Khi sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh”
Với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh”, là duy nhất, thể hiện đồng nhất trên toàn quốc. Đây là điều đặc biệt quan trọng giáo viên cần lưu ý khi triển khai Chương trình, SGK GD phổ thông mới.
Trong giờ học tại Trường Ngôi Sao Hà Nội. Ảnh minh họa
Cơ hội tiếp tục đổi mới
Ông Trịnh Văn Ngoãn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết: Hiện sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng như là cẩm nang cho mọi giáo viên trên toàn quốc, do đó hạn chế sự sáng tạo của người dạy và người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực người học. Việc biên soạn nhiều bộ sách để các cơ sở giáo dục lựa chọn thể hiện tính linh hoạt, chủ động của từng địa phương và từng trường.
Với 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ GD&ĐT thẩm định và phê duyệt cho các cơ sở giáo dục sử dụng cho thấy cách tiếp cận của tác giả đối với chương trình cũng đa dạng, phong phú. Ông Trịnh Văn Ngoãn cho biết, giáo viên tiểu học đã thực hiện các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, qua việc triển khai Mô hình Trường học mới, phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột, Khăn trải bàn, cộng với những đổi mới trong kiểm tra, đánh giá theo sự tiến bộ người học từ nhiều năm nay. Đó là cơ sở vững chắc để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“Khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai là cơ hội để giáo viên thể hiện thêm tính chủ động của mình trong triển khai phương pháp dạy học. Chúng ta phải thống nhất quan điểm, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đi ra từ thực tiễn, từ ưu điểm cốt lõi chương trình hiện hành. Chính vì việc này, đội ngũ giáo viên đã có những bước làm quen ngay trong chương trình hiện hành cùng những quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa được thiết kế mở. Tôi thấy đây là một cơ hội rất thuận lợi cho giáo viên tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của mình mà chúng ta đã triển khai trong chương trình hiện hành” – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long chia sẻ.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho giáo viên làm quen với nội dung chương trình, sách giáo khoa và các kỹ thuật dạy học phù hợp với Chương trình và sách giáo khoa mới, ngành Giáo dục đã và sẽ tổ chức tập huấn đại trà cho giáo viên trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm 100% giáo viên được tập huấn và cấp giấy chứng nhận đạt mới được giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng tại chỗ cũng được thực hiện thường xuyên thông qua lực lượng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của địa phương; hình thức bồi dưỡng tập huấn cũng rất linh hoạt (kết hợp tập huấn bồi dưỡng trực tiếp với trực tuyến và quá trình tự học của người học).
Chia sẻ thông tin này, ông Trịnh Văn Ngoãn thể hiện tin tưởng, với năng lực hiện có và tinh thần trách nhiệm, cùng lòng yêu nghề mến trẻ thì giáo viên của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và của cả nước nói chung, chúng ta sẽ triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình và sách giáo khoa mới góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Giáo viên đóng vai trò định hướng để học sinh phát huy tối đa khả năng trong học tập. Ảnh minh họa.
Bám chương trình, linh hoạt sử dụng sách giáo khoa
Trường Tiểu học – Trung học cơ sở An Vũ, Quỳnh Phụ ( Thái Bình) đã chọn được sách giáo khoa phù hợp trong 3 bộ sách: Cánh diều, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Cô Hiệu trưởng Mai Thị Bích Nguyện cho biết, những sách giáo khoa được chọn phù hợp với quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của UBND tỉnh; phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy – học của nhà trường, phù hợp với tâm lý nghề nghiệp của giáo viên và tâm lý người học. Theo đó, với giáo viên, sách giúp thầy cô dễ tổ chức thực hiện những thao tác nghiệp vụ giảng dạy mà lại đạt hiệu quả giáo dục tích cực. Với học sinh, sách giáo khoa mới giúp các em tiếp thu nhẹ nhàng, tạo cảm giác như chơi mà học, thú vị, hấp dẫn, hứng thú.
Chia sẻ chỉ đạo của nhà trường trong triển khai dạy học sách giáo khoa mới, cô Nguyện cho biết, trước hết, nhà trường tổ chức quán triệt thật kỹ về quan điểm sách giáo khoa không còn là pháp lệnh để giáo viên hiểu đúng, hiểu sâu về quan điểm này. Trên cơ sở nhận thức đúng sẽ có nhiều sáng tạo trong quá trình vận dụng và thực hiện.
Video đang HOT
Nhà trường cũng chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học phải linh hoạt, sáng tạo, nhưng luôn luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình. Đồng thời, tổ chức hội thảo toàn cán bộ giáo viên để cùng hiểu thật sâu sắc về yêu cầu “dạy bám chương trình”; đặc biệt là khái niệm về thế nào là “dạy bám chương trình”, cách thức thực hiện, để cùng thống nhất trong đội ngũ, tạo sự đồng bộ và nhất quán trong tất cả các bộ môn và các khối lớp. Tổ chức chuyên đề về dạy bám chương trình ở tất cả các bộ môn. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và chỉ đạo chung trong toàn trường.
Để giáo viên nhận thức sâu sắc hơn việc chương trình chứ không phải sách giáo khoa là pháp lệnh, Trường Tiểu học – Trung học cơ sở An Vũ chủ trương bổ sung, xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua có nội dung yêu cầu về dạy “bám chương trình”. Những bổ sung, tiêu chí thi đua có yêu cầu về việc thực hiện dạy bám chương trình được tổ chức phổ biến và quán triệt đến từng cán bộ giáo viên của nhà trường. Cùng với đó, phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm về việc thực hiện yêu cầu dạy bám chương trình. Những sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng thành tài liệu lưu hành nội bộ của đơn vị.
“Chúng tôi cũng thống nhất xác định những nội dung giáo dục bổ sung, tài liệu tham khảo trong các bộ môn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường. Tổ chức hội thảo về đổi mới việc ra đề kiểm tra, đánh giá khi thực hiện yêu cầu dạy bám chương trình. Trên tinh thần đó, nhà trường sẽ có những biện pháp chỉ đạo cụ thể để bảo đảm tính đổi mới, phù hợp, sáng tạo, thống nhất trong việc ra đề kiểm tra, đánh giá. Từ cơ sở hiểu đúng bản chất của việc dạy bám chương trình, từ cơ sở của hội thảo và những chuyên đề mà nhà trường tổ chức, cũng như nội dung giáo dục bổ sung, từng tổ chuyên môn, từng giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện. Kế hoạch này chỉ được thực hiện khi nhà trường đã tổ chức duyệt. Các kế hoạch này được niêm yết công khai trong trường để cùng giám sát và thực hiện” – cô Mai Thị Bích Nguyện chia sẻ.
Học sinh Trường TH Trần Hưng Đạo (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) thích thú với hoạt động trải nghiệm chăm sóc vườn rau. Ảnh minh họa.
Chuyển đổi vai trò của người thầy
Lưu ý giáo viên khi dạy học theo sách giáo khoa mới, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, thành viên nhóm biên soạn Chương trình, sách giáo khoa mới đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu dạy học bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018; quan trọng nhất là bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất người học. Bên cạnh đó, nhà trường và giáo viên phải thay đổi quan niệm sách giáo khoa là pháp lệnh mà cần coi bộ sách được chọn là hạt nhân của tài liệu dạy học trong nhà trường. “Bởi vậy, ngoài sách giáo khoa còn cần nhiều tài liệu tham khảo khác để hỗ trợ việc dạy học, trong đó có cả những bộ sách giáo khoa khác đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt” – PGS Nghiêm Đình Vỳ cho hay.
Trước yêu cầu mới, PGS Nghiêm Đình Vỳ cũng lưu ý nhận thức và thể hiện vai trò của người thầy có sự chuyển đổi từ địa vị người dạy, truyền đạt nội dung kiến thức sang người tổ chức, huấn luyện, “cố vấn” trong việc dạy học nói chung và việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa mới nói riêng.
Một thuận lợi lớn là ngành Sư phạm được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Các thầy cô giao vốn co lòng yêu nghề tha thiết, luôn coi trọng tri thưc, chăm lo, dìu dắt thế hệ trẻ; lấy dạy chữ, day người làm lẽ sống của mình. Đây là những người luôn coi trọng danh dự, lương tâm, gìn giữ khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng, đức độ, học vấn và thái độ tận tụy cống hiến. Đội ngũ nhà giáo đã làm tốt việc truyền thụ kiến thức cho học sinh qua dạy học trên lớp học.
Tuy nhiên, chúng ta đang phải đương đầu với những khó khăn, thách thức không nhỏ của toàn cầu hóa, quốc tế hóa và cách mạng số trên phạm vi toàn cầu cũng như trên toàn quốc. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và bước vào thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, do đó, vai trò người thầy trở nên phức tạp khi kiến thức hầu như là vô tận.
Trong bối cảnh này, PGS Nghiêm Đình Vỳ cho rằng, giáo viên phải định hướng vào công nghệ và có trách nhiệm không chỉ với việc dạy của mình mà còn với việc học của học sinh. Ngày nay, giáo viên phải là người xúc tác giúp học sinh có được thông tin mới, biết điều giải giữa người học với cái mà học sinh cần biết, và là người cung cấp sự hiểu biết bắc cầu. Giáo viên phải biết theo dõi giúp học sinh quản lý đúng thời gian của họ khi sử dụng nguồn lực điện tử, Intenet nhất là học sinh THPT. Yêu cầu lớn đặt ra là sự chuyển đổi vai trò giáo viên – người truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống, sang vai trò mới với tư cách người xúc tác và điều phối.
“Vai trò giáo viên đã thay đổi và đang tiếp tục thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Trong kỷ nguyên số, cần nhận rõ người thầy là cố vấn cho học sinh học tập và phát triển toàn diện thành công dân cân đối, công dân toàn cầu mang bản sắc người Việt Nam. Đó là giúp đỡ học sinh tư duy, phản ánh và tiếp cận kiến thức. Người giáo viên có vai trò quan trọng trong việc nêu vấn đề, giao nhiệm vụ, tổ chức cho học sinh làm việc, trao đổi… cùng tham gia với học sinh và nêu lên những nhận xét của mình nếu thấy cần thiết”. – PGS Nghiêm Đình Vỳ
Bộ nào có trách nhiệm duyệt và công bố giá sách giáo khoa mới?
Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, lĩnh vực giáo dục và đặc biệt là giá sách giáo khoa luôn có tác động rất lớn đến đời sống nhân dân.
Công tác biên soạn sách giáo khoa đã được xã hội hóa theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội, không nằm ngoài cuộc nên các nhà xuất bản tham gia cũng phải tuân thủ hành lang pháp lý, chịu sự quản lý của nhà nước về chất lượng và giá sách giáo khoa.
Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, lĩnh vực giáo dục và đặc biệt là giá sách giáo khoa luôn có tác động rất lớn đến đời sống nhân dân trong xã hội.
Do vậy chất lượng và giá sách giáo khoa được đặt dưới sự quản lý của nhà nước để đảm bảo mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa, không có nhiều biến động gây xáo trộn trong đời sống nhân dân nhất là trong giai đoạn hiện nay khi thực hiện 1 chương trình nhiều sách giáo khoa theo Nghị quyết của Quốc hội.
Các nhà xuất bản tham gia biên soạn và phát hành sách giáo khoa cũng phải tuân thủ hành lang pháp lý, chịu sự quản lý của nhà nước về chất lượng và giá sách giáo khoa. Ảnh minh họa: T.D.
Vậy công tác quản lý giá sách giáo khoa mới hiện nay theo cơ chế như thế nào?
Trong Luật giá hiện nay, sách giáo khoa là mặt hàng phải kê khai giá. Các nhà xuất bản có sách giáo khoa muốn bán ra thị trường phải kê khai, gửi thông báo mức giá sách giáo khoa cho Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) thẩm định, định giá và điều chỉnh giá.
Như vậy, Cục quản lý giá sẽ là đơn vị tiếp nhận, thẩm định kê khai giá sách giáo khoa từ các nhà xuất bản, có quyết định giá cuối cùng trước khi sách giáo khoa được bán ra thị trường, nhưng thực tế là cho đến tận hôm nay việc chốt giá này vẫn chưa được Bộ Tài chính công bố.
Trước dư luận có nhiều ý kiến rằng giá sách giáo khoa mới tăng quá cao khi các nhà xuất bản công bố mức giá, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã điều chỉnh giảm từ mức giá ban đầu 215.000 đồng 1 bộ, xuống 199.000 đồng 1 bộ.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, với mức giá hiện nay cũng đã điều chỉnh theo hướng giảm dần từ 10.000 đến 15.000 đồng 1 bộ.
Như vậy, cuốn sách giáo khoa lớp 1 đang hiện hành có giá cao nhất là 14 nghìn đồng, thì cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới có giá cao nhất là 36 nghìn đồng.
Cuốn sách hiện hành giá thấp nhất là 3.000 đồng thì cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới giá thấp nhất là 11 nghìn đồng.
Cùng một môn học như sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội hiện hành giá 6.000 đồng thì cuốn tương tự của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm có giá 28 nghìn đồng.
Sách giáo khoa Toán 1 hiện hành có giá 13 nghìn đồng thì sách giáo khoa Toán 1 mới của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm có giá 35 nghìn đồng.
Nhà xuất bản Giáo dục có một số cuốn tách làm hai, tập một giá 18 đến 23 nghìn đồng và tập hai giá 17 đến 20 nghìn đồng.
Ngoài sách giáo khoa môn học bắt buộc, các nhà xuất bản cũng kê khai giá sách giáo khoa tiếng Anh (môn học tự chọn) theo chương trình giáo dục phổ thông mới có giá từ 45 đến 99 nghìn đồng 1 cuốn.
Như vậy, tính tổng thể giá một bộ sách giáo khoa lớp 1 mới vẫn có giá rất cao. Tuy nhiên đến nay giá bán sách giáo khoa mới vẫn chưa rõ ràng, chưa thấy Bộ nào công bố chốt giá sách khiến dư luận xã hội băn khoăn.
Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, vậy nên giá sách tăng cao sẽ ảnh hưởng đến những người dân ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, cho nên từ trước đến nay chịu sự kiểm soát giá của Nhà nước, do hội đồng liên bộ cùng cân nhắc, quyết định.
Vì vậy, giá sách giáo khoa hiện hành không cao, ổn định nhiều năm phù hợp khả năng chi trả của phần lớn người dân".
Giáo sư tiến sĩ Phạm Tất Dong - Tổng Thư ký, kiêm Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: " Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt nên không thể áp dụng phương pháp tính giá mà các nhà xuất bản đưa ra.
Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa để khuyến khích được nguồn lực xã hội cùng với đất nước phát triển giáo dục, nhưng hiện nay lại thả nổi khung giá sách. Điều này dễ tạo ra nguy cơ lợi ích nhóm, đẩy giá sách lên cao thu lợi, trong khi về mặt nội dung không có nhiều thay đổi.
Vấn đề trước mắt với bộ sách giáo khoa mới cần phải có cơ chế tính lại giá, không thể theo những lý do mà các nhà xuất bản đưa ra.
Thậm chí tiến hành đấu giá để phù hợp với chủ trương, tránh việc các nhà xuất bản lợi dụng chính sách xã hội hóa sách giáo khoa mà tăng giá vô tội vạ, ảnh hưởng tới người tiêu dùng, đi ngược với chủ trương của Đảng và nhà nước".
Ngày 4/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan quản lý, kê khai giá sách giáo khoa theo đúng quy định của Luật Giá và các văn bản có liên quan.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu nội dung đề xuất, kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Văn bản số 115 để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc bổ sung mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá.
Tránh tình trạng khi năm học mới cận kề nhưng phụ huynh và học sinh vẫn chưa biết được giá cuối cùng của sách giáo khoa mới là bao nhiêu?
Vậy đề nghị Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cần sớm công bố việc chốt giá theo quy định, đúng với tinh thần đổi mới chương trình sách giáo khoa mà Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội đã ban hành.
Tùng Dương
Học sinh nghèo năm nào cũng phải mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập mới Tại huyện Xín Mần, đối tượng học sinh nghèo theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, năm nào cũng phải trích phân nửa tiền Nhà nước hỗ trợ để mua sách giáo khoa mới. Học sinh càng nghèo, sách vở phải mới, đồ dùng phải "xịn" Nhiều năm nay, có một chuyện lạ đang xảy ra tại huyện Xín Mần (Hà Giang) khiến phụ huynh và...