Khô da mùa đông: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân và dấu hiệu cần sự can thiệp của bác sĩ
Để chị em hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây khô da, cũng như cách xử lý tình trạng này nhanh nhất, BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo (Phòng khám da liễu thẩm mỹ Pensilia) mới đây đã có những chia sẻ về vấn đề này.
Cứ mỗi đợt thời tiết xuống thấp là làn da của chúng ta lại “khóc thét” vì khô, ngứa, nứt nẻ. Khô da mùa đông ngoài đem lại cảm giác khó chịu, bức bối cho chủ nhân, còn có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của một số bệnh da liễu đáng sợ như á sừng, viêm da cơ địa, vảy nến.
Da khô có thể được chia rõ ràng với 2 loại:
- Da khô bẩm sinh có đặc điểm lỗ chân lông thường nhỏ nên bị bong tróc khi trời hanh khô, dễ kích ứng, lâu thẩm thấu các dưỡng chất.
- Da khô tạm thời hay da thiếu nước có thể xảy ra với da hỗn hợp và da dầu, thường đổ dầu vào mùa hè và khô vào mùa đông, lỗ chân lông thường to hơn, dễ gặp tình trạng mụn, bị xỉn màu da…
Nhưng dù là bẩm sinh hay tạm thời thì tình trạng khô da cũng nên được xử lý càng sớm càng tốt để ngăn ngừa một số tổn thương cho da, cũng như các bệnh da liễu nguy hiểm.
Để chị em hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây khô da, cũng như cách xử lý tình trạng này nhanh nhất, BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo (Phòng khám da liễu thẩm mỹ Pensilia) mới đây đã có những chia sẻ về vấn đề này.
PV: Khô da mùa đông thường có dấu hiệu điển hình nhất là gì, thưa bác sĩ?
Dấu hiệu điển hình của khô da mùa đông là da có cảm giác thô ráp hơn, sờ vào bề mặt da thấy nhám. Đồng thời, da có tình trạng bong tróc, nặng hơn là đóng vảy, nứt nẻ, xuất hiện các đường kẻ trên bề mặt da, thậm chí là có biểu hiện sẩn, hồng đỏ.
PV: Vì sao vào mùa đông, tình trạng khô da lại phổ biến hơn các thời điểm khác trong năm?
Mùa lạnh thường gây khô da vì thời điểm này không khí lạnh đi kèm với độ ẩm thấp. Điều này khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, dễ bị thô ráp hơn. Trong không khí khô lạnh còn có nắng nóng nữa, việc mất hơi nước qua da, khiến da càng khô nhanh hơn, tình trạng ngày càng nặng nề hơn.
Video đang HOT
BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo
PV: Chúng ta có thể can thiệp như thế nào để xử lý tình trạng khô da vào mùa đông nhanh nhất?
Khi tình trạng khô da diễn ra, lớp thượng bì sẽ bị tổn thương, tạo ra các vết nứt trên bề mặt da. Chính vì vậy, da rất dễ bị ngứa, nổi mẩn, bong tróc và nhạy cảm hơn. Để cải thiện tình trạng khô da, việc đầu tiên chị em cần làm ngay đó là giữ ẩm cho da, cách này giúp ổn định hàng rào bảo vệ da. Ngoài ra, chị em cần bôi các dưỡng chất có chứa thành phần hồi phục ra, ví dụ như vitamin E, B3, B5, ceramine để giúp cho da được giữ ẩm tốt hơn. Đặc biệt, hiện nay có nhiều dòng peptide có tác dụng giúp da phục hồi rất tốt.
Bên cạnh đó, chị em cần chú ý uống đủ nước, tốt nhất là 2,5 lít nước/ngày. Việc uống đủ nước không chỉ giúp da mịn màng hơn mà còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể trong suốt mùa lạnh.
Chú ý ăn thêm nhiều rau xanh và hoa quả, vì đây là nguồn vitamin và khoáng chất rất tốt, cũng như hàm lượng chất chống oxy hóa cao để nuôi dưỡng làn da khỏe, đàn hồi tốt, đủ độ ẩm.
Cuối cùng, chị em nên che nắng kỹ khi đi ra nắng những ngày hanh khô, vì ánh nắng mùa này khiến da mất nước và độ ẩm rất nhanh.
Ngoài ra, ngày nay cũng có nhiều công nghệ có thể giúp giảm đỏ, giảm khô da ví dụ như tiêm các loại HA. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng trong giai đoạn tiêm HA cần uống đủ nước, dưỡng ẩm đủ để thúc đẩy hiệu quả điều trị khô da.
PV: Vậy liệu có biện pháp nào để phòng tránh khô da mùa đông không, thưa bác sĩ?
Biện pháp phòng tránh tốt nhất vẫn là uống nhiều nước. Ngoài ra, cần chú ý bổ sung thêm một số loại vitamin tốt cho hàng rào da, tăng khả năng chống đỡ của da trước sự ảnh hưởng của môi trường, ví dụ như vitamin E, C, kẽm… Chị em cũng có thể uống thêm collagen vào mùa đông để nuôi dưỡng da tốt hơn.
Trong mùa hanh khô, chị em lưu ý tránh tắm nước quá nóng vì có thể ảnh hưởng đến lớp thượng bì của da, khiến tình trạng da bị khô ráp trở nên tồi tệ hơn.
Hơn nữa, cần chú ý hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm có tính axit để da không bị tổn thương trong mùa hanh khô.
PV: Khi nào thì khô da cần đến sự can thiệp của bác sĩ?
Bạn cần đến gặp bác sĩ da khô khi mà tình trạng khô da có chiều hướng nặng lên: nứt nẻ, bong tróc, kích ứng, khó chịu… làm cho bản thân không thể chịu được nổi.
Hoặc nếu cảm thấy da có những dấu hiệu bất ổn, làm tổn thương làn da đang đẹp của mình thì cần gặp bác sĩ sớm để có hướng xử lý càng nhanh càng tốt.
Cảm ơn BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo vì đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!
Những phương pháp chăm sóc da tay trong mùa lạnh
Mùa đông lạnh giá thường khiến làn da bị khô, nứt nẻ, bong tróc; đặc biệt là da tay phải thường xuyên tiếp xúc nóng lạnh...
Chăm sóc đôi tay đúng cách sẽ giúp bạn sở hữu được làn da mềm mại, mịn màng.
Uống đủ nước
Một trong những bước chăm sóc đôi tay quan trọng để chống khô tay là uống nước. Uống nhiều nước giúp làn da khỏe mạnh, đàn hồi tốt và không bị khô. Đó chính là cách dưỡng ẩm da từ bên trong.
Tẩy tế bào chết cho da tay
Có một số phương pháp tẩy da chết cho đôi tay tại nhà dễ dàng giúp giảm khô tay. Ngâm khoảng 10 phút trong nước ấm với một muỗng cà phê dầu hạnh nhân. Để loại bỏ da chết, trộn muối với nước cốt chanh và chà nhẹ nhàng trong 5 phút. Bạn cũng có thể nhúng tay trong sữa ấm, điều này sẽ làm giảm khô tay, canxi trong sữa có tác dụng tăng độ cứng của móng tay.
Thường xuyên dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm chính là một trong những thần dược cho đôi bàn tay của bạn. Bôi kem dưỡng ẩm da tay có thành phần từ thiên nhiên như tinh dầu thực vật sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể làn da khô ráp.
Vì vậy, mùa đông, khi thời tiết hanh khô, chị em cần tạo thói quen dùng sản phẩm dưỡng da có thành phần dầu oliu hay hạnh nhân một cách thường xuyên để bảo vệ da và chăm sóc cho làn da luôn mịn màng.
Chăm sóc móng tay
Vào mùa đông, ngoài dưỡng da tay, bạn cần chăm sóc cả móng tay. Móng tay có thể gặp những vấn đề như giòn, dễ gãy, lớp móng bị tách đôi trong mùa đông do thiếu hụt độ ẩm. Ngoài ra, trong mùa đông tất cả các hoạt động hàng ngày của chúng ta như tắm rửa bằng nước nóng hay dùng aceton tẩy móng thường xuyên cũng làm cho tình trạng hư hại móng tay trở nên nghiêm trọng.
Để đảm bảo độ chắc khỏe cho móng tay, bạn hãy sử dụng một loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên để làm chậm sự hydrat hóa. Hoặc bạn có thể dùng dầu ô liu thoa đều lên các đầu móng và da tay, massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Cách này giúp làm ấm bàn tay, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và dưỡng ẩm cho tay, móng tay.
Đeo găng tay bảo vệ
Bạn nên đeo găng tay cao su khi rửa bát hay giặt giũ quần áo bởi các chất tẩy rửa này có tính bazơ rất mạnh có thể phá hoại lớp bảo vệ da tay, gây tình trạng mất nước, nghiêm trọng hơn có thể bào mòn lớp biểu bì làm da tay nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Rửa tay đúng cách
Rửa tay là biện pháp hữu hiệu phòng tránh những căn bệnh truyền nhiễm, rửa tay sạch sẽ làm giảm các tác nhân gây hại đến làn da, các hóa chất có hại còn lưu lại sau quá trình sinh hoạt.
Tuy nhiên, khi rửa tay bạn phải hết sức nhẹ nhàng để tránh các tổn thương đáng tiếc và phải sử dụng nước ấm, để lưu thông khí huyết, dưỡng ẩm da tay. Không nên sử dụng nước quá nóng vì nó sẽ làm trôi mất lớp dầu bảo vệ tay, còn nước quá lạnh sẽ làm bàn tay tê buốt, da co lại gây ra tình trạng nhăn nheo.
Mùa đông khiến da nhạy cảm lắm, bổ sung ngay bộ sản phẩm này để da được cấp ẩm và sáng khỏe rạng rỡ bạn ơi! Bộ sản phẩm dưới đây chính là tuyệt chiêu dưỡng sáng da không lo kích ứng mà các chuyên gia tin dùng. Đau đầu nhất trong khoản chăm da đối với phái đẹp chính là khi phải đối mặt với làn da nhạy cảm. Da nhạy cảm không phải 1 loại da, bởi tình trạng nhạy cảm có thể gặp phải ở bất...