Khổ sở vì mẹ chồng hiền lại lẩm cẩm
Rèm cửa đang màu sữa thanh tao giờ bị bà thay thế bằng đống vải hoa lòe loẹt. Mẹ chồng còn tự tay may những vỏ gối đỏ và thêu trên đó vài bông hồng méo mó.
ảnh minh họa
Nhiều bạn bè, đồng nghiệp hay hàng xóm nhìn vào gia đình tôi ngưỡng mộ và ghen tị vì tôi có mẹ chồng hiền lành, chăm chỉ, vì con vì cháu. Nhưng ở trong chăn mới biết chăn có rận. Từ ngày lấy chồng, tôi đã phải chịu bao nỗi khổ vì bà mẹ chồng quá hiền lành.
Tôi sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở Hà Nội. Bố mẹ tôi buôn bán nhỏ nhưng nhờ khéo léo và nhanh nhạy, ông bà có chút của ăn của để.
Hoàng – chồng tôi sinh trưởng trong một gia đình làm nông nghiệp. Bố mẹ và anh trai anh đều là nông dân. Khi tôi lấy Hoàng, anh có 1 công việc ổn định nhưng vẫn còn phải đi ở thuê. Vậy là bố mẹ tôi mua cho hai đứa một căn nhà nho nhỏ. Cuộc sống vợ chồng ban đầu khá vui vẻ.
Đến khi tôi có thai, mẹ đẻ tôi bận bịu không chăm sóc con gái được. Vì thế mẹ chồng tôi khăn gói từ quê lên thành phố để chăm con dâu mang bầu. Bà rất chăm chỉ, nhiệt tình. Nhưng trong mắt tôi tính cách này của bà nhiều phen làm tôi bực mình.
Đầu tiên, bà muốn tiết kiệm chi phí cho các con nên đã nghĩ ra những cách như đun bếp than hàng ngày hoặc chắt lại dầu ăn thừa.
Chẳng hiểu sao với kinh nghiệm sống đầy mình là thế mà bà lại có thể hun một bà bầu nhạy cảm và yếu ớt trong làn khói bếp nồng nặc mùi than. Mỗi sáng thức dậy, khói bếp ngập ngụa trong nhà làm tôi và cả hàng xóm đều khó thở vô cùng.
Bà còn mua và tích trữ một đống than củi nhầy nhụa, bẩn thỉu trong căn bếp vốn chẳng lấy gì làm rộng rãi của chúng tôi. Hành động này khiến cho căn bếp xinh xắn mà tôi đã tốn công trang trí trở nên lộn xộn và bừa bộn kinh khủng.
Khó chịu hơn, tôi có thể nhịn khi bà đun bếp than nhưng cái kiểu tái sử dụng dầu chiên đi chiên lại các bữa ăn thì tôi không kiềm chế được phản ứng của mình. Đồ ăn luôn bị cháy vì dính những mẩu thức ăn thừa sót lại trong dầu. Mùi thực phẩm trộn lẫn hỗn tạp các mùi rau xào đầy tỏi đến mùi tanh của cá rán khiến tôi nôn ẹo.
Video đang HOT
Không ít lần, đang trong bữa ăn, tôi phải chạy lén chạy vào nhà tắm tống khứ những thứ ghê rợn đó ra khỏi người.
Tất nhiên, nhiều lần như thế thì mẹ chồng tôi cũng biết điều đó. Và bà thực sự không hài lòng. Miệng bà thì nói “Không sao, ốm nghén biểu hiện như vậy là bình thường mà!”. Nhưng cái mặt của bà thì cứ lầm lì và mắt thì rơm rớm khóc. Điều đó làm con trai của bà xót xa và gây sự với tôi. Anh mắng tôi hỗn láo với mẹ chồng.
Nực cười hơn là mẹ chồng còn đang cố gắng thay đổi ngôi nhà của vợ chồng tôi đang ở. Hay nói đúng hơn là căn nhà mà mẹ tôi đã mua cho 2 đứa.
Sau khi phá hủy gian bếp bằng đống than dơ bẩn, bà bắt đầu lên ý tưởng thay đổi lại ngôi nhà trang nhã trở nên vui tươi hơn cho phù hợp với đứa trẻ sắp sinh. Ý kiến đó của mẹ được chồng tôi nhiệt liệt đồng ý.
Sau hai ngày cuối tuần nghỉ ngơi bên nhà mẹ đẻ, tôi về nhà mà không khỏi kêu trời vì vừa bất ngờ vừa tức tối.
Những chiếc rèm cửa màu sữa thanh tao của tôi giờ đã bị thay thế bằng vải hoa lòe loẹt xanh, da cam, tím lẫn lộn. Chúng còn được buộc lại bằng một bông hoa xấu xí.
Mẹ chồng còn tự may những vỏ gối màu đỏ rực và được thêu vài bông hồng méo mó. Đồ chơi trẻ con và chuông gió được bà treo khắp nơi làm tôi bực mình khi đụng phải.
Trong phòng ngủ của tôi, bà tự ý treo một bức ảnh lớn của chồng và bà chụp từ năm nào. Bà nói treo ảnh này vì muốn tình mẫu tử tràn ngập khắp nơi. Tối tối, khuôn mặt của mẹ chồng cứ chình ình trước mặt làm tôi không tài nào ngủ được. Còn chồng tôi thì có vẻ thích chí lắm.
Chưa hết, mẹ chồng tôi còn tụ họp tất cả hội người giúp việc trong xóm, bàn tán, buôn chuyện suốt ngày cả khi chúng tôi có hay không. Không ít lần hàng xóm sang phàn nàn với tôi rằng sao cứ để mẹ đi hết nhà này đến nhà khác.
Bà còn hiếu khách đến mức, thỉnh thoảng mời những người không quen biết vào nhà. Bà đem những đồ ăn đắt tiền mà con dâu mua để bồi bổ ra mời họ. Hoa quả tươi, sô cô la,… và vô vàn thực phẩm khác đã đội nón ra đi.
Mỗi chiều muộn đi làm về nhà là tôi lại thấy một đống vỏ hạt hướng dương rơi vãi trên nền nhà. Mẹ chồng đang lúi húi lau dọn. Điều này làm tôi bực bội. Mấy lần, tôi nói với chồng để góp ý cho mẹ thì anh lại cau có, khó chịu. Anh nói tôi là kẻ máu lạnh vô cảm còn mẹ anh là người phụ nữ tốt nhất thế giới.
Tất cả những điều đó làm mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng không tốt. Bà cố gắng làm thân với tôi nhưng tôi không thể giả tạo thân thiết với bà được.
Mẹ chồng thường xuyên khóc lóc, than thở với chồng tôi. Và hiện nay, họ thành một phe đối lập với tôi. Từ ngày mẹ chồng lên sống chung mới 4 tháng nay mà cuộc sống của tôi đã trở nên khó chịu quá.
Cứ nghĩ đến việc mẹ chồng như vậy trong khi bản thân tôi sắp sinh nở đến nơi khiến tôi gần như muốn phát điên trong chính ngôi nhà mình. Thực tâm, tôi không ghét bỏ gì bà nhưng tôi thấy khó chịu lắm. Tôi phải làm thế nào bây giờ?
Theo VNE
Nên biết về chàng trước khi bạn kết hôn...
Đôi khi bạn có thể hiểu một người ngay giây phút đầu gặp gỡ. Cũng có khi là sau vài tháng, thậm chí nhiều năm dài bên nhau bạn vẫn chưa dám chắc đã tìm được đúng người. Bất kể hai bạn đã bên nhau bao lâu, có một số điều cần biết rõ về nửa kia trước khi quyết định "chốt".
Món ăn yêu thích nhất của anh ấy
Không đơn giản là biết anh ấy thích ăn gì, quan trọng hơn, bạn đang cần biết mọi điều nhỏ nhặt nhất về anh ấy, như anh ấy thích uống cà phê pha như thế nào, đồ lẩu hay nướng sẽ làm anh ấy hào hứng khi ngồi vào bàn ăn, và bữa tối yêu thích thời thơ ấu của anh ấy có hình dáng thế nào. Hãy làm cho nhau vui nhiều thật nhiều bằng cách hiểu và nhớ mọi điều về sở thích của nhau.
Đức tin của anh ấy
Khi yêu bạn có thể không để ý đến điều này, nhưng nếu chuẩn bị kết hôn, bạn sẽ cần biết nếu anh ấy theo thiên chúa giáo hay có theo đạo phật, để không vô tình báng bổ tín ngưỡng của nhau. Có thể bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý, cân nhắc đến việc mình có gia nhập đức tin của anh ấy hay không sau khi kết hôn.
Anh ấy thuộc kiểu nào khi làm bố
Rất nhiều cặp đôi thực sự trải qua khó khăn đầu tiên khi bắt đầu làm cha mẹ, thông thường là bởi người này đã không tưởng tượng ra được, khi làm cha/mẹ, người kia lại khác đến thế.
Nếu bạn muốn làm một người mẹ tuyệt vời sẵn sàng cho các con ra chơi trên đám cỏ, hòa mình giữa thiên nhiên, thì cần phải chắc chắn rằng anh ấy sẽ là người bố không khư khư giữ con tránh vi khuẩn.
Anh ấy tiêu tiền ra sao
Biết về mức lương của nhau là một khởi đầu tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn biết anh ấy tiêu tiền ra sao. Nếu một trong hai người thích để ra được một khoản tiết kiệm kha khá ở ngân hàng trong khi người kia kiếm được đồng nào tiêu đồng ấy thì chắc chắn mâu thuẫn này sẽ dẫn đến xung đột tài chính một khi hai người trở thành vợ chồng và tiêu tiền chung.
Cán cân công việc - cuộc sống của anh ấy
Giai đoạn mật ngọt, những tối muộn anh ấy vẫn vùi mình vào công việc ở văn phòng có vẻ không là chuyện lớn. Nhưng một khi hai người đã kết hôn mà bạn vẫn phải trải qua tối thứ Sáu cô đơn một mình, thì đó lại thành vấn đề đấy.
Hãy thảo luận với nhau xem điều gì là quan trọng với các bạn, ví dụ "chúng ta nhất thiết phải ăn tối với nhau vào các thứ Bảy", hay "cần ở nhà ăn tối với nhau ít nhất là 4 -5 lần mỗi tuần".
Tật xấu của anh ấy
Hẳn nhiên chàng của bạn "hoàn hảo". Nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy vài điểm trừ, như việc anh ấy toàn ngoác mồm nhai cơm hay luôn trả các hóa đơn rất muộn. Nếu bạn không thể liệt kê dù chỉ một điểm xấu của chàng, thì khả năng là bạn đang quá yêu tới mức mù quáng đấy. Đừng dại gì chấp nhất một người "bất kể tốt xấu" khi bạn chưa nhìn rõ những cái "xấu" ấy là gì.
Theo VNE
Chuyện cái dây phơi Ngày mới chuyển về xóm trọ mới, chị ái ngại nhìn chiếc dây phơi quần áo chung. Cả dãy có tới mươi hộ mà chỉ duy nhất cái dây dài chừng bảy mét chăng ở giữa. Ai phơi, ai đừng? Nnghĩ thì nghĩ vậy, việc phơi chị vẫn phải phơi. Giống như cuộc tranh giành lặng lẽ nhưng không kém quyết liệt, thoạt...