Khi trường học là ‘thế giới đồ chơi’ của trẻ
Nếu chúng ta tạo ra một môi trường đủ thân quen với bé, đủ tự do có kỷ luật, tạo cho bé cảm giác vui vẻ, hấp dẫn trẻ thông qua những hoạt động thường nhật, bé sẽ dần vượt qua nỗi sợ hãi phải đến trường.
Giải phóng áp lực học tập cho trẻ
Trong thời đại hiện nay, phu huynh thường đặt nhiều kỳ vọng vào con cái, mong muốn trang bị cho con những gì tốt đẹp nhất. Điều này khiến trẻ nhỏ nhận được sự quan tâm, chăm sóc rất lớn từ phía gia đình, nhà trường. Tuy nhiên điều này cũng tạo ra sự áp lực cho trẻ.
Trẻ nhỏ cần được tạo môi trường thân quen để bé thích việc đến trường
Những bạn nhỏ tuy chỉ mới bắt đầu tiếp cận trường mầm non đã phải gánh theo kỳ vọng của bố mẹ, tham gia các lớp học năng khiếu hoặc tư duy ở nhiều cấp độ khác nhau. Những lớp học với không gian người dạy- người học vô hình chung làm hạn chế sự phát triển trí sáng tạo và những phát hiện mới mẻ của trẻ.
Trẻ nhỏ vốn là đối tượng luôn tò mò, thích thú tìm hiểu những điều mới lạ từ tự nhiên, gia đình và những người xung quanh. Chính óc tưởng tượng, sáng tạo của con trẻ đôi khi lại là một thế giới lạ lẫm, khó lý giải đối với ngay cả người lớn chúng ta.
Nếu chúng ta tạo ra một môi trường đủ thân quen với bé, đủ tự do có kỷ luật, tạo cho bé cảm giác vui vẻ với cô giáo, bạn bè khi tới trường hay hấp dẫn trí tò mò của trẻ thông qua những hoạt động thường nhật, bé sẽ dần vượt qua nỗi sợ hãi phải đến trường.
Thêm vào đó, bé cũng cần được định hướng và phát triển những ước mơ tưởng chừng như rất nhỏ bé của mình để chúng trở nên thực tế và rõ ràng hơn. Cô giáo và trường mầm non lúc này sẽ như người bạn đồng hành, “chắp cánh ước mơ”, đem lại cho bé sự tin tưởng và tự tin vào chính bản thân mình.
Gabe- “ thế giới đồ chơi” kỳ diệu của trẻ
Nắm bắt đươc tâm lý độ tuổi, cũng như những thói quen trong sinh hoạt thường ngày của trẻ, bộ đồ chơi Gabe là một công cụ học mà chơi đầy hữu ích, giúp bé hứng thú tự nhiên với việc học tập.
Gabe- bộ đồ chơi nổi tiếng trong suốt nhiều năm qua tại Đức và nhiều quốc gia trên thế giới
Video đang HOT
Gabe ban đầu được phát triển cho trường mẫu giáo của Froebel- người đã truyền cảm hứng và cung cấp nhiều tư liệu cho các công trình nghiên cứu của Maria Montessori, Rudolf Steiner và những người khác.
Ông đã phát triển bộ đồ chơi Gabe của mình như một công cụ, để đánh thức và phát triển nhận thức của con trẻ về các yếu tố phổ biến được tìm thấy trong tự nhiên thông qua những thứ vô tri vô giác. Bộ đồ chơi Gabe được phát triển từ đơn giản đến phức tạp và việc chơi với các đồ chơi này từ khi còn nhỏ giúp trẻ phát triển tính thông minh sáng tạo, phát triển các khía cạnh khác nhau về nhân cách, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ.
Bộ đồ chơi giáo dục Gabe giúp cho các bé tự do hơn trong việc trải nghiệm và tạo cơ hội để tự học theo khả năng tiếp thu vào thời điểm năng lực trí tuệ phát triển nhanh nhất của bé. Các tư liệu dạy học của Froebel là phương pháp và hệ thống các đồ chơi nhằm để đạt được mục đích này. Chúng được thiết kế để kích thích toàn bộ 5 giác quan (được coi là các cánh cửa đi vào thế giới bên trong của mỗi bé), được hỗ trợ về hiểu biết và ngôn ngữ thông qua thảo luận.
Các cô giáo trực tiếp thực hành tại Khóa đào tạo giảng dạy Gabe cho trẻ mầm non
Được biết, vừa qua Dongsim Việt Nam đã có kế hoạch đưa Gabe vào giảng dạy tại Trường Mầm non Dongsim Kindergarten và một số ngôi trường mầm non khác. Mở đầu cho kế hoạch này chính là Khóa đào tạo giảng dạy Gabe miễn phí được tổ chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương với sự tham gia của diễn giả Choe Miyeon- người có 17 năm kinh nghiệm giảng dạy và phát triển Gabe tại Hàn Quốc.
Khóa đào tạo nhằm mang tới những kỹ năng giảng dạy, giúp thầy cô giáo có kinh nghiệm để đồng hành cùng bé “Khám phá Gabe”, tìm hiểu cách chơi, cách học thông qua Gabe. Kết thúc khóa học Dongsim mong muốn sẽ giúp các giáo viên mầm non có thêm những cơ hội nghề nghiệp mới mẻ, tiếp cận với những phương phap dạy học tiên tiến trên thế giới và có thể áp dụng vào thực tế, giúp mang đến môi trường và những chương trình học tập thú vị cho trẻ.
Theo phapluatnet
Phụ huynh không bao giờ nên nói 'cẩn thận nào' với con
Câu nói "Cẩn thận nào!" chưa đủ cụ thể, có thể khiến trẻ thấy khó hiểu, muốn lờ đi hoặc khóc toáng lên vì sợ hãi.
Josée, bà mẹ ba con ở Canada chia sẻ trên blog cá nhân Backwoods Mama kinh nghiệm ứng xử với con.
Gần nhà tôi có một khu rừng mà chúng tôi rất thích khám phá. Cuối khe núi là một cây đổ. Nó nằm dài từ đầu này đến đầu kia của khe núi. Cây rất chắc chắn, nhưng khi ngã hẳn là sẽ rất đau. Mỗi lần vào rừng, các con tôi đều phải vượt qua khúc gỗ đó. Dù đã là trải nghiệm quen thuộc, mỗi lần chúng leo lên thân cây đổ, tôi đều nín thở vì hồi hộp và cố ngăn mình nói câu "Cẩn thận nào!" hàng trăm lần.
Các con của Josée thích khám phá khu rừng gần nhà cùng mẹ. Ảnh: Backwoods Mama
"Cẩn thận nào!" có lẽ là câu nói vô ích nhất khi áp dụng cho trẻ nhỏ. Đầu tiên, nó không đủ cụ thể. Khi nói câu này, phản ứng của trẻ thường không như mong đợi. Nó sẽ nhìn bạn với ánh mắt khó hiểu (Có gì đáng sợ ở đây?), lờ bạn đi (Chả có gì đáng sợ cả!) hoặc bắt đầu khóc (Điều gì đó rất tồi tệ sắp xảy ra!).
Vấn đề khác của câu nói "Cẩn thận nào!" là gieo rắc nỗi sợ hãi. Bạn đang dạy trẻ tránh xa mọi sự liều lĩnh hay mạo hiểm, đồng nghĩa với việc không nên thử những thứ mới lạ và không được mắc lỗi. Thực tế, chuyện không hay có thể xảy đến, nhưng trẻ cần trải qua một số thử thách nhất định để có thể phát triển lành mạnh.
Hãy tưởng tượng con bạn đang leo lên một cây nhỏ và những cành cây khẳng khiu bị sức nặng của cơ thể níu xuống. Chỉ trong một tích tắc, não bộ của bạn nảy ra nhiều kịch bản, tất cả đều dẫn đến kết cục bi đát. Ngay cả khi con chưa gặp nguy hiểm cấp bách, bạn vẫn muốn hét lên "Cẩn thận nào!" vì lo lắng.
Tuy nhiên, bạn có thể tự nhắc bản thân không nói câu vô nghĩa trên để tránh gây ra phản ứng tiêu cực. Tiếp theo, bạn hít một hơi thật sâu và tự hỏi bản thân:
Khả năng gây hậu quả nghiêm trọng ở đây là gì?
Tại sao tình huống này lại làm mình khó chịu?
Con đang học những kỹ năng gì qua tình huống này?
Không có cách xử lý duy nhất để áp dụng với mọi tình huống. Nếu con đang gặp nguy hiểm, bằng mọi giá hãy hành động thật nhanh để ngăn hậu quả tồi tệ xảy ra. Tuy nhiên, với một số trường hợp khác, bạn có thể không cần làm gì cả, chỉ giúp con nâng cao nhận thức để tự bảo vệ bản thân và giải quyết vấn đề.
Con trai út của tôi không có khả năng bám chắc như anh chị khi leo trèo. Nó thường vấp ngã nhiều hơn. Tôi nghĩ có thể điều đó là do thằng bé luôn cố gắng hết sức để theo kịp anh chị.
Khi đi bộ đường dài, chúng tôi khám phá những vách đá dốc đứng, tảng đá cuội trơn trượt hay khu đất gập ghềnh. Quá nhiều mối nguy ở xung quanh. Do đó, tôi nhắc con út thật nhiều: "Cố gắng nhấc chân thật chậm rãi khi đi qua đoạn này nhé", "Con có thấy những tảng đá rất trơn không?", "Con cần nghỉ chân một chút chưa nào?". Dần dần, thằng bé trở nên vững vàng hơn trong từng bước chân, không kém gì anh chị của nó.
Do đó, mỗi lần muốn nói "Cẩn thận nào!", bạn hãy xem đó là cơ hội để dạy con quan sát, đánh giá về môi trường và cơ thể mình. Bạn hãy thử nói:
Con nhìn xem, khúc gỗ đấy bị mục đó.
Ồ, cành cây kia rất chắc chắn.
Giẫm mạnh chân hơn và đi chậm hơn chút nhé.
Con thử dùng tay bám vào xem.
Con có nghe thấy tiếng nước chảy và gió đang thổi không?
Con có thấy quá nóng khi đứng gần ngọn lửa đó không?
Con có thấy sợ/mệt/phấn khích/an toàn không?
Josée không cấm con tham gia các trải nghiệm mạo hiểm. Ảnh: Backwoods Mama
Một ngày nọ, tôi bước ra ngoài sân sau và thấy hai con đang đung đưa trên xích đu và giả vờ chiến đấu với vũ khí là hai cái cào (dụng cụ làm vườn có ba ngạnh nhọn). Tôi muốn hét thật to để nhắc chúng, nhưng sau một hơi hít thở sâu, tôi giữ giọng bình tĩnh và nói: "Có vẻ như các con đang trải qua trận chiến rất gay cấn, nhưng mà những thứ này dùng để làm vườn đấy, các con có thể tìm thứ gì thay thế được nào?". Chúng liền buông cào ra khỏi tay, đi tìm vài cây gậy và tiếp tục cuộc phiêu lưu.
Tôi để các con tham gia vào trải nghiệm mạo hiểm vì đó là cách giúp chúng thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề. Thay vì thể hiện sự hoảng loạn, bạn hãy đồng hành cùng con bằng cách đặt câu hỏi:
Con định làm thế nào để leo lên tảng đá đó?
Con có thể dùng thứ gì hỗ trợ?
Con sẽ đào cái hố con muốn ở chỗ nào?
Ai sẽ đi cùng con và giúp con nếu có sự cố?
Thùy Linh
Theo VNE
Khoảng 20% trẻ học đường bị rối loạn lo âu vì áp lực học tập Theo con số do PGS. TS Trần Thành Nam (Trường ĐHKH Giáo dục- ĐHQG Hà Nội) cung cấp, tỉ lệ trẻ tuổi học đường bị rối loạn lo âu hiện khoảng 20% và đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân do áp lực học tập hoặc cha mẹ kì vọng quá nhiều. Lo âu vì áp lực học tập Nhằm nâng cao...