Khi uống nước, đừng bao giờ quên những lời nhắc nhở sau đây để tốt cho cơ thể
Nước là chất lỏng không mùi, không vị, trong suốt và rất cần thiết cho sự sống. Loại chất lỏng này cũng có thể hòa tan trong rất nhiều chất khác.
Nước là thành phần rất quan trọng để hình thành sự sống. Nếu không có chúng, các sinh vật chỉ có thể tồn tại được vài ngày. Nước chiếm khoảng 60% -70% trọng lượng cơ thể con người. Tất cả các tế bào trong cơ thể cần chất lỏng này để duy trì hoạt động và phát triển. Nước cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ chất độc hại, duy trì nhiệt độ cơ thể, hô hấp…
Biết về những lợi ích của loại chất lỏng này sẽ thôi thúc mọi người uống nước nhiều hơn. Cơ thể sẽ mất nước do đổ mồ hôi, hô hấp và loại bỏ các chất độc hại. Do đó, bạn phải thường xuyên bổ sung nước để đảm bảo cơ thể hoạt động hiệu quả nhất. Dưới đây là một số điều mọi người nên biết trước khi cần uống nhiều nước:
Nước là thành phần rất quan trọng để hình thành sự sống.
Chuyển dần đồ uống có đường sang nước
Nếu muốn sở hữu một lối sống lành mạnh, bạn cần cắt giảm lượng đường trong các loại đồ uống. Tuy nhiên, Mary Stevenson, chuyên gia dinh dưỡng tại phòng khám NYU Langone cho biết, việc làm này sẽ gây hại và ảnh hưởng xấu tới cơ thể nếu thực hiện quá đột ngột. Mọi người nên chuyển dần từ đồ uống có đường sang nước. Bắt đầu thay đổi thói quen này từ từ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể tiêu thụ nhiều trái cây để tăng khả năng thích ứng của cơ thể khi chuyển sang sử dụng nước thường.
Tiêu thụ thực phẩm chứa nước
Nước có thể được bổ sung thông qua nhiều nguồn khác nhau. Các loại trái cây như dưa hấu và dưa lê sở hữu hàm lượng nước cao. Do đó, sử dụng các loại quả này cũng có thể đem lại hiệu quả như uống một cốc nước thường. Ngoài ra, mọi người có thể uống trà thảo dược để vừa bổ sung chất lỏng cho cơ thể vừa bảo vệ sức khỏe.
Nước có thể được bổ sung thông qua nhiều nguồn khác nhau.
Lựa chọn thời điểm uống nước phù hợp
Video đang HOT
Hầu hết mọi người đều có thói quen uống nhiều nước khi thấy khát. Tuy nhiên, trong một số thời điểm nhất định, nhấm nháp vài ngụm nước nhỏ sẽ đem lại lợi ích bất ngờ.
Marisa Moore, chuyên gia y khoa kiêm người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên, ngay khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ, bạn nên lên lịch uống nước cho cả ngày. Việc làm này sẽ giúp kiểm soát huyết áp và hạn chế cơ thể hấp thụ calo khi bạn đang trong quá trình giảm cân.
Uống 2-3 lít nước mỗi ngày
Nếu bạn muốn thay đổi lượng nước tiêu thụ trong ngày, hãy thực hiện việc này từ từ. Theo Karen Ansel, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Healing Superfoods for Anti-Aging: Stay Younger, Live Longer, ép buộc bản thân uống quá nhiều nước trong khi cơ thể không yêu cầu sẽ gây nên những tác động có hại. Mọi người có thể tăng lượng nước tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo cơ thể thích ứng với sự thay đổi.
Nếu bạn muốn thay đổi lượng nước tiêu thụ trong ngày, hãy thực hiện việc này từ từ.
Tránh sử dụng chai nhựa
Việc làm này không chỉ có lợi cho môi trường mà còn ngăn chặn những yếu tố gây hại cho cơ thể. Quá trình sản xuất chai nhựa thường được cho vào một số hóa chất để giữ độ bền và màu sắc. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho hay, những hóa chất này có thể gây hại cho thận nếu sử dụng chai nhựa lâu dài. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể là đựng nước trong chai làm bằng kim loại.
Hạn chế dùng nước pha hóa chất
Mọi người có thể dễ dàng bị hấp dẫn bởi các loại nước đóng chai trong siêu thị. Các chai nước này thường được pha trộn kèm theo nhiều hương vị trái cây để kích thích vị giác của người uống. Nếu muốn bảo vệ sức khỏe, bạn nên loại bỏ những đồ uống này vì chúng chứa nhiều đường thô. Sau cùng, nước thường vẫn là chất lỏng tốt nhất cho cơ thể.
Tiêu thụ trái cây và rau củ tươi
Mọi người nên cắt lát những loại thực phẩm này rồi cho vào một chai lớn đã đổ đầy nước.
Trái cây và rau củ tươi là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung nước. Mọi người nên cắt lát những loại thực phẩm này rồi cho vào một chai lớn đã đổ đầy nước. Sau đó, ngâm chúng trong một vài giờ rồi có thể uống trực tiếp.
Uống nhiều nước làm mất chất
Đôi khi, cơ thể chỉ cần 2 lít nước để hoạt động trơn tru mà chúng ta lại bổ sung tới tận 4-5 lít. Điều này sẽ làm các khoáng chất và vitamin thiết yếu trong cơ thể bị mất đi. Theo Kenneth Peters, giám đốc y khoa tại Bệnh viện Northern California ở Mountain View, các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, B3, B6 & B12 và vitamin C có thể bị loại bỏ hoàn toàn. Do đó, mọi người cần lưu ý lượng nước tiêu thụ. Lượng nước cơ thể cần cũng phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài như khí hậu và bên trong như cường độ cơ thể hoạt động.
(Nguồn: Boldsky)
Theo Helino
Những thói quen ăn tối tai hại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe mà nhiều người vẫn thường hay mắc phải
Ăn tối quá muộn, quá nhiều thịt, hay quá no... đều là một trong những thói quen gây hại lớn tới dạ dày của bạn.
Ăn tối quá no
Đây là một trong những thói quen vô tình gây ra hàng loạt căn bệnh nguy hiểm, điển hình là chứng thừa cân, béo phì. Thói quen ăn tối quá no khiến lượng đường tồn đọng nhiều trong cơ thể, lúc này cơ thể sẽ không tiết đủ insulin và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, nếu bạn ăn tối quá no thì có thể gặp phải các biến chứng khác như sỏi thận, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, sản sinh độc tố bên trong cơ thể, tăng cao nguy cơ ung thư... Mặt khác, khi bạn ngủ trong tình trạng dạ dày vẫn phải hoạt động để tiêu hóa thức ăn thì sự co bóp của dạ dày sẽ giảm xuống, từ đó làm tồn đọng các chất độc trong cơ thể và gây ra bệnh ung thư đại tràng.
Ăn tối với quá nhiều thịt
Nếu bữa tối của bạn chỉ toàn là thịt mà không có sự xuất hiện của rau củ nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư trực tràng và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Ăn tối với nhiều món cay
Buổi tối cần hạn chế ăn đồ nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị cay như hạt tiêu, ớt, mù tạt... vì có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa. Mặc dù, vị cay sẽ giúp tăng cảm giác ngon miệng khi thưởng thức món ăn. Thế nhưng, nó lại gây kích thích dạ dày vào buổi tối, từ đó dẫn đến tình trạng nhịp tim đập nhanh, cơ thể tiết mồ hôi, khó ngủ, trằn trọc suốt đêm.
Ngoài ra, thường xuyên ăn tối với các món cay còn gây ra tình trạng nhiệt miệng, viêm họng, táo bón... kéo theo các bệnh như viêm phế quản, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm tụy, viêm túi mật...
Ăn tối với thức ăn thừa lại từ hôm trước
Đồ ăn thừa từ tối hôm trước sẽ thường được bảo quản trong tủ lạnh, nhưng việc hâm nóng lại trong lò vi sóng cũng có thể làm sản sinh ra vi khuẩn và gây ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày nếu bạn ăn tiếp vào ngày hôm sau. Do đồ ăn thừa khi được làm nóng không đúng cách sẽ sản sinh ra nhiều nitrit. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ kết hợp với amin có sẵn trong dạ dày và tạo thành nitrosamines (một tác nhân gây ung thư).
Ăn tối quá muộn
Việc ăn tối quá muộn khiến thức ăn khó tiêu hóa kịp, từ đó tồn đọng lại trong bụng và có thể gây ảnh hưởng tới cả bàng quang, niệu đạo. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến các tinh thể tích tụ lại trong thận, lâu dần sẽ kết lại thành sỏi thận.
Ngoài ra, thói quen này cũng có thể gây ảnh hưởng tới bộ não, gan, tụy và các cơ quan nội tạng khác. Vì bạn đã ăn tối quá muộn nên bộ não vẫn phải hoạt động để thúc đẩy các cơ quan nội tạng làm việc. Nguy hiểm hơn, khi kéo dài tình trạng này trong một thời gian dài thì hậu quả là về già, bạn có thể mắc phải các bệnh về não như hay quên, lú lẫn...
Theo Helino
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường nhờ những thực phẩm giúp giảm lượng đường một cách tự nhiên Nếu không muốn căn bệnh tiểu đường đầy nguy hiểm đến tìm bạn thì hãy chú ý đến những thực phẩm có tác dụng làm giảm đường huyết một cách tự nhiên này. Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể là những nguyên nhân khiến chúng ta có nguy cơ gia tăng bệnh tim, đột quỵ...