Khi trẻ thực sự là trung tâm trong ngôi trường mầm non
Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017 – 2018 trường Mầm non Thị trấn Hạ Hoà (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã tích cực đổi mới trong việc tạo môi trường cho trẻ, môi trường gần gũi với cuộc sống, thân thiện, an toàn, phù hợp với điều kiện của địa phương…
Hoạt động trải nghiệm gắn với cuộc sống của các cháu mầm non thị trấn Hạ Hòa
Với diện tích 7438 m2, quy mô 525 trẻ từ độ tuổi nhà trẻ đến mẫu giáo 5 – 6 tuổi, nhà trường đã thiết kế các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học.
Khu vực phát triển vận động (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng…); Khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…; khu vực trẻ gieo hạt, chăm sóc rau, trồng hoa.
Video đang HOT
Một trong những ưu tiên hàng đầu của trường Mầm non Thị trấn Hạ Hoà là tăng cường cho trẻ làm quen với các bài học thực tiễn
Khu vực trẻ trải nghiệm với các trò chơi dân gian; thư viện di động… được các cô giáo và các bậc phụ huynh tận dụng vật liệu sẵn có của địa phương như: tre, nứa, lá cọ, rơm, rạ… mang màu sắc của vùng trung du.
Một môi trường thân thiện, an toàn, trường Mầm non Thị trấn Hạ Hoà luôn đảm bảo được các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân; các hoạt động trong lớp, ngoài trời theo quan điểm “chơi mà học, học bằng chơi” đều bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất với trẻ vùng nông thôn trung du như: củ sắn, bắp ngô, con gà, con vịt hay các nguyên liệu có thể cho trẻ thoả sức sáng tạo như lá mít, cẫng sắn, que, hột hạt, rơm, rạ…
Những nguyên liệu địa phương gần gũi, dễ kiếm giúp trẻ sáng tạo
Với phương châm “Hãy dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất”, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trường Mầm non Thị trấn Hạ Hoà đã không ngừng cố gắng, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực chuyên môn, phấn đấu cùng chung tay xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II trong tương lai.
Theo Giaoducthoidai.vn
Học sinh nghèo "cõng" tiền tu sửa cơ sở vật chất của cả trường, xã
Nhiều năm nay, hàng trăm học sinh ở cả 3 cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của xã Nga Tân (huyện Nga sơn, Thanh Hóa) phải "oằn mình" đóng tiền tu sửa cơ sở vật chất cho cả nhà trường và UBND xã.
Học sinh trường Tiểu học Nga Tân thuộc xã 135 "oằn mình" đóng góp tiền tu sửa cơ sở vật chất
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh trên địa bàn xã Nga Tân, từ năm học 2015-2016 đến nay, các trường từ mầm non đến THCS đều thông báo đến tất cả học sinh phải đóng tiền gọi là "tu sửa nhỏ hàng năm" cho UBND xã, với mức đóng góp từ 200.000 - 400.000 đồng/học sinh. Nhiều gia đình nghèo lâm vào cảnh khốn đốn vì lo tiền đóng học cho con.
"Xã Nga Tân thuộc diện xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, thế nhưng tiền đóng góp cho các nhà trường năm nào cũng cao ngất ngưởng, thậm chí còn cao hơn các xã khác. Nếu gia đình nào có 1 cháu đi học, thì có thể cố gắng xoay xở được. Nhưng như gia đình tôi, cùng một lúc 3 cháu đều đóng tiền xây dựng trường cho xã thì số tiền đó cũng không phải nhỏ. Thật là quá sức đối với người nông dân nghèo như chúng tôi", một phụ huynh có 3 con đang học ở cả 3 cấp cho biết.
Cụ thể, tại trường Tiểu học Nga Tân, trong năm học 2017 - 2018, nhà trường tiếp tục thông báo cho mỗi phụ huynh học sinh đóng góp 200.000 đồng để "nộp" về UBND xã trả nợ tiền xây dựng, sửa chữa các công trình của trường. Đồng thời, phụ huynh còn phải đóng thêm 200.000 đồng "ủng hộ" xã hội hóa giáo dục cho nhà trường.
Bên cạnh đó, họ cũng bức xúc những khoản thu trái quy định được trường này đưa ra như: Xã hội hóa giáo dục 200.000 đồng/HS; Kỹ năng sống: 450.000 đồng/năm; Câu lạc bộ Tiếng Anh: 50.000 đồng/tháng; CLB Toán: 50.000 đồng/ tháng; CLB Tiếng Việt: 50.000 đồng/tháng, Giấy kiểm tra, đề kiểm tra: 40.000 đồng/tháng,... Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn liệt kê thêm một số khoản đóng góp ở lớp như: Quỹ lớp: 500.000 đồng/năm; Quỹ Ban đại diện CMHS: 300.000 đồng/năm.
Một phụ huynh có con đang học ở trường Tiểu học Nga Tân bức xúc nói: "Nhà tôi thuộc diện hộ nghèo thế mà tiền đóng học cho con năm nào cũng gần 3 triệu đồng. Không chỉ đóng góp ở trường mà còn phải đóng cả cho xã nữa. Năm học nào nhà trường cũng thu 200.000 đồng nói là nộp về cho xã để trả nợ tiền công trình. Xã nợ những gì mà nợ lắm thế".
Trao đổi với PV Báo về vấn đề trên, ông Nguyễn Thành Khiêm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Do điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn nên mới kêu gọi sự giúp đỡ ủng hộ của phụ huynh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường học. Nhà trường thực hiện thu mỗi học sinh 200.000 đồng là thu hộ cho UBND xã Nga Tân, để tu sửa cơ sở vật chất trường học, chứ nhà trường không được sử dụng khoản tiền này. Ngoài các khoản thu theo quy định, thì những khoản đóng góp còn lại, nhà trường thực hiện theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh".
Ông Khiêm cho biết thêm, từ năm học 2015 - 2016 đến nay, nhà trường đều tổ chức "thu hộ" cho UBND xã để tu sửa cơ sở vật chất. Tổng số tiền trung bình hàng năm "nộp" về cho xã khoảng trên 70 triệu đồng. Hiện nhà trường có tổng số 394 học sinh, trong đó có 63 học sinh thuộc diện hộ nghèo.
Liên quan đến việc thu tiền học kỹ năng sống 450.000 đồng/năm, ông Khiêm cho hay: "Nhà trường có triển khai nhưng không học nên không thu. Nếu phụ huynh nào đã đóng thì tôi sẽ kiểm tra và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm trả lại".
Theo Congly.vn
Hôm nay, Thành phố Hồ Chí Minh chất vấn về bạo hành trẻ em Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành chất vấn Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về vấn đề bạo hành, xâm hại trẻ em, quản lý mầm non tư thục. Ngày 5/12, tại kỳ họp lần thứ 6 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân - bà...