Khi xa nhà lập nghiệp không cô đơn: “Cuộc sống trưởng thành lấy đi của mình nhiều thứ, nhưng trả lại một hội bạn kim cương”
Sống xa nhà chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất kỳ người trẻ. Thế nhưng, cuộc sống tự lập nơi thành phố xa lạ của bạn sẽ đỡ khó khăn hơn nếu có một hội bạn thân cùng “đồng cam, cộng khổ”.
Tốt nghiệp cấp 3, hầu hết người trẻ đều phải rời xa vòng tay cha mẹ, bắt đầu cuộc sống tự lập. 18 năm trước đó, chúng ta phần lớn đều quen với cuộc sống cùng gia đình, được người lớn cưng chiều, do đó bước ra sống một mình nơi xa xứ không phải là điều dễ dàng.
Ở một diễn biến khác, mặc dù phải học cách trưởng thành nơi thành phố xa lạ, thế nhưng cũng có không ít trường hợp người trẻ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống mới nhờ sự giúp đỡ của hội bạn thân. Họ là những người bạn đã bên nhau từ thời đi học, sau đó lại cùng lên thành phố học hành, lập nghiệp, có mặt trong nhiều khoảnh khắc đáng nhớ của nhau.
Hội bạn thân nhớ gì về ngày đầu tiên gặp mặt?
Thu Hiền (27 tuổi) là nhân viên của một công ty truyền thông, đã có 9 năm sinh sống học tập và làm việc tại thành phố Hà Nội. Gắn bó và chia sẻ những buồn vui với Thu Hiền trong suốt quãng thời gian sống xa nhà, chính là hội bạn thân gồm 4 thành viên khác, đã quen biết nhau từ những ngày đi học.
Nói về cơ duyên gặp gỡ của hội bạn, Thu Huyền tâm sự: “Bọn mình đều là những người ở cùng quê, biết nhau từ nhỏ, nhưng khi lên lớp 6 mới chính thức chơi chung. Nhóm mình có tổng cộng 5 người, hồi đó có bộ phim Vườn Sao Băng nổi đình đám, nên cũng tự đặt tên nhóm theo phim là hội ‘F5′ luôn. Tính ra, chúng mình đã ở bên nhau được 15 năm rồi”.
Thu Hiền có hội bạn thân gồm 5 người, bên nhau đã được 15 năm
Thân nhau từ thời đi học, thế nên chẳng khó hiểu khi hội bạn thân đã trở thành một phần đặc biệt trong cuộc sống của Thu Hiền. Mà theo như cô bạn chia sẻ, nếu dành thời gian để kể hết kỷ niệm đáng nhớ của cô với hội bạn thân thì có thể kể đến sáng mai không hết.
“Kỷ niệm thì có nhiều lắm. Vui nhất là mỗi lần bố mẹ của đứa nào đó trong nhóm đi vắng, bọn mình cùng nhau tụ tập ngủ ở đó, thức thâu đêm để xem phim và trò chuyện. Thời học sinh, chúng mình cũng hay đợi nhau đi học. Có những hôm đi học muộn, đạp xe té khói đến trường. Có hôm đi muộn quá, thầy giáo còn bắt mấy đứa đứng hát một bài rồi mới cho vào lớp. Sau này nghĩ lại, thấy hồi ấy chúng mình vừa trẻ con, vừa ngốc nghếch nhưng cũng dễ thương”.
Hội bạn thân của Thu Hiền thường có những chuyến đi chơi xa cùng nhau
Video đang HOT
Là một nhóm bạn thân chơi với nhau được gần 7 năm, team “Bàn Hai” của Việt Hà (22 tuổi) đã có biết bao kỷ niệm đẹp suốt thời học sinh, và sau này là trong những năm tháng cùng nhau học tập và lập nghiệp tại thành phố.
Việt Hà đại diện cho nhóm chia sẻ: “Mới vào lớp 10, nhóm mình gồm 5 đứa, vô tình được cô chủ nhiệm xếp ngồi bàn hai, và từ đó là quen thân đến bây giờ. Tốt nghiệp cấp 3, chúng mình đều nhập học các trường Đại học ở Hà Nội. Những ngày đầu là tân sinh viên cũng đầy khó khăn vì ai cũng phải học cách thích nghi với môi trường sống mới, phương pháp học tập mới, nhưng chúng mình vẫn luôn dành thời gian ở bên, quan tâm và lắng nghe những chia sẻ của nhau”.
Việt Hà (ở giữa) có hội bạn thân đã cùng nhau trải qua nhiều khó khăn khi mới là tân sinh viên
Phương Anh (22 tuổi) cũng hào hứng không kém khi kể về hội bạn thân gồm 3 người Việt Nam, đều là du học sinh Hàn Quốc. Điều đặc biệt, cả ba cô bạn đều bằng tuổi, không quen biết nhau từ trước và chỉ gặp mặt lần đầu tiên khi được nhà trường xếp ở chung ký túc xá.
“Những ngày đầu mới sang Hàn Quốc du học, hai người bạn cùng phòng là người mình gặp đầu tiên. May mắn là cả ba đứa đều có tính cách thoải mái, nên rất nhanh chóng có thể bắt chuyện và thân thiết với nhau.
Lúc mới sang đây, mình bị say vì đi máy bay. Vừa bước vào ký túc xá, mình chỉ kịp nói chuyện vài câu chào hỏi xã giao, sau đó lăn đùng ra ngủ vì quá mệt. Một lúc sau, một bạn gọi mình dậy, nói rằng đã đi mua nước cho mình. Trong khoảnh khắc ấy, mình vừa cảm động, vừa nghĩ quãng thời gian sau này dễ sống vì có những người bạn ở cùng quá tinh tế”, Phương Anh hồi tưởng lại.
Cuộc sống “người lớn” lấy đi rất nhiều thứ, nhưng trả lại cho mình một hội bạn kim cương
Trước khi lên đường du học, Phương Anh luôn nhớ lời dặn của những người xung quanh về vô số khó khăn khi là một du học sinh, rằng cuộc sống ở đây chưa bao giờ toàn là màu hồng. Thế nhưng sau 3 năm sinh sống một mình ở đất nước xa lạ, Phương Anh nhận thấy cuộc sống du học sinh đã trôi qua êm đềm, có nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhờ hội bạn thân.
“Cuộc sống của du học sinh Hàn Quốc không hẳn chỉ có toàn mảng màu tối đâu. Cuộc sống của bạn có tốt hay không, phụ thuộc rất lớn vào những người bạn gặp. Đơn cử với bản thân mình, luôn cảm thấy may mắn khi vừa sang đây đã gặp được các bạn ấy. Không chỉ giúp đỡ mình lúc ốm đau, các bạn còn dạy nhiều thứ, động viên mỗi lúc mình gặp khó khăn”.
Phương Anh và hội bạn thân cùng nhau đi chơi, học tập và vượt qua những khó khăn của cuộc sống du học xa xứ
Cuộc sống nơi đất khách quê người lấy đi của Phương Anh nhiều thứ, nhưng cũng tặng cho cô hai người bạn thân thiết – người luôn sẵn sàng ở bên khi cô gặp khó khăn tài chính, áp lực công việc, tủi thân vì nhớ nhà…
“Có một thời điểm suốt 6 tháng, mình gặp trục trặc về tài chính. Mình có đi làm, nhưng không được trả tiền vì bị chủ nợ lương. Biết mình khó khăn, thế nên mỗi khi lĩnh lương, bạn ấy đều để dành một khoản tiền lớn cho mình vay. Mặc dù lúc ấy, mình biết bạn cũng đang thiếu tiền”, Phương Anh chia sẻ một kỷ niệm với hội bạn thân.
Trong khi đó, suốt 15 năm chơi chung, Thu Hiền và hội bạn không tránh khỏi những giây phút cãi vã, giận hờn. Thế nhưng đến bây giờ, họ vẫn duy trì tình bạn tốt đẹp, bởi vì ai nấy đều biết, tất cả đã cùng nhau trải qua những năm tháng khó khăn nhiều hơn thế.
“Thật ra với từng thành viên, ai nấy đều có những quãng thời gian trong cuộc đời mà gặp vấn đề riêng. Người thì buồn vì công việc, người thì buồn về gia đình, người thì buồn về những áp lực trong cuộc sống, học tập không như mong muốn. Khi ấy, bọn mình đều ở cạnh nhau và động viên nhau thôi. Có những vấn đề, mình không thể chia sẻ được với bố mẹ vì khoảng cách thế hệ. Khi đó, mình lại biết ơn vì có những người bạn đồng trang lứa, có thể thấu hiểu và lắng nghe câu chuyện của mình“,Thu Hiền tâm sự.
Thu Hiền xem hội bạn thân là quãng thanh xuân tươi đẹp của mình
Với hội bạn của Thu Hiền, những ngày tháng còn là sinh viên chứa đựng nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất. Bởi lẽ, mặc dù khi đó tất cả thành viên đều không dư dả tài chính, nhưng họ có nhiều thời gian bên nhau và cùng nhau vượt qua đủ mọi khó khăn ở độ tuổi đôi mươi.
“Thời sinh viên của chúng mình có nhiều thăng trầm lắm. Có người bị lừa không lấy được tiền đi gia sư, có người lại bị bắt nạt khi đi làm. Hay có lần mình đi làm, bị cho nghỉ việc đột ngột, các bạn ấy đã ở bên động viên, làm đủ mọi cách cho mình vui. Sau tất cả, để có thể sống tốt và có sự nghiệp riêng ở thành phố xa lạ, bọn mình phải động việc nhau, rồi học cách tự đứng dậy và tìm kiếm các cơ hội khác”, Thu Hiền nhớ lại.
Ở độ tuổi trưởng thành, giờ đây, cả nhóm bạn của Thu Hiền đều có cuộc sống riêng, với biết bao mối quan hệ và những bận tâm khác. Có người đã lập gia đình, nhưng cũng có người vẫn đang miệt mài tìm kiếm nửa kia lý tưởng. Có người vẫn giữ thói quen nói chuyện mỗi ngày, có người thường xuyên đi du lịch, có người ít xuất hiện trong nhóm chat thế nhưng chỉ cần hô 1 tiếng là có mặt ngay bên bạn…
“Thời gian qua đi, bọn mình không thể có nhiều thời gian đi chơi với nhau, lắng nghe, chia sẻ câu chuyện với nhau nhiều như trước. Nhưng mà nói chung, cốt lõi chúng mình vẫn là ‘nhóm F5′ ngày xưa. Trong mỗi dịp sinh nhật, hay bất kỳ thời điểm quan trọng nào khác đều nhớ đến nhau. Chúng mình quan niệm, tất cả đều sẽ sống và cư xử với bạn bè một cách đơn giản và đơn thuần nhất thôi”, 9x chia sẻ.
Nhóm bạn thường xuyên rủ nhau đi du lịch và có những bộ ảnh theo phong cách thanh xuân thế này
Sống xa gia đình, không có được sự chăm sóc của cha mẹ, học tập ở những thành phố lớn chưa bao giờ là điều dễ dàng với người trẻ. Thế nhưng, nếu trong những năm tháng khó khăn đó, bạn có một hội bạn thân cùng nhau học tập, trưởng thành, tận hưởng khoảnh khắc kỳ diệu của tuổi trẻ thì chắc chắn sẽ để lại biết bao kỷ niệm đáng nhớ.
Sau này nhìn lại chặng đường đã đi qua, chắc hẳn bạn sẽ chẳng nhớ những lần mình than khóc vì nhớ nhà, buồn chán vì áp lực công việc, mà ai nấy cũng sẽ nhớ những phút giây cùng hội bạn nỗ lực, vượt qua khó khăn để có tương lai tốt đẹp hơn.
Vợ nghèo khó chật vật lo tiền chữa bệnh cho chồng
Vợ chồng anh Nguyễn Đăng Âu (47 tuổi) và chị Cao Thị Ánh Tuyết (40 tuổi) trước đây vốn đã chật vật với đồng lương ít ỏi, nay càng vất vả hơn từ khi anh Âu mắc căn bệnh quái ác.
Cách đây hơn chục năm, anh chị quyết định lên miền núi lập nghiệp, vợ làm kế toán, chồng làm bảo vệ ở thị trấn Lao Bảo (H.Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Lương thấp, anh chị và hai con nhỏ phải sống trong căn phòng trọ chật hẹp, cũ kỹ. Dù vất vả, hai vợ chồng vẫn luôn lạc quan và phấn đấu để có cuộc sống đủ đầy hơn cho hai con.
Anh Âu đang không có tiền chữa trị. Ảnh ĐỖ THỊ TƯỜNG VI
Thế nhưng vào tháng 9.2021, vợ chồng anh chị nhận được tin dữ, anh bị ung thư amidan giai đoạn 3. Cơ thể ngày một yếu đi, anh buộc phải nghỉ làm để đi điều trị. Gia đình mất đi một khoản thu nhập, gánh nặng như chồng chất lên đôi vai của chị Tuyết. Chị vừa đi làm, vừa chăm sóc chồng con, vừa tìm cách chạy chữa cho chồng. Nơi đất khách quê người, họ hàng người thân cũng không ở gần để có thể đỡ đần cho chị.
Có những đêm chị không thể ngủ được, vừa thương chồng đau ốm bệnh tật, thương con phải cùng mình trải qua những ngày khó khăn như thế này. Nhưng rồi khi trời sáng, chị lại phải tươi tỉnh để còn làm chỗ dựa cho chồng và hai đứa con thơ. Chị Tuyết chia sẻ: "Cuộc sống bình thường cũng đã quá vất vả với hai vợ chồng rồi, nhà không có, vậy mà giờ anh còn bị bệnh, gia đình vất vả hơn gấp mấy lần. Cũng may là có anh em, bạn bè, cơ quan kêu gọi hỗ trợ thì vợ chồng tui mới có tiền để chạy chữa đến hôm nay. Có những lúc kẹt quá tôi như bất lực, không biết ngày mai sẽ như thế nào...".
Hiện tại, anh Âu ăn uống rất khó khăn, thức ăn phải xay nhuyễn. Có những hôm mệt quá anh cũng không thể ăn nổi. Gần đây, cơn đau ngày một dày hơn. Đêm đến, anh không thể ngủ được mà phải ngồi dậy và thức trắng.
Rời căn phòng trọ chật chội của chị Tuyết, chúng tôi nhớ mãi ánh mắt nặng trĩu những nỗi lo của chị. Rồi chị phải làm thế nào để chạy chữa cho chồng, làm thế nào để lo cho con học hành đến nơi đến chốn, làm thế nào để tiếp tục chiến đấu với cuộc đời...?
Rất mong những tấm lòng nhân ái có thể đưa tay ra nắm lấy chị trong những ngày khó khăn nhất.
Mọi sự giúp đỡ, xin gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 1471000.000.0115 - Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Số tài khoản thứ hai: 10006868 - Ngân hàng Eximbank - chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: Giúp đỡ anh Nguyễn Đăng Âu; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến anh Âu trong thời gian sớm nhất.
Cướp chồng sắp cưới của bạn thân, về làm dâu tôi run rẩy khi mẹ chồng cất tiếng Tôi rất yêu Huấn và cũng không muốn mất đi đứa con nhưng liệu tôi có chịu đựng được cuộc sống như thế ở nhà chồng? Về Huấn, nghe ý của anh thì tôi phải hoàn toàn nghe lời mẹ chồng. Trước nay người ta kỵ nhất yêu bạn trai của bạn thân nhưng tôi lại phạm vào điều đó bởi vì không...