Khó khăn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở Hải Phòng
Với những quy định về biên chế, vị trí việc làm trong các trường học hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục không đủ giáo viên dạy các môn chuyên biệt.
Bắt đầu từ năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới chính thức được triển khai trên toàn quốc từ bậc tiểu học. Tại thành phố Hải Phòng, với những quy định về biên chế, vị trí việc làm trong các trường học hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục không đủ giáo viên dạy các môn chuyên biệt như: âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục thể chất… trong khi, đây là những môn bắt buộc trong chương trình GDPT mới.
Các trường Tiểu học lựa chọn những giáo viên trẻ, năng lực và nhiệt huyết, có khả năng tiếp cận công nghệ mới tham gia giảng dạy lớp 1.
Vừa kết thúc chương trình năm học 2019 – 2020, các trường Tiểu học tại Hải Phòng ngay lập tức chuẩn bị cho chương trình Giáo dục phổ thông mới. Từ tháng 6 vừa qua, hơn 2000 giáo viên lớp 1 đã bắt đầu được tập huấn trực tuyến Modul 1 – Hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT mới. Bước sang tháng 7, hơn 3.200 cán bộ quản lý, khối trưởng chuyên môn và tất cả các giáo viên dạy lớp 1 tiếp tục tập huấn về sử dụng sách giáo khoa đã được chọn.
Cô giáo Phạm Thị Thục Trang, trường Tiểu học Dương Quan (huyện Thủy Nguyên) nhận xét: “Với chương trình tập huấn này, giáo viên phải nghiên cứu thực sự, phải học, phải nghe, phải xem thì khi làm các câu hỏi trắc nghiệm hay trả lời các bài kiểm tra thì mới đạt kết quả tốt, còn nếu không nghiên cứu thì sẽ không trả lời được. Chương trình tập huấn còn cung cấp lượng kiến thức cơ bản, nhất định, giúp giáo viên tự tin hơn khi bước sang năm học mới”.
Các giáo viên lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (quận Lê Chân, Hải Phòng) tham gia tập huấn trực tuyến Modul 1 – Hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT mới.
Video đang HOT
Theo Sở GD-ĐT Hải Phòng, trong số 5 bộ sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt, có 2 bộ được nhiều trường Tiểu học ở Hải Phòng lựa chọn là bộ “Cánh diều” và “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Tuy nhiên, hầu hết các trường đang gặp vướng mắc khi triển khai dạy và học các môn chuyên biệt, như: âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục thể chất… Đây là những môn học bắt buộc trong chương trình GDPT mới trong khi số lượng giáo viên dạy các môn này không đáp ứng đủ. Riêng với môn giáo dục thể chất, theo quy định hiện nay của Bộ GD&ĐT thì không có giáo viên chuyên ở bậc Tiểu học mà do giáo viên dạy văn hóa kiêm nhiệm.
Cô giáo Nguyễn Thị Hải Hạnh, Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận Ngô Quyền cho rằng, triển khai chương trình GDPT mới nhưng vẫn giữ những quy định cũ về vị trí việc làm thì sẽ rất vất vả cho giáo viên.
“Khi yêu cầu lên UBND quận thì do cơ chế từ trên chưa có nên không được định biên giáo viên thể dục giao cho các trường. Mong muốn, Bộ GD&ĐT sẽ có đồng bộ. Ví dụ Thông tư 16 quy định vị trí việc làm, nay với chương trình GDPT mới thì không còn phù hợp nữa. Bây giờ thực hiện chương trình mới nhưng nguồn nhân lực lại theo thông tư cũ, rất khó khăn”, cô Hạnh nói.
Hơn 3.200 cán bộ quản lý, khối trưởng chuyên môn và tất cả các giáo viên dạy lớp 1 tại Hải Phòng được tập huấn về sử dụng sách giáo khoa trong bộ sách “Cánh diều”.
Sở GD-ĐT Hải Phòng đã ghi nhận ý kiến của các trường về sự cần thiết phải có đủ giáo viên chuyên biệt đáp ứng chương trình GDPT mới, báo cáo và đề xuất UBND thành phố bổ sung cho các trường. Bên cạnh đó, các trường cũng khắc phục bằng cách lựa chọn những giáo viên trẻ, năng lực và nhiệt huyết, có khả năng tiếp cận công nghệ mới tham gia giảng dạy lớp 1.
Thầy giáo Cao Văn Tân, trường Tiểu học Minh Tân, huyện Kiến Thụy cho biết: “Đến thời điểm này, bộ sách “Cánh Diều” đã đưa về đến trường nhưng số lượng ít, ảnh hưởng tới việc nghiên cứu, đi tập huấn. Các công nghệ thông tin như: SGK điện tử, đồ dùng điện tử minh họa chưa cấp phát về đến trường để các thầy cô tiếp cận dần và có thời gian làm quan, nghiên cứu thêm để thiết kế bài giảng, cùng đồng nghiệp cùng thực hành, rút ra ưu điểm và những điều cần khắc phục cho năm học mới”.
Còn cô giáo Vũ Thị Hồng Thu, giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Ngô Quyền) cũng cho rằng giáo viên được phân công dạy lớp 1 cũng phải nỗ lực rất nhiều để tự học, tự trang bị cho mình kiến thức tổng hợp của nhiều bộ môn, đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy.
“Ưu điểm rất lớn của chương trình mới là tập trung vào phát triển các năng lực đặc thù và 5 phẩm chất của học sinh. Trước đây, thường quan tâm đến học sinh học được kiến thức gì. Ở chương trình này thì điều quan tâm nhất là học sinh làm được gì, đưa việc mình học vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Khi mục tiêu chương trình như vậy, chúng tôi phải thay đổi phương pháp, hình thức dạy học, sao cho lấy học sinh làm trung tâm, sao phát triển tốt nhất năng lực và phẩm chất của học sinh”- Cô giáo Vũ Hồng Thu nói.
Thời gian chuẩn bị cho chương trình giảng dạy mới không còn nhiều. Các thầy giáo, cô giáo được phân công phụ trách lớp 1 trong năm học tới đều mong muốn sớm được nhận sách giáo khoa và các học liệu phục vụ giảng dạy. Trên cơ sở những kiến thức được tập huấn, các thầy cô sẽ bắt tay vào thiết kế bài giảng, giảng thử với sự góp ý của hội đồng sư phạm nhà trường và chuẩn bị chu đáo nhất trước khi năm học mới chính thức bắt đầu./.
Sau nghỉ lễ 30/4-1/5, những tỉnh thành nào sẽ cho học sinh tất cả các cấp đến trường?
Nhiều địa phương đã lên kế hoạch đón học sinh đi học lại ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4,1/5.
Sau thời gian dài nghỉ học để phòng tránh những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, cả nước đã cơ bản khống chế được sự lây lan trong cộng đồng, tuần qua, nhiều địa phương bắt đầu triển khai cho học sinh đi học lại.
Hầu hết các tỉnh thành đều triển khai cho từng khối cấp đến trường để đảm bảo an toàn, ưu tiên cho học sinh cuối cấp THCS và khối THPT. Tuy nhiên, vẫn có 2 địa phương vẫn tổ chức cho học sinh toàn bộ các cấp được đi học lại là Điện Biên và Hải Phòng.
Chiều qua, Hà Nội cũng vừa chốt phương án đi học lại của 2 triệu học sinh toàn thành phố. Theo đó, Học sinh THCS, THPT, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trực thuộc Thành phố trở lại học tập theo kế hoạch từ ngày 04/5/2020 (thứ Hai). Còn đối với trẻ em trường mầm non, học sinh tiểu học sẽ được trở lại lớp từ ngày 11/5/2020. Riêng các trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm bồi dưỡng văn hóa, kỹ năng, trung tâm tư vấn du học nếu đảm bảo an toàn được phép tổ chức hoạt động trở lại từ ngày 04/5/2020.
Chiều ngày 28/4, UBND TP.HCM cũng đã ký quyết định chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM về việc cho học sinh quay lại trường từ ngày 4/5. Theo đó, học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp có thời gian nhập học bắt đầu từ ngày 4/5. Việc đi học lại được phân bổ theo từng khối, lớp, không tập trung đồng loạt.
Sau khi 36 tỉnh thành triển khai cho học sinh một số khối lớp đến trường trong tuần qua, thì ngay sau dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, các địa phương này tiếp tục tổ chức cho học sinh các cấp còn lại được đi học. Như vậy, từ ngày 4/5, học sinh tất cả các cấp thuộc các tỉnh thành sau đây đi học trở lại: Nghệ An, Cà Mau, Bình Định, Hải Dương, Gia Lai, Yên Bái, Thanh Hóa, Sơn La, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Phú Yên, Thừa Thiên-Huế, Ninh Bình, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Nguyên, Đắk Nông, Kiên Giang, Lạng Sơn, Hậu Giang, Bắc Ninh, Kon Tum.
Một loạt tỉnh thành khác cũng tổ chức cho học sinh các cấp cùng đến lớp trong một ngày sau kỳ nghỉ kéo dài bao gồm: Trà Vinh, Quảng Nam, Bình Dương, Sóc Trăng, Bình Phước, Quảng Bình, Bến Tre, Lâm Đồng, Quảng Ngãi.
Như vậy, khoảng hơn 30 tỉnh thành cùng đồng loạt thực hiện việc đến lớp với toàn bộ học sinh thuộc các cấp học từ mầm non đến THPT trong ngày 4/5 tới. Ngoài ra, trong ngày này nhiều nơi cũng cho phép học sinh thuộc 1 số cấp học đi học trở lại và sẽ tiếp tục cho các cấp học khác đến trường trong thời gian tới dựa vào tình hình diễn biến của dịch bệnh ở mỗi địa phương.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức cho học sinh đi học lại an toàn, chu đáo đồng thời cần tính toán lại nội dung học trong học kỳ II để phù hợp với khung chương trình năm học và kỳ thi của học sinh cuối cấp.
Lịch đi học lại cụ thể của học sinh cả nước:
Hải Phòng không khuyến khích trẻ mầm non đến lớp Hải Phòng cho trẻ mầm non đến trường từ ngày 27/4. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng khuyến khích phụ huynh cho trẻ ở nhà, nếu có điều kiện trông con. Bậc mầm non với đặc thù phải thực hiện bán trú, giáo viên, bảo mẫu "cầm tay chỉ việc", kể cả khi ăn, ngủ khiến các quy định an toàn...