Khó khăn trong tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ: Nhìn thẳng thực tế để đào tạo thật
Học sau ĐH không còn hấp dẫn như xưa khi số ứng viên theo học ngày càng giảm.
Theo chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học, công tác tuyển sinh sau đại học ở trình độ đào tạo tiến sĩ đang gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân khách quan và chủ quan, rất cần giải pháp tháo gỡ.
“Bắt mạch” khó khăn
PGS.TS Nguyễn Đắc Trung – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Công tác tuyển nghiên cứu sinh (NCS) gặp nhiều khó khăn. Nhìn vào những trường đại học hàng đầu đất nước về khoa học, kỹ thuật và công nghệ, số lượng tuyển sinh chỉ đạt 30 – 40% so với năm trước. Có thể nhận thấy, người học có tâm lý lo lắng: Làm NCS vất vả nhưng không biết có thành công hay không? Rất nhiều ứng viên đạt tiêu chuẩn đầu vào trường trong nước, nhưng lại dự định tìm kiếm chương trình làm nghiên cứu ở nước ngoài để yên tâm hơn về khả năng thành công.
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), 2 năm nay, kết quả tuyển NCS của nhà trường chỉ đạt khoảng 30% so với trước đây. Trở ngại chủ yếu là do điều kiện tiếng Anh đầu vào cao. Số lượng NCS tuyển sinh được của mỗi chuyên ngành ít, nên việc triển khai các lớp học phần tiến sĩ chưa hiệu quả về mặt quản lý. Việc phân công NCS tham gia vào công tác trợ giảng, hỗ trợ đào tạo còn gặp khó khăn với NCS ngoài trường.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay: Trong vài năm trở lại đây, công tác tuyển sinh sau đại học gặp khó khăn lớn. Sự sụt giảm số lượng tuyển sinh diễn ra ở các bậc đào tạo. Đối với đào tạo tiến sĩ, trong 3 năm trở lại đây, số NCS giảm từ 142 người (năm 2013) xuống còn 107 (năm 2017). Các đợt tuyển sinh từ năm 2018 đến nay giảm mạnh hơn, chỉ còn 50 hồ sơ NCS trúng tuyển. Sự suy giảm của số lượng học viên sau đại học bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn viện dẫn: Do sự bão hòa của thị trường lao động đối với nhu cầu lao động có trình độ cao. Hơn nữa, Chính phủ liên tiếp có biện pháp nhằm tinh giản bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ và tăng cường tính hiệu quả. Điều này cũng triệt tiêu một phần nhu cầu đào tạo sau đại học. Ngoài ra, tác động của các quy định, quy chế mới về tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ tới đầu vào rất lớn. Với những quy định mới, nhiều ngành trong trường khó thu hút được người học do yêu cầu về chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra rất cao.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phải kể đến chậm trễ trong đổi mới chương trình đào tạo cũng như nội dung và phương pháp đào tạo của nhiều đơn vị trong trường. Thực tế cho thấy, nhiều chương trình đào tạo sau đại học có hệ thống học liệu lạc hậu, thiếu cập nhật. Nhiều học phần không phù hợp với xu thế phát triển của xã hội học tập, không đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình. Thậm chí một số chương trình đào tạo không còn phù hợp với nhu cầu học tập của thị trường lao động. Sự thiếu chủ động của nhà trường dẫn tới chính sách hỗ trợ người học thiếu hoặc không đủ mạnh để thu hút ứng viên trong bối cảnh nhiều đơn vị đào tạo khác đẩy mạnh truyền thông và chính sách hỗ trợ học viên.
Nhà trường tự làm mới mình
Từ thực tế trên, GS.TS Hoàng Anh Tuấn đề xuất: Cần tiếp tục xây dựng các chương trình đào tạo sau đại học theo hướng tiếp cận gần gũi hơn nhu cầu của thị trường. Xác định và cân đối cấu trúc tổng thể chương trình đào tạo tiến sĩ của nhà trường theo hướng ổn định. Duy trì những ngành có tính chất cơ bản, bền vững bên cạnh việc xây dựng các ngành đáp ứng nhu cầu xã hội, ngắn hạn.
Ngoài ra, cần tăng cường tính liên thông, liên kết toàn diện giữa các đơn vị đào tạo trong trường, nhằm tiết giảm chi phí đào tạo, tận dụng tối đa nguồn lực chuyên gia tại chỗ; đồng thời tháo gỡ nút thắt các quy định về nhân lực liên quan đến mở mới, xây dựng mới chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, cần đầu tư cho công tác tuyển sinh nói chung và tuyển sinh sau đại học nói riêng, đặc biệt là công tác liên kết đào tạo, truyền thông quảng bá các chương trình đào tạo. Cùng với đó, tập trung đầu tư công tác biên soạn học liệu sau đại học, cân đối tỷ lệ giữa các nguồn học liệu liên quan như: Bài giảng, giáo trình, tài liệu dịch; quan tâm hơn chất lượng bài giảng.
PGS.TS Nguyễn Đắc Trung cho rằng: Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, trước hết các đơn vị liên quan cần coi đào tạo tiến sĩ là đào tạo tinh hoa, đào tạo đội ngũ cán bộ làm khoa học, phát triển khoa học và tiếp tục dẫn dắt khoa học nước nhà. Như vậy cần có sự đầu tư thực sự cho nghiên cứu, gắn chặt công tác đào tạo kỹ năng, năng lực nghiên cứu chuyên nghiệp vào các đề tài, dự án của cơ sở đào tạo. Việc đầu tư này phải được Nhà nước cấp kinh phí, cơ sở đào tạo quan tâm trang bị cơ sở vật chất, chính sách học bổng và tạo điều kiện, môi trường tốt nhất cho NCS; hơn nữa cần doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu từ cơ sở đào tạo tới doanh nghiệp.
Đào tạo tiến sĩ: Không "học" mà "làm"
Số lượng và chất lượng công bố quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đã tăng hơn 3 lần so với 7 năm trước, chất lượng các nhóm nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ những năm gần đây đã được nâng cao hơn nhiều lần.
Nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH, cần xóa bỏ tư duy "học tiến sĩ", thực chất là phải "làm tiến sĩ".
Các trường ĐH chủ động nâng cao chất lượng nghiên cứu
Tại hội thảo "Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu", Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, số lượng và chất lượng công bố quốc tế của các cơ sở GDĐH đã tăng hơn 3 lần so với 7 năm trước. Kết quả này cho thấy sự chú trọng hội nhập thế giới cũng như năng lực nghiên cứu khoa học của các trường ĐH.
Theo Thứ trưởng, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật này đã trao quyền tự chủ mạnh mẽ cho các cơ sở GDĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để tiếp tục thúc đẩy chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong các cơ sở GDĐH, Thứ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT đang xây dựng Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Nghị định hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở GDĐH.
Quyền Vụ trưởng Vụ GDĐH Nguyễn Thu Thủy cho biết: Trong hai năm qua, từ đăng ký chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ của các trường cho thấy, số trường đào tạo tiến sĩ gia tăng. Tuy số ngành đào tạo giảm đi, tỷ lệ nghiên cứu sinh nhập học trong nước giảm sút, nhưng số lượng học viên đăng ký năm 2020 của các trường cao hơn nhiều so với năm 2019.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT nghiên cứu sửa đổi Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần tự chủ của các cơ sở GDĐH, đồng thời có những điểm sửa đổi kỹ thuật để phù hợp với thực tiễn, nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ, tiệm cận với quốc tế.
Cần cơ chế chính sách để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong GDĐH, vì nhóm nghiên cứu quyết định chất lượng đào tạo tiến sĩ. Ảnh P.T
Nghiên cứu sinh phải thực sự "làm tiến sĩ"
Nhóm giảng viên/nghiên cứu sinh tham gia nhóm nghiên cứu công bố quốc tế uy tín cao gấp hơn 4,6 lần so với nhóm giảng viên/nghiên cứu sinh chưa từng tham gia nhóm nghiên cứu. Đây là kết quả khảo sát 463 nghiên cứu sinh và 333 giảng viên của các cơ sở GDĐH trên toàn quốc do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQG Hà Nội chia sẻ tại hội thảo.
Nổi bật nhất là số lượng công bố khoa học trên hệ thống hệ thống ISI/Scopus của nhóm giảng viên đã từng tham gia nhóm nghiên cứu gấp tới 4,87 lần so với nhóm giảng viên chưa từng tham gia nhóm nghiên cứu. Kết quả tương tự, nhóm nghiên cứu sinh đã từng tham gia nhóm nghiên cứu gấp tới 4,86 lần so với nhóm nghiên cứu sinh chưa từng tham gia nhóm nghiên cứu.
Điều này cho thấy, việc tham gia nhóm nghiên cứu góp phần không nhỏ giúp nghiên cứu sinh công bố khoa học - đặc biệt là công bố quốc tế. Bởi vì, tham gia nhóm nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ được giúp đỡ không chỉ từ chính giảng viên hướng dẫn mà còn là từ các thành viên khác trong nhóm nghiên cứu về xây dựng ý tưởng, viết bài báo cho tới cách thức để hoàn thiện cũng như nộp sản phẩm khoa học của mình.
Từ nghiên cứu, GS Nguyễn Đình Đức đề xuất sửa đổi Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ theo hướng đặt ra yêu cầu cao đối với người học và cán bộ hướng dẫn, đồng thời có chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ, nghiên cứu sinh tích cực tham gia nghiên cứu khoa học; tăng quy mô và chất lượng nghiên cứu sinh.
Đồng quan điểm với GS Nguyễn Đình Đức, PGS.TS Trần Thị Thanh Tú, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội cho rằng, để đào tạo tiến sĩ thành công và đạt chuẩn quốc tế, yếu tố then chốt là chính sách thu hút GS nước ngoài, nghiên cứu sinh làm việc toàn thời gian và cần xây dựng nhóm nghiên cứu.
TS Nguyễn Đắc Trung, Phó Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh: "Nghiên cứu sinh phải thực sự là người làm tiến sĩ, coi đây là công việc của họ, để toàn tâm toàn ý, từ đó nhận được lại thành quả. Từ đây mới tạo nên động lực đúng đắn, thúc đẩy nghiên cứu sinh hoàn thành tốt công việc của mình".
Thừa nhận vai trò của nhóm nghiên cứu trong cơ sở GDĐH và đào tạo tiến sĩ, bà Lê Yên Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, Bộ KH&CN, cho biết, sắp tới Bộ KH&CN sẽ đẩy mạnh triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: Cần cơ chế chính sách để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong GDĐH. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện hành lang pháp lý, trong đó có dự thảo Nghị định hoạt động Khoa học công nghệ trong GDĐH.
Đào tạo tiến sĩ: Sẽ xem xét phương án hỗ trợ học phí, học bổng Bộ GD-ĐT sẽ xem xét, đề xuất các phương án hỗ trợ học phí, học bổng cho các nghiên cứu sinh trong nước để họ toàn tâm, toàn ý nghiên cứu. Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đưa ra tại Hội thảo "Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với...