“Khó khăn” chương trình lớp 1 có khiến Bộ thay đổi quan điểm cấm dạy chữ trước?
Bộ Giáo dục đã cấm học chữ trước lớp 1, sao lãnh đạo Bộ lại nói thực hiện chương trình lớp 1 năm nay khó khăn, một phần là do đầu ra mầm non chưa đảm bảo?
Năm học 2020-2021 này là năm đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở lớp 1 và đến thời điểm này đã thực hiện được một nửa học kỳ…
Tuy nhiên, sau một nửa học kỳ trôi qua thì nhiều nhà trường, thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh phải đối mặt với một số khó khăn nhất định trong cách dạy, cách tiếp cận chương trình mới, sách giáo khoa mới.
Vì thế, tại Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì cũng đã đề cập về những khó khăn của chương trình lớp 1 năm nay.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi Hội thảo (Ảnh: moet.gov.vn)
Khó khăn trong việc thực hiện chương trình lớp 1 có phải tại “đầu ra” của bậc mầm non?
Ngày 28 tháng 6 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 do Thứ trưởng lúc bấy giờ là bà Nguyễn Thị Nghĩa ký.
Tại Chỉ thị này, Bộ yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị thuộc Bộ triển khai ngay một số công việc sau:
“…Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non phối hợp với các cấp, các ngành huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường; thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ theo từng độ tuổi; Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ; đồng thời, hướng dẫn, tư vấn cho các bậc cha mẹ về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học lớp 1…”. [1]
Như vậy, các địa phương, trường học và phụ huynh hiểu là việc cho học sinh học chữ, học số trước khi vào lớp 1 là sai, vi phạm chỉ thị này của Bộ.
Vì cho trẻ “tập tô, tập viết chữ” trước là: “ phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1, vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào học lớp 1“.
Thế nhưng, trong phần phát biểu mở đầu của Hội thảo ngày 02/11 vừa qua do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thì doThứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã nêu quan điểm về những khó khăn của việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1 như sau:
Video đang HOT
Một phần lý do khiến việc thực hiện chương trình lớp 1 vừa qua có một số khó khăn vì chất lượng đầu ra của mầm non năm nay chưa đảm bảo do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến các em chưa được làm quen mặt chữ; vào lớp 1 lại không có thời gian để quen nề nếp của cấp học mới. [2]
Vậy là một trong những lý do gây khó khăn trong việc thực hiện chương trình lớp 1 năm nay là do “ chất lượng đầu ra của mầm non năm nay chưa đảm bảo do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến các em chưa được làm quen mặt chữ”.
Nhưng chính Bộ Giáo dục đã cấm dạy trẻ mầm non “tập tô, tập viết chữ”, sao Thứ trưởng lại nói thực hiện chương trình lớp 1 năm nay khó khăn, một phần là do đầu ra mầm non chưa đảm bảo?
Có thể thấy nhận định nêu trên của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ có phần mâu thuẫn với quan điểm cấm dạy chữ trước lớp 1 thể hiện trong Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT mà Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã ký trước đây.
Tuy nhiên, mâu thuẫn này không chỉ dừng ở phát biểu, mà còn nằm trong chính các văn bản của Bộ.
Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT yêu cầu trẻ 4-5 tuổi tập tô, làm quen chữ cái
Ngày 24/1/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT về Chương trình giáo dục mầm non cũng do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ký lại có những hướng dẫn khác với Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013.
Tại phần III- mục tiêu chương trình giáo dục mẫu giáo ở Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT đã nêu yêu cầu phát triển ngôn ngữ như sau:
” - Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết“. [3]
Trong đó, mục “Làm quen với việc đọc – viết” cho trẻ 5-6 tuổi yêu cầu trẻ phải biết:
“ Chọn sách để “đọc” và xem; Kể truyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân; Biết cách “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.
Nhận ra kí hiệu thông thường: nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra – vào, cấm lửa, biển báo giao thông… Nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt; Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình“. [3]
Với cách hướng dẫn, chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục, việc tổ chức dạy chữ / làm quen với chữ cho trẻ trước lớp 1 là đúng hay sai?
Thực tế, những năm trước đây thì đa phần các phụ huynh đều cho con đi học thêm, hoặc dạy cho con em mình trước khi vào lớp 1. Chính vì thế, học sinh không bị động khi vào lớp 1.
Hơn nữa, đặc điểm của bậc học mầm non các cháu chơi là chính, nhưng vào lớp 1 học lại là chính, đó là một sự thay đổi không hề nhỏ với con trẻ, nếu không có sự chuẩn bị, có bước chuyển tiếp sẽ là một cú sốc với các em.
Nhưng, vì dịch Covid-19 nên những tháng đầu của năm 2020 thì các cháu mẫu giáo phải nghỉ học ở trường nhiều tháng trời và không đi học thêm trước chương trình lớp 1 như những năm trước đây.
Đây cũng là lý do “ khiến việc thực hiện chương trình lớp 1 vừa qua có một số khó khăn vì chất lượng đầu ra của mầm non năm nay chưa đảm bảo” như phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ hôm 02/11 vừa qua.
Vậy phải chăng đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT, đồng thời có những điều chỉnh và chỉ đạo kịp thời về mặt chuyên môn để giúp trẻ mầm non có thời gian làm quen với chữ trước khi vào lớp 1.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-2325-CT-BGDDT-chan-chinh-tinh-trang-day-hoc-truoc-chuong-trinh-lop-1-197382.aspx
[2] https://moet.gov.vn/pages/tim-kiem.aspx?ItemID=7032
[3] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-BGDDT-Thong-tu-Chuong-trinh-giao-duc-mam-non-2017-342703.aspx
Đòi hỏi tất yếu
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở lớp 1 hơn một tháng. So với lộ trình đổi mới giáo dục, đây là thời gian quá ngắn, do đó thật khó để đưa ra nhận định, đánh giá công tâm, khách quan.
Ảnh minh họa
Thông tin ban đầu của Bộ GD&ĐT và nhiều sở GD&ĐT sau thời gian trực tiếp nắm bắt thực tế cho thấy, hầu hết các nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn. Giáo viên lớp 1 bước đầu áp dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nền nếp dạy học dần ổn định, tạo được sự chủ động, tự tin cho học sinh lớp 1 ở hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Đây là kết quả đáng ghi nhận. Phải khẳng định như vậy vì chúng ta đã trải qua một năm vô vàn khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Nhiều công việc chuẩn bị không thể diễn ra theo đúng kế hoạch, từ đó ảnh hưởng đến tâm thế triển khai chương trình mới.
Trong đó có việc học sinh, trẻ mầm non phải nghỉ học kéo dài; thời gian tựu trường năm học 2020 - 2021 lại chậm hơn khoảng 2 tuần so với thông lệ. Bước vào lớp 1, trẻ mầm non vốn bỡ ngỡ, nhưng chỉ có thời gian rất ngắn để làm quen với trường, lớp, với cô giáo và bè bạn. Việc chuẩn bị tâm lý và trang bị kĩ năng cần thiết cho trẻ bởi vậy cũng hạn chế hơn, đặc biệt với những lớp đông học sinh...
Những yếu tố khách quan đó góp phần dẫn đến một số khó khăn mà mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đã tốn nhiều giấy mực phản ánh trong thời gian qua; trong đó có vấn đề triển khai sách giáo khoa mới.
Ảnh minh họa
Có vẻ như trong cơn bão truyền thông đang diễn ra, sách giáo khoa được đặt lên vị trí quá cao. Trong khi đó, điểm nhấn của lần đổi mới này ở chỗ: Sách giáo khoa từ chỗ là "pháp lệnh" chỉ còn là một tài liệu dạy học quan trọng. Chương trình mới là pháp lệnh, và để đạt được yêu cầu của chương trình, giáo viên có thể sử dụng sách giáo khoa như một phương tiện để đưa trò tới đích.
Cũng bởi vậy, giáo viên không nhất nhất "bám" theo sách giáo khoa, không phải dạy đúng theo sách mà được quyền chủ động, cốt sao bảo đảm được chuẩn đầu ra của chương trình. Để làm được điều này, trong giai đoạn đầu chưa quen, thầy cô chắc chắn sẽ vất vả, phải mất nhiều thời gian và công sức hơn; nhưng không thể vì vất vả mà không làm, bởi đây là đòi hỏi tất yếu của đổi mới.
Để bước qua những khó khăn ban đầu, trước tiên mỗi thầy cô phải vượt qua chính mình, thay đổi thói quen, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Thầy cô cũng cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt của từng môn học, hoạt động giáo dục, linh hoạt xác định yêu cầu cần đạt theo từng "chặng" để giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng. Trên cơ sở đó, linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với từng học trò.
Việc phối hợp giáo dục gia đình - nhà trường vô cùng quan trọng, đặc biệt với trẻ lớp 1. Thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, giáo viên giải thích, hướng dẫn để phụ huynh hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chương trình mới; tạo điều kiện cho phụ huynh gặp gỡ sau các buổi học nếu có nhu cầu. Nếu học sinh tiếp thu bài chưa như mong muốn, hãy chủ động mời phụ huynh đến trao đổi, tư vấn, hướng dẫn, bàn biện pháp phối hợp để giúp các em tiến bộ...
Có thể nói, chẳng đổi mới nào ngay từ đầu đã ngay lập tức trơn tru. Vấn đề là, khi tất cả cùng đồng lòng, nhìn về một hướng vì lợi ích con trẻ - cũng là tương lai đất nước - thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua.
Dậy học lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới như thế nào? Giáo viên chủ động điều phối kế hoạch dạy học theo khả năng tiếp thu của học sinh; hiệu trưởng sát cánh cùng giáo viên... nhằm thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả. Để thực hiện chương trình mới hiệu quả đòi hỏi GV phải chủ động đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học là quá trình linh hoạt, có...