Khó khăn của người trẻ chọn ra nước ngoài làm việc
Có kỹ năng, kinh nghiệm, nhiều người trẻ chọn làm việc ở nước ngoài. Họ chấp nhận áp lực cạnh tranh để đạt thu nhập tốt cùng cơ hội nghề nghiệp mới mẻ.
2 năm qua, Bảo Toàn (26 tuổi) làm việc tại San Francisco, bang California, Mỹ. Từ khi còn học tập trên ghế nhà trường, anh đã đặt mục tiêu phát triển sự nghiệp tại nước ngoài.
Trước đây, nhân viên nội dung này từng làm việc tại Nhật Bản, Tây Ban Nha và Dubai (UAE).
“Môi trường làm việc quốc tế đòi hỏi ứng viên phải có sự lì lợm, chịu được áp lực cao và luôn cạnh tranh để chứng tỏ năng lực. Tôi chấp nhận điều này”, anh chia sẻ với Zing.
Lựa chọn khác
Theo Bảo Toàn, anh lựa chọn làm việc tại nước ngoài vì kỳ vọng thu nhập tốt cùng cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở. Ngoài ra, các chế độ phúc lợi hào phóng cũng là một điều kiện để anh gắn bó với doanh nghiệp.
“Ở công ty hiện tại, tôi chỉ phải lên văn phòng một lần/tuần. Tôi cũng có thể đi du lịch, làm việc từ xa miễn là hoàn thành KPI. Mỗi nhân viên còn được cung cấp chế độ bảo hiểm chất lượng và chi phí dành cho việc tập luyện thể chất, tinh thần mỗi tháng”, anh kể.
Lucas làm việc tại Amazon chi nhánh Singapore từ tháng 9/2018. Ảnh: NVCC.
Tương tự, Lucas Trần (32 tuổi) cũng đặt yếu tố lương, thưởng và phúc lợi lên hàng đầu khi quyết định làm việc tại một tập đoàn công nghệ ở Singapore.
Anh cho biết công ty không chỉ chi trả bảo hiểm ngoại trú cho nhân viên mà còn cho cả gia đình và người thân. Những nhân sự xuất sắc được tặng phần thưởng là cổ phiếu của doanh nghiệp.
“Thuế thu nhập cá nhân tại Singapore hiện tương đối thấp, vì thế tôi tiết kiệm được khá nhiều”, anh tâm sự thêm.
Đặc biệt, đối với Lucas, công việc tại công ty lớn ở nước ngoài chính là cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn và tạo dựng mối quan hệ trong ngành. Anh cho biết mình được mở ra cơ hội nghề nghiệp. Nếu phải chuyển đổi việc làm, anh không còn áp lực bởi có nhiều nhà tuyển dụng chủ động tìm đến.
Video đang HOT
Hồng Thy ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp Đại học Western Kentucky. Ảnh: NVCC.
Trong khi đó, với Hồng Thy (23 tuổi), cơ hội học hỏi, sếp tốt và môi trường chuyên nghiệp chính là yếu tố giữ cô ở lại Kentucky (Mỹ) sau khi tốt nghiệp đại học tại đây.
Cô bắt đầu sự nghiệp của mình với công việc thiết kế đồ họa và chụp cho các công ty quảng cáo.
Theo cô, Mỹ là “cái nôi” của ngành truyền thông thế giới. Tại môi trường này, những sản phẩm của cô có nhiều cơ hội tiếp cận nhãn hàng, dự án lớn. Nhờ đó, cô không chỉ phát triển năng lực, mà còn làm đẹp hồ sơ cá nhân.
Nhiều khó khăn
Làm việc tại thị trường nước ngoài mở ra cho người trẻ nhiều cơ hội phát triển năng lực. Nhưng cùng với đó, họ cũng phải chịu nhiều áp lực về sự cạnh tranh, khác biệt văn hóa, bất đồng ngôn ngữ và nhiều vấn đề khác.
Bảo Toàn cho biết khi làm việc tại Tây Ban Nha, anh từng trải qua giai đoạn khủng hoảng bởi không thể giao tiếp công việc bằng tiếng bản địa.
Bảo Toàn dành nhiều tháng học tiếng Tây Ban Nha, coi đây là công cụ gia tăng cơ hội làm việc. Ảnh: NVCC.
“Thời gian đầu, tôi tự ti về cách phát âm của mình. Điều này khiến tôi ngại giao tiếp, thuyết trình, thậm chí là tám chuyện với đồng nghiệp”, anh nói.
Bên cạnh đó, khi làm việc tại nhiều quốc gia khác nhau, Bảo Toàn không chỉ cạnh tranh với những người bản địa – vốn đã am hiểu về văn hóa, ngôn ngữ của đất nước, mà còn phải thi đua với những lao động nước ngoài như mình.
Để trở thành sự lựa chọn tốt hơn, anh lao đầu vào học ngoại ngữ, tăng cơ hội giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp.
Khi chưa nói được những câu dài, từ khó bằng tiếng bản địa, anh cố gắng nói ngắn nhưng dễ hiểu, đi đúng trọng tâm.
“Cần lì lợm và kiên trì tìm kiếm cơ hội để chứng minh bản thân, như thế mới có thể đáp ứng được môi trường làm việc tại nước ngoài”, anh nói.
Còn với Lucas, khó khăn lớn nhất khi anh bắt đầu công việc tại Singapore chính là những thủ tục về mặt pháp lý. Anh tốn nhiều thời gian, công sức để hoàn tất giấy tờ làm việc hợp pháp, thuyên chuyển công việc từ Việt Nam sang nước ngoài.
Không chỉ vậy, anh còn gặp trở ngại khi xây dựng cuộc sống mới xa nhà. Chỉ có một mình nơi đất khách, anh nhiều lần không tránh khỏi cô đơn, nhớ nhà và người thân.
Quốc Anh đối mặt với nỗi lo tài chính khi chuẩn bị ra nước ngoài làm việc. Ảnh: NVCC.
“Sau một thời gian khá dài, tôi mới có thể bắt đầu kết nối với cộng đồng người Việt ở Singapore, tham gia các hoạt động thể thao với bạn bè bản địa và đi du lịch. Những hoạt động này thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực, giúp tôi dần cảm thấy Singapore như ngôi nhà thứ hai của mình”, anh bày tỏ.
Quốc Anh (22 tuổi, quận 4, TP.HCM) lại đối mặt nỗi lo lớn về tài chính khi ra nước ngoài làm việc.
“Tôi cần một thời gian dài để ổn định thu nhập, cuộc sống. Những tháng đầu tiên, tôi vay tiền từ gia đình để trang trải chi phí nhà ở và chi tiêu hàng ngày”, anh tâm sự. Quốc Anh đặt kế hoạch ra nước ngoài làm việc ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
Xu hướng
Theo các nhà kinh tế học, trục xoay hội nhập và phát triển ưu ái châu Á trong những năm gần đây, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người trẻ trong khu vực học tập và phát triển.
Đa phần các công ty quốc tế, tập đoàn đa quốc gia đều tìm kiếm nhân sự trẻ có học vấn cao và tư duy mở. Nhiều quốc gia có tỷ lệ người trẻ công tác và làm việc ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp tăng cao.
Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới vào năm 2019, Thái Lan có tới 60% người trẻ mong muốn được phát triển sự nghiệp ở nước ngoài, Philippines xếp thứ 2 với 52,9%.
Theo các chuyên gia, người trẻ tìm kiếm cơ hội tại nước ngoài vì tâm lý khao khát học các kỹ năng mới, nâng cao kiến thức chuyên môn và trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau.
Người trẻ tại nhiều nước châu Á bày tỏ mong muốn làm việc tại nước ngoài. Ảnh minh họa: Phương Lâm.
Không chỉ có các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc cũng coi xu hướng này như một phần quan trọng trong chiến lược thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.
Chính phủ liên kết với hơn 70 quốc gia để tạo điều kiện công tác cho những chuyên viên, sinh viên có học vấn cao tới làm việc. Đáng chú ý, năm 2019, Hàn Quốc chủ động đưa 5.783 sinh viên ra nước ngoài để sinh sống và phát triển sự nghiệp.
Tương lai của Hoàng Anh Gia Lai sau V.League 2022
Phản ứng có phần đột ngột, ngập ngừng và lúng túng của Vũ Văn Thanh, trước câu hỏi về tương lai từ chính cầu thủ này sau V.League 2022 có thể xem là một tín hiệu cho thấy một câu chuyện rất khác về lực lượng HAGL hậu mùa giải này.
Ở đó, những cái tên chủ lực vốn dĩ đã gắn bó với đội bóng này ngót 15 năm có thể không còn hiện diện tại Pleiku nữa.
Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy úp mở ra đi
"Xin phép anh, tôi không trả lời câu hỏi", Vũ Văn Thanh đột ngột rời vị trí phỏng vấn trên sân khi phóng viên đề cập đến tương lai đi hay ở HAGL sau mùa giải này. Phản ứng của Văn Thanh khiến người hâm mộ HAGL càng trở nên hoang mang. Bởi suốt thời gian qua, tin đồn Văn Thanh rời HAGL để tiến ra Bắc thi đấu cho một CLB khác xuất hiện nườm nượp trên báo giới. Không chỉ Văn Thanh, Hồng Duy cũng đang úp mở chuyện đi hay ở. Chính xác hơn, nhà môi giới hỗ trợ cho Văn Thanh và Hồng Duy đã sẵn sàng cho công tác tìm kiếm bến đỗ tiếp theo cho cả đôi bên, trong trường hợp HAGL không đưa ra một mức đề nghị hợp lý trong bản hợp đồng mới.
Giao kèo của Hồng Duy và Văn Thanh với HAGL sẽ hết hạn sau khi V.League 2022 khép lại vào tháng 10 tới. Theo quy định, 3 tháng trước khi hết hợp đồng, Hồng Duy và Văn Thanh được phép lắng nghe đề nghị từ các CLB khác. Và cũng vì thế, họ ủy quyền cho nhà môi giới của mình làm việc với các CLB hay thậm chí sẵn sàng "bắn tin" để "tăng giá" trước khi những cuộc gặp gỡ chính thức bắt đầu. Cho đến hiện tại, Văn Toàn, Văn Thanh được cho là đã có những liên hệ với Thanh Hóa, Hà Nội, Viettel và Hải Phòng. Nhưng mức độ mới chỉ dừng lại ở việc "chào giá". Vậy nên tính đến hiện tại, họ vẫn đang cố gắng chơi thật tốt tại HAGL. Bởi một mặt, cả hai muốn cùng HAGL có được một thành tích đủ tốt trước khi nghiêm túc nghĩ về tương lai đi hay ở vào cuối mùa. Mặt khác, họ cũng đang muốn các CLB khác nhìn vào màn trình diễn của họ để sẵn sàng "xuống tiền" lót tay đưa họ rời Pleiku.
HAGL mùa giải năm sau có thể sẽ không còn những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn.
Văn Thanh và Hồng Duy vẫn chưa thực sự có một bến đỗ uy tín. Trong khi đó, dân môi giới cầu thủ Việt Nam đã khẳng định việc Văn Toàn đến một trong hai đội là Hà Nội FC hoặc Bình Định sau V.League 2022 sẽ thành hiện thực. Câu chuyện hiện tại chỉ còn ở việc Văn Toàn nhận được lời đề nghị nào cao hơn đến từ hai CLB kể trên. Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là lần đầu tiên Văn Toàn rời HAGL sau gần 150 trận với 8 mùa giải V.League gắn bó. Tất nhiên, việc Văn Toàn rời HAGL còn phải thỏa mãn thêm một điều kiện đủ. Đó là bầu Đức cùng để nghị gia hạn hợp đồng mới không đủ sức thuyết phục để giữ chân Văn Toàn ở lại phố Núi.
Kiatisak ở lại với dàn cầu thủ trẻ
Trong một diễn biến khác, Kiatisak đang thắp lên niềm hy vọng cho người hâm mộ HAGL. Theo đó, "Zico Thái" sẵn sàng gia hạn hợp đồng với HAGL sau khi mùa giải này khép lại. Nhà cầm quân người Thái Lan đã vạch ra một chiến lược tương đối dài hạn nhằm phát triển cầu thủ trẻ cho HAGL.
Ở mùa giải năm nay, ông cũng thuyết phục Ban huấn luyện ký hợp đồng chuyên nghiệp với 10 cầu thủ 17-18 tuổi. Đó có thể xem là sự chuẩn bị mang tính kế thừa cho dàn cầu thủ chủ lực của HAGL hiện tại như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy. Một điểm thú vị là đãi ngộ của những tài năng trẻ này được xem là mơ ước với dàn cầu thủ cùng lứa, sau khi ký hợp đồng với HAGL. Không chỉ là câu chuyện hợp đồng, dưới bàn tay của Kiatisak, những gương mặt trẻ như Bảo Toàn, Đình Lâm, Đức Việt, Thanh Nhân, Văn Lợi... liên tục được Zico Thái tạo điều kiện vào sân thi đấu. Trường hợp thủ môn Văn Lợi có thể xem như một màn "tái ông thất mã" đối với HAGL. Bởi chính từ chấn thương của thủ môn Huỳnh Tuấn Linh và Lê Văn Trường, người gác đền 21 tuổi đang từng bước được ra ánh sáng. Thậm chí trong 2 trận đấu gần đây, Văn Lợi cho thấy rõ sự trưởng thành, đĩnh đạc trong cầu môn của HAGL. Những tình huống phán đoán, đổ người cứu thua được Văn Lợi thể hiện một cách chắc chắn và có tiềm năng.
Song song với dàn cầu thủ trẻ trong đội hình HAGL hiện tại, nhiều cầu thủ đang được đội bóng phố Núi cho mượn như Triệu Việt Hưng, Châu Ngọc Quang, Dụng Quang Nho (Hải Phòng), Lê Minh Bình, Trần Thanh Sơn, Đinh Thanh Bình (Công an Nhân dân) cũng có thể xem như các phương án thay thế dàn cầu thủ khóa 1 lúc cần thiết. Sự trưởng thành của họ tại V.League và giải hạng Nhất trong 2 năm trở lại đây giúp Kiatisak có thêm những tính toán tốt về nhân sự kể từ mùa giải 2023, ngay cả trong trường hợp những Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy hay thậm chí là Công Phượng, Xuân Trường rời "phố Núi".
Bóng đá 'tăng tốc' Tại SEA Games 31, bóng đá nam và bóng đá nữ là những môn thi đấu sớm nhất. Do vậy mà thời điểm này, cả hai đội tuyển U23 Quốc gia và đội tuyển nữ Việt Nam đang tăng tốc, chạy đua với thời gian để sẵn sàng cho các trận đấu tại vòng bảng. Chuyến tập huấn Hàn Quốc giúp tuyển nữ...