Khi phụ huynh là người phán xử
Đọc bài viết “Dở khóc dở cười với phụ huynh” mà buồn! Không biết tự bao giờ phụ huynh đã trở thành những người phán xử trong môi trường giáo dục mà đáng lẽ họ phải là những người cùng chung tay dạy dỗ con em mình cùng với giáo viên.
Ảnh minh họa
Chưa hết, không ít hành vi quá đáng của một số phụ huynh làm cho giáo viên cảm thấy bị tổn thương. Không biết những bậc cha mẹ có hành vi như thế có nghĩ rằng mình đã tạo một ấn tượng xấu cho con em mình hay không?
Giáo viên hiện bị ràng buộc quá nhiều bởi những quy định của ngành. Chẳng hạn, theo điều lệ trường phổ thông, một trong những điều giáo viên không được làm là “xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể học sinh”. Chỉ một dòng ngắn ngủi thôi nhưng làm các thầy cô phải suy tư: Làm thế nào để không xúc phạm học sinh? Không lẽ không được phép la rầy khi các em có những hành vi sai trái hay sao? Trong khi đó, cho đến nay, những chế tài xử lý hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể nhà giáo chỉ là chiếu lệ hay nói đúng hơn là giơ cao đánh khẽ.
Giáo dục kỷ luật tích cực được định hướng theo những quan điểm tiến bộ để trẻ phát triển. Có những cháu bé chịu tác động của môi trường bên ngoài và bộc phát hành vi xấu trong môi trường gia đình hay nhà trường. Có học sinh bị ức chế tâm lý vì những nhận xét tiêu cực của thầy cô, bạn bè hay người thân, từ đó có những hành động phản kháng trái lại với những gì các em được dạy dỗ và giáo dục.
Giáo dục kỷ luật tích cực có tác dụng hình thành và hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của trẻ. Trong môi trường giáo dục kỷ luật tích cực, bản thân các bậc phụ huynh sẽ giảm được áp lực quản lý con em mình vì các cháu sẽ hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật, từ đó tạo được sự thân thiện và hình thành nên khả năng phản biện tích cực. Xã hội phát triển, việc dạy dỗ và giáo dục con cái cũng phải thay đổi theo hướng tích cực để phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và góp phần ngăn ngừa bạo lực.
Video đang HOT
Trách nhiệm cao cả của người thầy là giáo dục học trò mình được nên người. Trong các biện pháp giáo dục có đôi khi là mềm dẻo, có đôi khi phải cứng rắn trong chừng mực cho phép. Với những quy định hiện nay, không khéo những người thầy sẽ trở thành những nhân vật phản diện trong mắt học trò và những phụ huynh học sinh thiếu tế nhị khi họ chỉ nhìn vào hiện tượng mà đánh giá bản chất cả quá trình của một con người. Và khi ấy giáo viên phải đối mặt với áp lực đó là không thể tự bảo vệ được mình trước những hành vi khiếm nhã, thô lỗ của một số phụ huynh và học sinh.
Elon Musk dạy con học qua game, Internet
Tỷ phú Elon Musk vốn hoài nghi về cách giáo dục truyền thống. Ông cho hay 5 người con ở độ tuổi đến trường chủ yếu học qua trò chơi điện tử hoặc trên mạng, từ YouTube hay Reddit.
Tỷ phú Elon Musk cho biết hầu hết việc giáo dục con cái đều đến từ Internet, theo Business Insider.
Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX là người cha của 6 đứa trẻ, 5 trong số đó đang ở độ tuổi đi học.
Tỷ phú Elon Musk là cha của một cặp song sinh 17 tuổi, một cặp sinh ba 15 tuổi và một bé trai 9 tháng tuổi. Ảnh: AP.
Trong buổi phỏng vấn trực tuyến hôm 31/1, vị tỷ phú bày tỏ quan điểm về việc giáo dục con cái và kỳ vọng của bản thân việc giáo dục sẽ tiến triển thế nào trong 5-10 năm nữa.
"Quan sát của tôi cho thấy những đứa trẻ nhà tôi chủ yếu học kiến thức mới trên mạng, từ nền tảng YouTube hay diễn đàn Reddit", Musk trả lời khi được hỏi về cách tốt nhất để giáo dục một đứa trẻ 5 tuổi trong bối cảnh ngày nay.
"Xét theo lượng thời gian mọi người hiện giờ dành để online trên mạng, có vẻ như việc học hành cũng sẽ đến nhiều từ hình thức trực tuyến", Musk nói.
"Người giàu nhất thế giới" bày tỏ rằng giáo dục nên "thú vị và hấp dẫn nhất có thể". Do đó, trò chơi điện tử có thể giúp trẻ em hứng thú và học hỏi nhiều hơn.
"Nếu trẻ con chăm tham gia các trò chơi điện tử, chúng cũng sẽ có thái độ tương tự với với chuyện học hành".
Vị tỷ phú cho hay việc học hành của con cái nhà mình chủ yếu đến từ trên mạng. Ảnh: RBL Training Academy.
Vị tỷ phú tiết lộ 5 người con của ông học hỏi từ những người bạn cùng lớp của chúng tại trường Ad Astra. Ngôi trường do chính Elon Musk đồng sáng lập vào năm 2014 và cũng là nơi con cái của những nhân viên SpaceX dưới trướng theo học.
Tính đến năm 2018, Ad Astra có khoảng 40 học sinh và điểm số không được áp dụng để đánh giá kết quả.
Chương trình giảng dạy của Ad Astra thiên về trí tuệ nhân tạo, mã hóa và các khóa học khoa học ứng dụng. Thể thao, âm nhạc, ngoại ngữ không được đưa vào chương trình giảng dạy do Musk tin rằng phần mềm dịch thuật sẽ sớm đảm nhận thay.
Người đàn ông giàu nhất thế giới hiện tại coi chuyện đi học đại học chỉ để giải trí. Ảnh: Verge.
Vị tỷ phú nổi tiếng là người hoài nghi về giáo dục truyền thống. Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 3 năm ngoái, Musk mô tả đại học là nơi có "một đống bài tập về nhà phiền phức".
"Một trong những giá trị chính của việc học đại học là sinh viên dành thời gian cho những người cùng tuổi trước khi gia nhập lực lượng lao động", ông nói.
"Tôi nghĩ rằng đại học về cơ bản là để giải trí và có thời gian làm việc. Chúng không phải để học", vị tỷ phú nói thêm.
Musk cho hay ông không yêu cầu các ứng viên ứng tuyển phải có bằng đại học. Bằng chứng là tài liệu tuyển dụng của Tesla nói rằng công ty gọi điều kiện có bằng đại học khi đi xin việc là "vô lý".
Ngày 12/1, Elon Musk trở lại vị trí người giàu nhất thế giới chỉ một ngày sau khi rơi xuống vị trí thứ hai nhờ đà tăng của cổ phiếu Telsa, theo Forbes.
Thái Nguyên: Không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT. Ông Trịnh Việt Hùng thăm các gian trưng bày sản phẩm tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Xung quanh công tác chăm lo, phát triển GD-ĐT, ông...