phải nói chuyện riêng với phụ huynh, không phải trong cuộc họp, mà có khi chỉ trong một buổi cà phê, bữa ăn thân mật nào đó. Qua đó ghi nhận sự đóng góp của cha mẹ học sinh nhưng cũng khéo léo nhắc nhở họ có những thứ cần để giáo viên làm, nếu không sẽ sai quy định.
Việc này cũng cần “nghệ thuật nói” của hiệu trưởng, làm sao để phụ huynh có điểm dừng, cân nhắc không can thiệp quá sâu.
Chỉ là số ít
Chị Thanh Hà, ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), chia sẻ: “Tôi nằm trong ban đại diện phụ huynh 15 năm, ở trường của 3 con. Vai trò của chúng tôi là đồng hành cùng trường, lớp trong các hoạt động, tạo sân chơi cho các con. Chuyên môn dạy học, ban phụ huynh không can thiệp sâu. Đã trong ban phụ huynh thì ai cũng lăn xả, tự nguyện hỗ trợ cho trường vì tất cả các con chứ không phải chỉ nhiệt tình vì lớp có con của mình.
Quan điểm của tôi là ban phụ huynh không lấn sâu, không yêu cầu, bởi theo tôi có những việc ở lớp phụ huynh có cao siêu cỡ nào cũng không thay thế được giáo viên, chỉ thầy cô mới làm được. Phụ huynh ‘trực thăng’ tôi nghĩ là có nhưng chỉ là số ít”.
Đảm bảo an toàn cho học sinh như thế nào khi Covid-19 bùng phát trở lại?
Trước diễn biến bất ngờ và phức tạp của dịch Covid-19, các trường học đã có kế hoạch ứng phó chủ động nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
Học sinh đeo khẩu trang trong lớp học - PHẠM HỮU
Nhà trường công bố số điện thoại "nóng"
Để chủ động ứng phó trước những diễn biến bất ngờ của dịch Covid-19, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng, đảm bảo an toàn cho học sinh, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) đã kêu gọi sự chung tay, phối hợp của phụ huynh học sinh và nâng cao ý thức của mỗi cá nhân.
Cảnh giác cao độ sau nhiều ca Covid-19 lây nhiễm cộng đồng ở TP.HCM
Ngay trong sáng nay 2.12, tất cả các bồn rửa tay, nhà vệ sinh của Trường THCS Nguyễn Du đã được tăng cường thêm xà phòng sát khuẩn, dung dịch rửa tay cho học sinh. Các phòng học và phòng sinh hoạt tạm dừng việc sử dụng máy lạnh trong các tiết đầu để thông thoáng. Các bộ phận được phân công tăng cường kiểm soát vệ sinh, thường xuyên lau rửa nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt vật dụng bằng chất tẩy rửa...
Bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trường nhà trường, cho hay đã gửi thông báo trực tiếp đến từng phụ huynh của gần 2.000 học sinh số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm, số điện thoại nóng của văn phòng để tiếp nhận thông tin của mỗi học sinh.
Theo đó, Trường THCS Nguyễn Du đề nghị phụ huynh cung cấp thông tin trong 3 tuần gần đây, gia đình học sinh, học sinh có tiếp xúc với các trường hợp nhiễm Covid-19 hay không. Trong các ngày đi học, học sinh có biểu hiện không khỏe nhưsốt, ho khan, chảy mũi, đau họng... phụ huynh cho học sinh ở nhà để theo dõi tình hình sức khỏe và thường xuyên cập nhật thông tin sức khỏe đến nhà trường.
Đồng thời, nhà trường và phụ huynh cùng tiếp tục hướng dẫn các em những biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 như sau: Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc nước rửa tay có chứa cồn. Luôn mang khẩu trang y tế đúng cách khi đến trường, nơi đông người và ngoài lớp học. Học sinh chủ động mang bình nước cá nhân, nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang khi đến trường...
Học sinh tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch - BẢO CHÂU
Tiếp viên hàng không (BN1342) đi học ở ĐH HUTECH trong thời gian tự cách ly Covid-19
Triển khai đồng bộ các ứng dụng học trực tuyến
Còn tại Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, trường đã trang bị trên 6.000 khẩu trang y tế, dung dịch rửa tay khô đủ để phục vụ cho 1.550 học sinh trong thời gian dịch Covid-19 đang xảy ra. Bên cạnh đó, nhà trường đã chuẩn bị sẵn 22 dụng cụ đo thân nhiệt và 72 bồn rửa tay đảm bảo đủ chỉ tiêu.
Hằng ngày, trước tiết học giáo viên tuyên truyền, nhắc nhở học sinh không lơ là trong phòng dịch Covid-19. Và để ứng phó kịp thời, giáo viên tất cả các bộ môn chuẩn bị tâm thế dạy trực tuyến để đảm bảo việc nghỉ dịch nhưng không nghỉ dạy. Năm này, việc dạy trực tuyến có thể triển khai đồng bộ trên các ứng dụng của đa dạng các kênh như Zalo, Facebook, Viber, Website nhà trường và sử dụng phần mềm 789 để thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên. Điều quan trọng là cả nhà trường, phụ huynh cùng bình tĩnh ứng phó để học sinh không phải hoang mang, lo lắng.
Dạy học thể dục: Trong cái khó ló cái khôn Nhiều trường học tại TPHCM không có đủ điều kiện sân bãi, nhà thi đấu để học sinh (HS) học các môn Giáo dục thể chất tại trường. Để HS có không gian học tập, nhiều mô hình phối hợp dạy học sáng tạo được áp dụng. HS Trường THCS Nguyễn Du - Quận 1 - TPHCM tranh thủ tập luyện môn đá...