Khi sinh viên làm trợ giảng
Bên cạnh hệ thống trợ giảng là giảng viên trẻ, một số trường ĐH tuyển chọn SV giỏi làm trợ lý giảng dạy, đảm nhiệm các công việc như chuẩn bị bài giảng; tổ chức và theo dõi SV làm việc nhóm, làm dự án; củng cố kiến thức, hướng dẫn SV làm bài bài tập…
ảnh minh họa
Ngoài việc được củng cố, nâng cao kiến thức, SV làm trợ giảng còn có cơ hội tích lũy các kỹ năng mềm, rèn nghe – nói tiếng Anh… và làm thêm ngay trong môi trường giảng đường.
Học từ thầy, từ bạn
Từ năm 2013, chương trình tiên tiến (CTTT) Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) bắt đầu tuyển chọn SV xuất sắc đang theo học CTTT ngành Điện tử viễn thông và Hệ thống nhúng làm trợ giảng cho giảng viên trong chương trình học.
TS Nguyễn Lê Hòa – phụ trách CTTT cho biết: “Giảng viên bộ môn sẽ chọn SV tham gia làm trợ giảng dựa trên kết quả học tập và quá trình thể hiện ở từng môn học, tiếng Anh tốt và có khả năng truyền thụ”.
Vì là SV khóa trên làm trợ giảng cho SV khóa dưới nên với lợi thế đã hoàn thành xong môn học, các trợ giảng là SV nắm rõ những kiến thức khó, những chỗ SV hay gặp lúng túng, bí quyết khi làm bài tập, cách hệ thống kiến thức để ôn tập…
“Nhờ có trợ giảng SV, các giảng viên dễ dàng hơn khi triển khai các phương pháp giảng dạy, mô hình mới như làm việc nhóm, seminar, dạy – học theo dự án. Vì cùng là SV với nhau nên các em dễ dàng trao đổi với trợ giảng SV hơn. Nếu trợ giảng là giảng viên, đôi khi các bạn lại ngại không dám hỏi cặn kẽ” – TS Lê Hòa nhận xét.
Video đang HOT
Lê Nguyễn Thanh Trúc (SV 14ECE – CTTT, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng) làm trợ giảng môn Toán Giải tích khi đang là SV năm thứ 3 kể: “Trước mỗi buổi làm trợ giảng, chúng em đều gặp thầy để thầy hướng dẫn các nhiệm vụ của buổi học. Công việc chủ yếu của em là giúp các bạn tổng hợp, củng cố lại kiến thức trong các tiết ôn tập, hướng dẫn cách giải các bài tập khó, giải đáp thắc mắc của các bạn, kinh nghiệm học bộ môn như làm slide, thuyết trình…”.
Nguyễn Hồng Sơn (SV 15ECE) – trợ giảng môn Hóa đại cương cho biết: “Vì phải thuyết trình bằng tiếng Anh nên thường thì trợ giảng phải tư vấn rất nhiều cho các bạn, và phải tư vấn cho nhiều nhóm nên quỹ thời gian dành cho công việc trợ giảng không chỉ là một tiếng đồng hồ ở trên lớp.
Trong quá trình tự học, có gì thắc mắc các bạn sẽ vẫn tiếp tục hỏi qua email, facebook… Mình sẽ vẫn hỗ trợ trong khả năng có thể, những kiến thức quá khó hoặc mình chưa nắm vững thì sẽ trao đổi lại với thầy giáo để nhận được hỗ trợ”. Nhiệm vụ của SV trợ giảng, ngoài giảng bài, còn là sự sẻ chia với SV khóa dưới.
PGS.TS Phạm Văn Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Xuất sắc, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cho biết: “CTTT chỉ sử dụng trợ giảng là SV đối với các học phần khoa học cơ bản và học phần cơ sở ngành; các học phần chuyên ngành thì thường do giảng viên đảm nhiệm trợ giảng. Đây là những nỗ lực của CTTT để hỗ trợ tối đa giúp người học nắm vững kiến thức môn học”.
Cơ hội để rèn kỹ năng mềm
Trở ngại lớn nhất đối với trợ giảng SV, theo như TS Nguyễn Lê Hòa là áp lực phân bổ thời gian khi chương trình học của SV thuộc CTTT là tương đối nặng. Tuy nhiên, theo như các bạn SV CTTT đã đảm nhận vai trò trợ giảng thì nếu biết sắp xếp việc học một cách khoa học thì công việc trợ giảng giúp cho các bạn trưởng thành hơn rất nhiều.
Theo như Nguyễn Hồng Sơn thì ngoài cơ hội củng cố, hệ thống lại các kiến thức đã học, công việc trợ giảng giúp cho em hoàn thiện các kỹ năng như xử lý số liệu, cách trả lời email, phương pháp tổ chức các hoạt động.
“Quan trọng nhất là khi nghe giảng, chúng em phải nghe tiếng Anh bị động, nhưng khi làm trợ giảng, việc chủ động giảng bằng tiếng Anh sẽ giúp cho mình nâng cao khả năng tiếng Anh rất nhiều. Rồi trong một lớp học, khả năng nắm bắt kiến thức của các bạn là không giống nhau, mỗi bạn sẽ có những thắc mắc riêng nên trợ giảng phải bình tĩnh và việc lắng nghe, cũng góp phần tăng hiệu quả của một giờ trợ giảng”.
SV Võ Minh Anh (13ES) cho rằng, nếu so với làm gia sư thì với công việc trợ giảng, SV sẽ nhận lại được rất nhiều giá trị cộng thêm: “Làm trợ giảng tức là mình quản lý một số lượng người tương đối lớn buộc mình phải có khả năng bao quát. Trên mình còn có cả giáo sư nữa nên áp lực cũng nhiều hơn; Vì vậy, sẽ tạo được sự năng động mà công việc gia sư không có được”.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề án đào tạo Tiến sĩ 911: Chơi vơi 14.000 tỷ đồng
Kết quả Kiểm toán nhà nước về Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 -2020, giai đoạn 2012 - 2016 (gọi tắt là đề án 911) cho thấy, các mục tiêu về tuyển sinh của đề án đều không đạt. Số tiền phải thu hồi để nộp ngân sách nhà nước lên đến hàng chục tỷ đồng.
ảnh minh họa
Mục tiêu cao
Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 911) có tổng kinh phí 14 nghìn tỷ đồng với mục tiêu đào tạo 23 nghìn tiến sĩ. Tuy nhiên, đề án triển khai đến hết năm 2016 đã bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD&ĐT đã dừng tuyển sinh từ năm 2017.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước Đề án có mục tiêu là trong giai đoạn 2010-2020 đào tạo khoảng 10 nghìn tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường ĐH có uy tín trên thế giới; đào tạo khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường ĐH trong nước và trường ĐH nước ngoài; đào tạo khoảng 10 nghìn tiến sĩ ở trong nước. Tổng kinh phí thực hiện Đề án 911 dự kiến là 14 nghìn tỷ đồng; trong đó, đào tạo toàn phần ở nước ngoài chiếm khoảng 64%, đào tạo phối hợp chiếm khoảng 14%; đào tạo trong nước chiếm khoảng 20%, đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng khác ở trong nước chiếm khoảng 2%. Nguồn kinh phí thực hiện đề án gồm: Ngân sách nhà nước (94%); từ các dự án nước ngoài và nguồn xã hội hóa (5%); các nguồn kinh phí khác như học phí, đóng góp của các nhà trường (1%).
Tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 giai đoạn 2012-2016 là hơn 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, kinh phí phân bổ qua các năm chưa phù hợp với nhiệm vụ chi, phải hủy dự toán hoặc phải chuyển năm sau để chi, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí.
Bộ GD&ĐT chưa ban hành văn bản riêng, cụ thể về công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí đề án. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị về xử lý tài chính đối với Bộ GD&ĐT, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước gồm: Học phí của nghiên cứu sinh (NCS) tại Cục Hợp tác quốc tế (từ năm 2012 đến 30/7/2017) hơn 50 tỷ đồng; các khoản chi sai chế độ, không đúng quy định hơn 424 triệu đồng; thu hồi kinh phí do NCS bỏ học hơn 207 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT phải hủy dự toán nguồn kinh phí đề án hơn 2,8 tỷ đồng và giảm kinh phí quyết toán năm 2016 hơn 48 triệu đồng. Đối với các bộ, ngành kiểm tra đối chiếu tổng số xử lý tài chính là hơn 6,3 tỷ đồng.
Cần tháo gỡ những bất cập trong cơ chế, chính sách để thu hút NCS. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Hiệu quả thấp
Một trong số những bất cập của Đề án 911 được Kiểm toán nhà nước chỉ ra đó là xây dựng đề án quá cao, thiếu cơ sở khảo sát, đánh giá và không sát thực tế, dự kiến nguồn tuyển sinh không đúng dẫn đến mục tiêu không thực hiện được cả về số lượng đào tạo tiến sĩ, kinh phí và nguồn hình thành.
Mục tiêu đặt ra trong Đề án 911 từ năm 2012 đến 2016 tổng chỉ tiêu đào tạo của đề án là 12.800 tiến sĩ (gồm 5.700 chỉ tiêu đào tạo trong nước, 5.800 chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài và 1.300 chỉ tiêu đào tạo phối hợp). Tuy nhiên, kết quả đạt được tính đến hết năm 2016 khá thấp. Cụ thể, giai đoạn 2012-2016, mới tuyển được 2.062 NCS đào tạo trong nước, đạt 36% chỉ tiêu. Trong đó, có 703 NCS đến thời hạn kết thúc thời gian nghiên cứu nhưng mới chỉ có 165 NCS hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án đúng thời hạn (đạt tỷ lệ hơn 23%); còn lại, có tới 538 NCS (gần 77%) bảo vệ luận án chậm hoặc chưa bảo vệ luận án. Trong số NCS được tuyển có 143 người bỏ học hoặc chuyển sang nghiên cứu đại trà.
Đối với công tác đào tạo phối hợp, chỉ có một NCS đang học tập nghiên cứu tại Pháp, trong số 1.300 chỉ tiêu của giai đoạn 2012-2016. Trong khi đó, từ năm 2012 đến hết năm 2016, có 2.926 người trúng tuyển đào tạo ở nước ngoài nhưng chỉ có 1.961 người (đạt gần 34% chỉ tiêu) được làm thủ tục đi học. Điều đáng nói, số tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài nêu trên không phải hoàn toàn do Đề án 911 thực hiện, mà có 655 người thuộc danh sách do Đề án 356 (đề án đào tạo tiến sĩ giai đoạn 2005-2010) tuyển vượt chỉ tiêu theo quy định chuyển sang. Vì vậy, kết quả tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài của Đề án 911 thực chất chỉ có 1.306 NCS (gần 23% so với chỉ tiêu). Trong đó, có 549 NCS hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án (tốt nghiệp đúng thời hạn là 387 người, còn lại tốt nghiệp chậm từ một đến hai năm); 186 NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp. Ngoài ra, có 45 NCS ở nước ngoài bỏ học.
Đáng nói, với hình thức đào tạo trong nước, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, các quy định về chương trình đào tạo; các điều kiện đầu vào; điều kiện đầu ra đào tạo tiến sĩ của Đề án 911 được Bộ GD&ĐT quy định yêu cầu cao hơn so với quy chế đào tạo tiến sĩ nói chung. Tuy nhiên, các NCS bảo vệ thành công và công nhận tốt nghiệp không khác biệt nhiều so với đào tạo tiến sĩ đại trà. "Không đi thực tập nước ngoài; giáo trình chung không có sự khác biệt; không có thời gian đào tạo tập trung; các công trình nghiên cứu khoa học dừng ở cấp cơ sở, số NCS tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ không nhiều"- báo cáo nêu rõ.
Về bất cập hạn chế trong thực hiện đề án và nguyên nhân, báo cáo của Kiểm toán nhà nước chỉ rõ do các cơ chế, chính sách bất cập chậm được tháo gỡ, mức kinh phí hỗ trợ của đề án thấp, các nội dung chi và điều kiện để hỗ trợ kinh phí nhiều vướng mắc, trong khi yêu cầu trách nhiệm ràng buộc của NCS cao.
Theo TPO
Đề xuất rút ngắn năm học UBND TP.HCM kiến nghị cần có sự linh hoạt trong một số quy định, cụ thể: định hướng mở trong biên chế năm học, thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay thì có thể rút ngắn lại... Đối mặt với áp lực ùn tắc giao thông, kẹt xe nên TP.HCM kiến nghị cần có sự linh hoạt trong biên chế năm học...