Khó khăn trong dạy và học tiếng Anh tại các trường tiểu học
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới song việc dạy và học tiếng Anh ở các trường tiểu học trong tỉnh, nhất là các trường ở vùng cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.
Tiết học tiếng Anh của cô và trò Trường TH Quảng Tân, huyện Đầm Hà.
Tới Trường PTDTBT TH-THCS Nam Sơn, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, chúng tôi nhận thấy, việc học tiếng Anh tại nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. Trường có 1 điểm chính, 5 điểm lẻ, với trên 600 học sinh, 38 lớp, nhưng chỉ có 2 giáo viên tiếng Anh.
Thầy giáo Nguyễn Văn Chung, Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH-THCS Nam Sơn, cho biết: Mỗi giáo viên tiếng Anh của Trường phụ trách dạy 1 cấp học. Với khối tiểu học, dù có 6 điểm trường nhưng Trường chỉ bố trí dạy học tiếng Anh ở một số lớp của 3 điểm là: Điểm chính Bằng Lau (khối 3, 4, 5), điểm lẻ Sơn Hải (khối 4, 5), điểm lẻ Khe Tâm (khối 4). Các điểm lẻ: Làng Mới, Cái Gian, Khe Hố chưa thể bố trí dạy tiếng Anh cho học sinh do thiếu giáo viên. Theo nhu cầu, Trường cần thêm 1 giáo viên tiếng Anh cho khối tiểu học.
Tiết tiếng Anh ở các điểm lẻ theo đánh giá của Ban Giám hiệu nhà trường không hiệu quả so với điểm chính. Tại các điểm lẻ, cơ sở vật chất phục vụ cho học ngoại ngữ còn khó khăn. Các điểm đều không có phòng ngoại ngữ riêng, không có máy chiếu, tai nghe. Trường có trên 90% học sinh là người dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu của học sinh, sự quan tâm của phụ huynh với việc học tiếng Anh nói riêng việc học của con nói chung cũng hạn chế.
Video đang HOT
Không chỉ Trường PTDTBT TH-THCS Nam Sơn, tại nhiều trường có cấp tiểu học trong tỉnh, đặc biệt là những trường ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hoạt động dạy và học tiếng Anh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo Sở GD&ĐT, nguyên nhân dẫn tới việc thiếu giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học ở các vùng khó khăn là do thiếu nguồn tuyển. Điển hình ở các địa phương: Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Tiên Yên, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn. Công tác tuyển dụng bổ sung giáo viên còn chậm.
Cơ sở vật chất ở một số trường, địa phương chưa đáp ứng số phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học nên khó bố trí dạy học ngoại ngữ 4 tiết/tuần. Khả năng tiếng Anh của học sinh vùng khó khăn, vùng sâu, nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số còn yếu, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói và viết. Một số giáo viên có tuổi nên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bị hạn chế.
Tiết học tiếng Anh của cô và trò điểm trường Sơn Hải, Trường PTDTBT TH-THCS Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.
Để từng bước tháo gỡ các khó khăn, thời gian qua, ngành GD&ĐT Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp cho việc dạy ngoại ngữ. Đó là: Tập trung rà soát năng lực tiếng Anh của giáo viên toàn tỉnh, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng, năng lực sư phạm và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy – học của giáo viên tiếng Anh các cấp học trên địa bàn tỉnh.
Mặt khác, quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn; tăng cường các cuộc giao lưu sinh hoạt chuyên môn giữa các cụm và với các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên sử dụng ngôn ngữ lớp học bằng tiếng Anh; khai thác có hiệu quả các phương tiện, thiết bị, phần mềm hỗ trợ dạy và học. Đồng thời, ưu tiên đầu tư điều kiện cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là cơ sở giáo dục tiểu học. Tổ chức dạy làm quen tiếng Anh cho học sinh lớp 1, lớp 2; tiếp tục thí điểm và mở rộng triển khai học các môn học khác bằng tiếng Anh ở các trường có nhu cầu và đủ điều kiện.
Được biết, triển khai chương trình tiếng Anh hệ 10 năm, tính riêng năm 2019, ở cấp tiểu học, toàn tỉnh có 212 trường dạy và học tiếng Anh (đạt 98%), với 56.956 học sinh học 4 tiết/tuần; 2.908 học sinh học 3 tiết/tuần; 18.945 học sinh học 2 tiết/tuần.
Thời gian tới, ngành Giáo dục cần có nhiều giải pháp mạnh hơn nữa để hoạt động dạy tiếng Anh trong các trường tiểu học phát huy hiệu quả, từng bước tháo gỡ khó khăn, nhất là về nguồn tuyển giáo viên tiếng Anh.
Nhiều học sinh Hà Tĩnh chưa được học tiếng Anh vì... thiếu giáo viên
Hương Khê (Hà Tĩnh) có 21 trường tiểu học nhưng chỉ tuyển được 14 giáo viên, khiến 2.300 học sinh lớp 3 chưa được học tiếng Anh.
Các trường tiểu học tại huyện Hương Khê đều thiếu GV tiếng Anh.
Theo quy định, mỗi giáo viên tiếng Anh ở huyện Hương Khê phải dạy 23 tiết/tuần, các lớp 3 - 5 phải đáp ứng đủ một tuần 4 tiết. Tuy nhiên, nhiều thầy cô đang phải dạy tăng tiết, bởi 21 trường chỉ có 14 giáo viên.
Thầy Dương Bá Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Trạch (Hương Khê) cho biết: Trường có 25 lớp với 798 học sinh. Trong đó, 128 học sinh của khối 3 chưa thể học môn Tiếng Anh vì thiếu giáo viên. "3 năm nay, trường không có biên chế giáo viên môn Tiếng Anh. Giáo viên bộ môn này tăng cường từ trường khác về nên số tiết học ít, chỉ ưu tiên cho lớp 4 và 5", thầy Phương nói.
Ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê cho hay: Sở Nội vụ Hà Tĩnh giao huyện Hương Khê tuyển 34 giáo viên tiếng Anh biên chế, do còn nhiều vướng mắc nên chưa thể tuyển đủ. Việc này khiến học sinh thiệt thòi, phụ huynh không đồng tình.
Toàn huyện Hương Khê hiện có 2.300 học sinh khối lớp 3 chưa được học tiếng Anh. UBND huyện đã có các văn bản đề xuất Sở Nội vụ tuyển dụng, nhưng lại được yêu cầu rà soát, điều chỉnh giữa các cấp học do huyện thừa 65 giáo viên THCS. Thực tế, số lượng giáo viên thừa không dạy môn Tiếng Anh.
Cũng theo ông Hùng, trong thời gian chờ biên chế, huyện sẽ đề xuất Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ và UBND tỉnh tuyển thêm giáo viên hợp đồng tại các trường.
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các trường mầm non, phổ thông Hà Tĩnh giai đoạn 2017 - 2025 xác định mục tiêu 100% học sinh lớp 3 - 9 được học Tiếng Anh hệ 10 năm. Nhiều địa phương dạy tiếng Anh từ lớp 3 theo hệ 10 năm nhưng huyện Hương Khê do thiếu giáo viên, học sinh phải học hệ 7 năm.
Hiệu trưởng bị xử lý nếu trường sai phạm trong sử dụng SGK Thông tư 28 mới ban hành phân rõ trách nhiệm quản lí, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong trường tiểu học là của hiệu trưởng trường tiểu học. Những ngày gần đây, câu chuyện về một số nhà trường "nhập nhèm" trong cung cấp sách giáo khoa kèm sách tham khảo khiến phụ huynh, học...