‘Khi tạo ra giá trị, tôi thấy mình hạnh phúc’
Là một trong những “bóng hồng” nổi trội ở Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu 2019, bạn Vũ Thị Linh (26 tuổi, quê Nghệ An) thu hút người đối diện bằng vẻ ngoài dịu dàng lẫn sắc sảo.
Ban Vu Thi Linh – Anh: L.VU
Phụ nữ thường nói “chả sợ gì, chỉ sợ già”, nhưng nhìn từ khía cạnh nào đó, năm tháng trôi qua sẽ giúp mài giũa một cô gái từ viên ngọc thô trở nên quý giá.
VŨ THỊ LINH
Vu Thi Linh tôt nghiêp loai gioi ĐH Luât Ha Nôi, sau đo lây tiêp băng thac si luât cung tai ngôi trương này bên canh băng cao hoc kinh tê tai ĐH Kinh tê quôc dân.
Linh hiên la doanh nhân kiêm luât sư, đông thơi la giam đôc truyên thông tai môt đơn vi trong linh vưc y tê. Gương măt nữ 9X đăc biêt quan tâm cac linh vưc vê binh đăng giơi, bao vê quyên tac gia, nhât la trong linh vưc nghiên cưu khoa hoc.
* Co môt quan điêm sông về tìm bạn đời ở Linh tuy thu vi nhưng cung co thê gây tranh cai…
- Tôi đoán đó là câu “mây tâng nao se găp mây tâng đo” (cười). Thực ra vi nó là quan điểm nên mỗi người sẽ có những suy nghĩ và cảm nhận khác nhau.
Đúng sai se rât khó nói, chỉ biêt chăc môt điêu răng khi bạn tin vào quan điểm của mình thì mọi suy nghĩ, hành động của ban thân sẽ tư khăc hướng theo điều đó.
“Mây tâng nao se găp mây tâng đo” mà tôi nói thực ra hướng tới một điều tích cực, giống như là lời dặn cho chính minh hơn la sư tư kiêu.
Những năm trước 30 tuổi là lúc chúng ta nhiều năng lượng và nhiệt huyết nhất, vi vây tôi luôn dặn mình phải nỗ lực hoàn thiện trí tuệ, trải nghiệm cua ban thân. Điều này có thể sẽ vất va hơn việc làm đẹp, mua sắm hay hen ho nay no, nhưng cuộc sống tương lai sẽ bền vững va nhẹ nhàng hơn.
Khi bản thân đủ tốt va trương thanh, tôi tin ngươi phu nư sẽ gặp được người đàn ông xứng đôi với mình như một lẽ tự nhiên, chứ không cần đi tìm hay đặt ra bất cứ tiêu chí gì nữa.
* Startup đầu tiên của bạn là lựa chọn làm về giao duc, vi sao ban lai chon hương đi nay?
Video đang HOT
- “Đứa con tinh thần” đầu tiên của tôi là môt dự án giáo dục đồng hành cùng một người thầy tôi quý mến. Lựa chọn mảng giáo dục – một lĩnh vực nhìn tưởng dễ vì nhu cầu thì không bao giờ thiếu nhưng làm giáo dục đúng nghĩa, không đặt nặng kinh doanh thì khó vô cùng.
Dư an xuất phát từ trăn trở tại sao giơi tre Viêt có những thành công nổi bật ở các cuộc thi kiến thức nhưng khi bước vào môi trường quốc tế thường mang tâm lý ngại ngùng, khó hòa nhập?
Điều giúp các em vượt qua những rào cản đó chính là ngôn ngữ, là các ky năng bổ trợ và cả những năng khiếu nổi trội về nghệ thuật để có thể tỏa sáng ở bất cứ đâu.
Chính vì vậy chung tôi tâp trung đao tao cac lĩnh vực chính như ngôn ngữ, kỹ năng và nghệ thuật. Đặc biệt, chung tôi trang bị cho các bạn học viên không chỉ kiến thức, trải nghiệm mà còn là mỹ cảm, tâm hồn phong phú và trái tim yêu thương.
* Ban con la giám đốc truyền thông. Ban săp xêp thơi gian như thê nao?
- Dù rất áp lực vì vừa phải tiếp tục hoàn thành con đường học vấn vừa đảm nhiệm những vị trí trên, nhưng tôi luôn thấy mình may mắn vì được làm việc và cống hiến trong những lĩnh vực tao ra nhiêu gia tri tich cưc cho xa hôi như giáo dục và y tế.
Tôi có niềm đam mê lớn với du lịch, khám phá những vùng đất mới. Thế nên bất cứ khi nào có chút thời gian thì tôi “vác balô lên và đi”.
Thay vì đi theo tour thì tôi thích tự đi hơn để có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân địa phương. Tôi tin rằng từ các điều trên, sau này nhìn lại bản thân sẽ thấy thời thanh xuân thật thú vị.
* Ơ nhưng thơi điêm bân rôn, ban co thê thưc đên gân sang đê lam viêc. Ban không sơ ngoai hinh cua minh bi anh hương?
- Thực ra tôi rất sợ, như bao người con gái khác (cười). Nhưng đôi khi áp lực công việc, học tập buộc tôi phải “đánh liều”.
Tuy nhiên, tôi cố gắng không để điều đó xảy ra thường xuyên, bởi điều đáng lo nhất là nó ảnh hưởng sức khỏe của mình.
Tôi cũng không có bí quyết gì để duy trì được cả tri thức lẫn ngoại hình, vốn dĩ tri thức thì phải tích lũy mỗi ngày, còn ngoại hình thì tôi quan niệm là mình không nhất thiết lúc nào cũng phải xinh đẹp, trau chuốt quá, nhưng nhất định phải chỉn chu, gọn gàng.
Đó là cách mình tôn trọng bản thân cũng như mọi người xung quanh. Vẻ đẹp của phụ nữ đôi khi chỉ nằm ở nụ cười tự tin, rạng rỡ.
CÔNG NHÂT thưc hiên
Trẻ em Đan Mạch được dạy không ganh đua để hạnh phúc
Thấu cảm là môn học chính quan trọng, được xem là yếu tố giúp trẻ em Đan Mạch trở thành những người hạnh phúc và rèn luyện nên các nhà lãnh đạo thành công.
Theo "Báo cáo Chỉ số Hạnh phúc" của Liên Hợp Quốc (dựa trên một cuộc khảo sát phân loại hạnh phúc của 155 quốc gia) vào năm 2012, Đan Mạch là một trong 3 đất nước hạnh phúc nhất thế giới.
Đan Mạch từng dẫn đầu danh sách vào các năm 2013, 2016 và suốt 7 năm liền chưa từng rời khỏi Top 3.
Theo nghiên cứu, môn Thấu cảm (Empathy) được đưa vào giảng dạy tại các trường học từ năm 1993 được xem là một trong những yếu tố giúp tạo nên sự hạnh phúc của Đan Mạch.
Trẻ em Đan Mạch được học Thấu cảm như một môn học chính quan trọng. Ảnh: Nordic.
Học Thấu cảm để trở thành người hạnh phúc
Ở Đan Mạch, mỗi tuần các học sinh trong độ tuổi từ 6-16 có một giờ dành riêng cho môn Thấu cảm. Nó là một phần cơ bản trong chương trình giáo dục quan trọng ngang với các môn khác như Toán, Lịch sử, Văn hay Ngoại ngữ.
Trong lớp, học sinh được hướng dẫn cách nói ra tất cả những vấn đề vướng mắc của bản thân, bất kể nó có phải rắc rối trong hay ngoài phạm vi trường học.
Những vấn đề đó sẽ được giáo viên và những bạn trong lớp cùng tìm hướng giúp đỡ giải quyết, dựa trên cơ sở lắng nghe và thấu hiểu.
Iben Sandahl và Jessica Joelle Alexander - đồng tác giả của một cuốn sách về cách nuôi dạy con trở nên hạnh phúc - đã kể lại những trải nghiệm thực tế về lĩnh vực này.
"Cả lớp được học cách tôn trọng mọi tính cách và cùng nhau tìm kiếm giải pháp. Những vấn đề tâm lý của trẻ đều được thừa nhận, lắng nghe như một vấn đề chung của cộng đồng", nhà văn, nhà trị liệu tâm lý Iben Sandahl, nói.
Nếu trong tiết học Thấu cảm không ai có vấn đề cần chia sẻ, cả lớp cùng nhau thực hành văn hóa "hygge".
Nếu giờ học không có vấn đề cần xử lý, cả lớp đơn giản sẽ cùng thư giãn, vui chơi, thực hành văn hóa "hygge".
"Hygge" là khái niệm riêng dùng để biểu đạt ý nghĩa của sự hạnh phúc ở Đan Mạch. Đây cũng được xem là cơ sở để ngành giáo dục nước này xây dựng, phát triển môn Thấu cảm trong trường học.
"Hygge" còn có nghĩa là mang lại ánh sáng, sự ấm áp và tình bạn, tạo ra một bầu không khí chia sẻ, chào đón và thân thiện.
Môn Thấu cảm được chứng minh giúp xây dựng các mối quan hệ, ngăn chặn bắt nạt học đường và tạo nên sự thành công trong công việc.
Thành công không phải là cạnh tranh với người khác
Jessica Alexander, đồng tác giả còn lại của cuốn sách nói trên (được dịch ra 21 thứ tiếng), rút ra nhiều lý do giải thích môn Thấu cảm giúp trẻ em Đan Mạch trở nên thành công, hạnh phúc.
Qua trải nghiệm của mình, bà nhận thấy học sinh ở đây được dạy quan trọng nhất không phải vượt trội so với người khác, mà là có trách nhiệm giúp đỡ những người không có năng khiếu giống nhau.
"Chúng ta chỉ nên cạnh tranh với chính mình chứ không phải chạy đua với người khác" . Quan điểm này là lý do các trường học Đan Mạch không đề ra giải thưởng cũng như danh hiệu cho học sinh xuất sắc trong các môn học ở trường hoặc trong thể thao.
Nhờ môn thấu cảm, người trẻ Đan Mạch trở thành những người hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: Getty.
Học sinh còn được học nhóm một cách khoa học. Một nhóm thường gồm những em có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau để cùng hỗ trợ, cùng tiến bộ, có khả năng cùng hoàn thành các dự án đa dạng.
Những người trẻ được định hướng không thể thành công nếu chỉ có một mình, việc hỗ trợ người khác sẽ mang đến kết quả tích cực.
Thay vì dạy trẻ chạy đua theo thành tích, người Đan Mạch chú trọng thực hành "văn hóa truyền động lực" để cải thiện, giúp trẻ tự điều chỉnh bản thân.
Trước những thành công của Đan Mạch trong việc đưa Thấu cảm vào dạy học, nhiều quốc gia đang học hỏi để lan tỏa giá trị tốt đẹp của môn này.
Theo Morning Future/Zing
Hạnh phúc từ những điều bình dị Với quan niệm, lớp học hạnh phúc đến từ những điều bình dị và nhỏ bé, cô Phạm Thúy Nhung - giáo viên Trường THCS Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) luôn chủ động thay đổi để tạo dựng mối quan hệ yêu thương, thấu hiểu giữa cô với trò và trò với cô, trò với trò. Cô Nhung (hàng 1, ngồi giữa)...