Khi teen học kiểu “thư giãn” ở đầu năm học
Nhiều teen hay có tư tưởng học kiểu “thư giãn” ở đầu năm, phần vì ảnh hưởng từ kì nghĩ hè vẫn còn, lại nghĩ rằng ngay đầu năm thì chưa có nhiều kiến thức quan trọng.
Nhiều teen hay có tư tưởng học kiểu “thư giãn” ở đầu năm, phần vì ảnh hưởng từ kì nghĩ hè vẫn còn, phần vì với những teen vừa thi xong cấp 3 hay Đại học thì quãng thời gian xả hơi sau những kì thi căng thẳng đó vẫn chưa đủ. Hơn nữa, trong suy nghĩ của teen thì kiến thức ở HKI cũng không khó nên cứ thoải mái cũng không thiệt hại gì.
Nhưng bạn đã nhầm rồi đấy!
Có rất nhiều bạn lên cấp 3 hay Đại học thường than thở không sao quen được môi trường mới, cảm thấy lạc lõng và khó thích nghi. Đấy đích thị là do các bạn đã không tập trung từ thời điểm ban đầu.
Không phải tự nhiên mà chương trình học đầu năm luôn nhẹ nhàng, một phần cũng do lượng kiến thức chưa “đủ tầm khó” mà còn vì đây là cơ hội để các bạn tập dần với môi trường cũng như cách giảng dạy bị thay đổi của thầy cô. Nhưng nhiều bạn không hiểu được điều này! Vào lớp mải mê nói chuyện, lười chép bài, không tập trung nghe giảng, tuyệt nhiên đến học kì sau bạn sẽ không thể theo kịp bài vở. Bởi phần lớn căn bản đều tập trung ở HKI, nhưng mà khó thì làm sao gọi là căn bản!?
Chưa kể nếu đến học kì sau không theo kịp bạn bè, sẽ dẫn đến tình trạng chán nãn, bùng tiết, rồi bỏ học… Nhiều bạn còn xuất hiện stress trầm trọng do học ngày học đêm để lấy lại kiến thức từ những ngày nói chuyện với bạn trên lớp, nhưng rồi lại chẳng biết mình cần nắm căn bản từ đâu…!?
Dành 100% sự tập trung cho những buổi đầu năm
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thời gian đầu năm, với lượng bài vở ít và dễ dàng, các bạn hoàn toàn có thể nắm lấy cơ hội đó để kiếm điểm. Thông thường, thầy cô đầu năm cũng khá dễ tính nên chỉ cần tập trung và chăm chỉ một chút, bạn sẽ có một “bệ phóng” hoàn hảo cho cả năm học. Trái lại, bạn lơ là, chủ quan và lười biếng, việc nhận kết quả kém đầu năm là khó tránh khỏi. Vừa mất đi hứng thú học tập, lại vừa tạo ấn tượng xấu cho các thầy cô giáo. Rồi bạn còn phải cố gắng hơn để gỡ lại những điểm xấu đó, sẽ rất thiệt thòi, đúng không nào?
Đặc biệt, nếu bạn chăm chỉ, tập trung thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra ưu điểm, nhược điểm của bản thân để khắc phục. Bạn học không khá môn nào thì hãy xây dựng 1 thời gian biểu ưu tiên môn học đó. Việc sắp xếp kế hoạch học tập cụ thể sẽ giúp bạn có được sự chủ động trong cả năm, không phải lâm vào tình trạng học dàn trải và đối phó. Thời gian trong năm bạn sẽ rất bận rộn nên hãy tận dụng lúc này để xây dựng kế hoạch cho riêng mình. Đừng vội gạch những lịch sinh hoạt với câu lạc bộ thể thao hay những buổi liên hoan với bạn bè. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp những hoạt động đó lại để giúp học tập thêm thú vị.
Vậy bạn sẽ nỗ lực ngay từ bây giờ chứ!?
Theo PLXH
"Người bạn" của teens cũng thật nhiều rắc rối
Hẳn suốt thời đi học, người bạn đồng hành từ nhà đến trường mỗi ngày không ai khác đó chính là xe buýt lúc nào cũng đúng hẹn! Nhưng trên "người bạn ấy" luôn ẩn rất nhiều mối nguy hiểm lẫn phiền phức.
"Dị ứng" với những vật quý giá
Nên để tránh va chạm với nguy hiểm thì tốt nhất bạn nên cất thật kỹ những món đồ có giá trị như bóp tiền, trang sức, điện thoại,... các kiểu đi nhé! Xe đông người, lại thường xuyên trong tình trạng chật kín. Vì thế những kẻ xấu luôn lợi dụng làm địa bàn hành nghề cắp trộm đồ của khách. Mà nạn nhân đa số là các bạn học sinh của chúng ta và những bạn tân sinh viên vừa mới lên thành phố nhập học.
Teen nhà ta rất hay vô tư lấy điện thoại ra nhấn tin nhắn, post ảnh, nghe nhạc với ipod hay thậm chí là ngủ một cách ngon lành trên buýt mà không một chút đề phòng nào cả. Và sau giấc ngủ ấy, nhiều bạn hốt hoảng với những món đồ không cánh mà bay, bỏ lại chủ nhân cứ ngẩn người ra không biết mình đã bị mất lúc nào...!?
Bạn Thanh Hiền (18 tuổi, tân sinh viên ĐHQG TP.HCM) trong một lần đi xe buýt số 19 từ làng đại học ra chợ Bến Thành, do chưa quen nên Hiền cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, Hiền quyết định chợp mắt một tí trong sự yên tâm vì đã để điện thoại vào túi quần. Sau khi xuống Bến Thành, Hiền bất ngờ khi không thấy điện thoại đâu cả, lục tung cả ba lô cũng chẳng thấy, thế là cô bạn cứ đứng thẩn người ra vì không biết ai đã lấy điện thoại và lấy từ khi nào?
Nói điều này không có nghĩa các bạn học sinh không được nghe nhạc, nhắn tin hay nghe điện thoại trên xe buýt để lấy tinh thần trước khi vào trường đâu nhé. Nhưng tuyệt đối các bạn phải hãy thật cẩn thận, tốt nhất là để điện thoại và tiền vào ngăn kín nhất của cặp, không nên để vào ngăn khóa ngoài của túi xách hay ba lô, vì chỉ cần một vài động tác thì bạn phải nói lời tạm biệt với chú "dế" yêu hay cái ipod cùng số tiền dành cho cả tuần sinh sống.
Dùng vé tập tháng hay vé năm để tiết kiệm?
Với những bạn mà trường học quá xa nhà, ngày nào cũng phải đi buýt đến trường thì vé tập hay vé năm là sự lựa chọn tuyệt vời trong việc tiết kiệm chi tiêu.
Nếu trả bằng tiền, teen phải chi 8 nghìn cho một lượt cả đi lẫn về, nếu ngày nào cũng phải đến trường thì trung bình một tháng bạn mất ít nhất 300 nghìn, trong khi đó giá của một vé tập tháng là 84 nghìn cho 60 vé dùng cho cả tháng và 90 nghìn cho 30 vé sử dụng cả năm. Dùng vé tập hay năm không những giúp bạn tiết kiệm tiền xe mà còn không phải lăn tăn đổi tiền lẻ mỗi khi cần đi xe buýt nữa.
Trung Tín (19 tuổi, sinh viên ĐHKHXH & NV TP.Hồ Chí Minh) chia sẻ: "Nhà mình ở quận 10, trong khi trường lại có cơ sở hai ở tận làng đại học quốc gia quận Thủ Đức nên phương tiện đi học quen thuộc của mình chính là xe buýt, vào thời gian đầu mình dùng tiền để trả vé xe nên chi phí đi lại rất tốn kém. Thấy tình hình không ổn, mình quyết định mua vé tập tháng để đi xe buýt, quả thật vừa rẻ lại rất phù hợp với túi tiền sinh viên."
Xe buýt lúc nào cũng đông người, và rất dễ xảy ra những vấn đề rắc rối đấy các bạn ạ. (Ảnh minh họa)
Nhớ là khi dùng vé tập tháng, các bạn nên xuất trình thẻ sinh viên và cả sấp vé tập khi nhân viên đến soát nhé, đây là qui định của các tuyến xe buýt trên thành phố dành cho những bạn sinh viên sử dụng vé tập tháng khi đi buýt, làm thế để chứng minh bạn là sinh viên và không sử dụng chung sấp vé với ai cả. Các bạn nên lưu ý nhé!
Không nói chuyện quá lớn, nghe nhạc to trên xe
Đừng nghĩ rằng xe buýt là nơi công cộng thì bạn có quyền làm gì thì làm. Một số bạn khi đi xe buýt thì thản nhiên tám chuyện, cười nói lớn tiếng với nhau mà không hề đề ý đến mọi người xung quanh. Thậm chí còn mở nhạc điện thoại thật lớn mà không hề sử dụng tai phone.
Khánh Phương (18 tuổi, quận Thủ Đức) trong một lần đi xe buýt số 52 đã trông thấy cảnh tượng rất ư là không lịch sự của một nhóm bạn học sinh. Từ khi bước lên xe buýt đã cười nói rất lớn tiếng, vô tư đùa giỡn với nhau mặc cho ánh mắt khó chịu của mọi người trên xe buýt. Thậm chí khi bị chị soát vé nhắc nhở các bạn cũng chẳng quan tâm và vẫn cười đùa với nhay. Chỉ khi chú tài xế vì muốn giữ trật tự cho mọi người nên đã lên tiếng nhắc nhở thì các bạn ấy mới chịu thôi.
Hồng Ngọc (19 tuổi, quận 5) thì cực kì khó chịu với một số bạn học sinh mở nhạc thật lớn khi đi xe buýt. Mặc cho nhân viên soát xé đã nhiều lần nhắc nhở, các bạn ấy không chỉ không mở nhỏ, không đeo tai nghe mà còn mở nhạc càng lúc càng lớn.
Tôn trọng không gian chung và môi trường công cộng trên xe buýt, cũng là cách thể hiện sự văn minh và tinh thần sống tốt của teen và các bạn học sinh/ sinh viên nữa đấy. Để tránh những phiền phức không đáng có thì bạn cũng phải thật cẩn thận mỗi khi cùng "người bạn" này đến trường hay đi đến bất cứ đâu.
Theo PLXH
Cách ghi điểm trong mắt thầy cô, bạn bè đầu năm học Bối rối vì vào năm học gần một tháng nhưng vẫn chưa để lại được ấn tượng đặc biệt gì trong mắt thầy cô và bạn bè? Tưởng rằng việc ấy rất khó nhưng chẳng khó đâu bạn ạ! Vào lớp sớm 30' Sẽ chẳng phí công nếu hằng ngày bạn chịu khó bỏ ra khoảng nửa tiếng đồng hồ để vào lớp...