Khi nữ sinh giúp đỡ nam sinh làm… lập trình
Giúp đỡ nam sinh kiểm tra code, phụ trách luôn phần lập trình giúp robot hoạt động… là những gì mà các bạn nữ sinh làm được tại cuộc thi Olympic Robot dành cho học sinh phổ thông trên địa bàn TPHCM.
Những tưởng niềm đam mê lập trình chủ yếu dành cho những bạn nam, nhưng tại cuộc thi Olympic Robot do Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phối hợp cùng Eli Education tổ chức ngày 30/3 tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6), có hơn 20 bạn nữ sinh trên tổng số 164 thí sinh tham gia sân chơi này.
Mắt nhìn chăm chú vào màn hình, Phạm Nguyễn Anh Tài, học sinh lớp 8, Trường THCS Phú Mỹ (Q. Bình Thạnh, TPHCM) loay hoay với phần lập trình của mình để chuẩn bị cho phần tranh tài trên mô hình thực tế. Tài dò lại từng đoạn code vì sợ mình làm sai. Thấy được khó khăn của bạn mình, cô bạn Lê Thanh Trà My, ở gần đó nên chạy sang giúp đỡ.
Trà My (bên trái) cùng đồng đội của mình trong phần thi thực hành rô-bốt
Trà My nhìn vào màn hình và dò lại toàn bộ giúp Tài. Hỏi ra mới biết, Tài và My học chung Trường THCS Phú Mỹ và là đại diện cho 2 nhóm học sinh của trường tham gia sân chơi cấp thành phố.
“Trà My tiếp xúc với lập trình rất sớm, còn em thì mới học mới đây thôi nên còn khá non tay. Bản thân em đây là lần đầu tiên tham gia một cuộc thi nên còn lúng túng”, Anh Tài chia sẻ.
Chia sẻ trong buổi thi tài robot, Trà My cho biết kể đã “bén duyên” với ngôn ngữ lập trình E – robot Coding từ hơn 1 năm trước. Ngoài thời gian học, My được sự giúp đỡ từ thầy giáo dạy tin tại trường. Chính những kiến thức được truyền dạy và quá trình nỗ lực tự học đã giúp cô bạn tích lũy được chút ít kinh nghiệm và khá tự tin khi tham gia cuộc thi này.
“Lập trình đem lại cho em sự hứng thú và em có thể làm việc quên ăn quên ngủ với nó. Em biết không có nhiều bạn nữ làm lập trình viên, tuy nhiên trên thế giới cũng có rất nhiều bạn nữ nổi tiếng và thành công trong công trong lĩnh vực này. Em sẽ nỗ lực để sau này có thể trở thành một lập trình viên”, Trà My tự tin.
Còn với Hứa Gia Linh, học sinh lớp 10 Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TPHCM) mơ ước sau này sẽ sáng tạo ra những sản phẩm kính thực tế ảo. Theo Gia Linh, những kiến thức lập trình sẽ được cô sử dụng để tạo ra môi trường thực tế ảo, giúp con người trải nghiệm được những cảnh vật, hiện tượng thiên nhiên mà họ chưa bao giờ được thấy, trải nghiệm nó.
Linh chia sẻ, cô chỉ mới tiếp xúc với lập trình từ đầu năm học lớp 10, thông qua ngôn ngữ C . Với khả năng lập trình trên bo mạch Arduino, Linh có thể điều khiển những chiếc đèn Led nhấp nháy theo sở thích của mình. Đó chính là điều cuốn hút Linh bén duyên với bộ môn lập trình.
Video đang HOT
“Điều thú vị ở lập trình đó là mình có thể đưa suy nghĩ của mình vào trong một bài tập cụ thể. Nó khác xa so với giải một bài toán với nhiều cách khác nhau. Lập trình giúp em làm chủ kiến thức theo cách của mình và tạo ra một sản phẩm cụ thể mà mình thích”, Linh nói.
Tham gia cuộc thi, Linh cho biết mình đã có thời gian chuẩn bị gần 2 tháng cùng với một bạn nam cùng trường. Trong đó, Linh chịu trách nhiệm phần lập trình và người bạn cùng nhóm phụ trách thiết kế phần cứng robot.
Gia Linh tại hội thi
“Đây là cuộc thi đầu tiên của em nhưng em đặt mục tiêu cụ thể là phải giành được huy chương. Dù có đạt được hay không nhưng việc đặt ra những mục tiêu cụ thể như vậy sẽ giúp mình có động lực để đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn, có trách nhiệm hơn với sản phẩm robot đó”, Linh chia sẻ.
Các nữ sinh cũng hào hứng, năng nổ thi tài điều khiển rô-bốt không kém cạnh các bạn nam đồng trang lứa
Học sinh các trường trên địa bàn TPHCM thi tài lập trình, trình diễn rô-bốt
NGÔ TÙNG – THẾ AN
Theo Tiền phong
Du học: Đường thẳng và đường vòng?
Theo anh Lê Nam - Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Dublin, Ireland, đa phần các bạn trẻ Việt thường thích đi du học ở các nước Mỹ, Anh, Tây Âu... Tuy nhiên, việc nộp hồ sơ sang các quốc gia này vô cùng cạnh tranh. Do đó, bạn trẻ phải cân nhắc kỹ lưỡng mình là ai, nguồn lực của bản thân ra sao để chọn lộ trình "đường thẳng" hay "đường vòng" nhằm đi đến đích.
Nói về chủ đề du học, hầu hết các bạn trẻ Việt Nam đều thích đi Mĩ - Anh - Tây Âu. Tuỳ thuộc bạn là ai (có điều kiện kinh tế không, năng lực cá nhân tương quan ra sao,...) sẽ có nhiều lựa chọn trong mục tiêu ngắn - dài hạn khác nhau.
Nhưng nói chung đi du học giờ cũng có nhiều cách tính toán. Mà nổi lên thì cũng không nhất thiết phải đi đường thẳng, từ Việt Nam -> Đại học top ở Mĩ - tuyến đường này phải cạnh tranh rất nhiều về hồ sơ học tập cũng như tiền.
Apply Đại học còn ổn vì bằng Phổ thông Việt Nam được recognised (công nhận), học sinh phổ thông Việt Nam (cũng như các anh da vàng Đông Á) có tiếng là chăm học và được dạy nhiều kiến thức ở bậc phổ thông hơn so với đa số các học sinh phổ thông phương Tây. Với các bạn apply du học bậc sau ĐH (thạc sĩ, tiến sĩ) ở Mĩ hay Tây Âu, mà cầm bằng đại học Việt Nam, nhất là với ai mà học cả thạc sĩ trong nước nữa, thì quả thực là... hơi khó (trừ trường hợp xin Học bổng Chính phủ hoặc liên doanh Nhà nước, cái này mình không bàn ở đây).
Lê Nam, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Dublin, Ireland (trái) - tác giả bài viết.
Những bạn ở Việt Nam mà xuất sắc cả ngoại ngữ lẫn chuyên môn thì mình tin là họ đã rõ con đường và sẽ tự tin đi đường thẳng.
Nhóm còn lại là những bạn "chưa kịp" xuất sắc ở thời điểm đó, có thể là có nhiều bối rối về tương lai du học.
Thay vì đường thẳng, các bạn có thể đi những con đường vòng.
Với các bạn muốn học ĐH bên Mĩ, có thể nghĩ đến việc học các trường Community College (Cao đẳng cộng đồng) 2 năm, cố gắng đạt thành tích top đầu các trường này (mình nghĩ, khá dễ với học sinh Việt Nam) sẽ có điều kiện xét tuyển vào các ĐH của bang đó, tuỳ trường. Đây được coi là hình thức giống Liên Thông Cao đăng - Đại học ở Việt Nam. Mình cho là rất hay, kể cả học tự túc Cao đẳng cộng đồng thì chi phí cũng rất rẻ.
Các bạn muốn đi học thạc sĩ/ tiến sĩ ở các quốc gia, đại học lớn mà chỉ có bằng ĐH/Ths ở Việt Nam (và cũng "chưa kịp" xuất sắc) - mà lại không muốn hoặc không thể đi học theo diện ngoại giao/Chính phủ, có thể đi đường vòng: Vietnam -> 1 nền giáo dục trong khu vực châu Á (Malaysia, Thailand, Ấn Độ,...) -> Mĩ hoặc Tây Âu.
Ví dụ từ Việt Nam -> Ấn độ học Thạc sĩ IT 2 năm, nâng cao cả ngoại ngữ lẫn chuyên môn. Sau đó tấm bằng Ấn Độ kết hợp chuyên môn có thể apply đi Âu Mĩ "thả ga", chỉ tuỳ thuộc vào năng lực của bạn.
Có bằng cấp được recognised/accredited (công nhận/ tín nhiệm) là nỗi đau đầu. Đi đường vòng cũng không quá tệ. Mình biết có anh thích Mĩ lắm, nhưng khi đó ví nhiều lí do, hồ sơ chưa đủ mạnh nên xin đi học ở Malaysia. Học thạc sĩ có 1 thầy hướng dẫn luận văn quý, sau đó thầy này được 1 trường bên Mĩ phong giáo sư, thế là kéo luôn trò cưng qua Mĩ làm tiếp PhD (tiến sĩ), giờ ở Mĩ luôn.
Đó, đường vòng, nếu quyết tâm thì nó vẫn là quá trình phát triển của bạn, đừng quá đặt nặng vấn đề: phải thế này/thế kia... nếu như bạn chưa đủ các "yếu tố", các "nguồn lực cơ bản" (tri thức, tiền, quan hệ).
Mình chia sẻ tóm lược hai con đường để du học ở các nước có nền giáo dục cao ở châu Âu nhưng không hàm ý nói rằng: học ở Việt Nam hay bằng ĐH Việt Nam thì 100% không thể apply thành công. Chỉ nói rằng: bằng cấp Việt Nam có thể có thể bất lợi hơn trong hồ sơ. Những bạn nào giỏi, thì đã tự làm mạnh kiến thức và các kĩ năng khác (ngoại ngữ...) apply đường thẳng hết rồi.
Những bạn nào "chưa kịp giỏi", hay mình dùng từ các nguồn lực chưa đủ, thì thay vì ngồi chờ thời cơ, có thể nghĩ thêm phương án đường vòng.
Lê Nam
(Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Dublin, Ireland)
Theo Dân trí
Đào tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở các trường ĐH, CĐ còn hạn chế Trong khi năng lực đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam còn rất giới hạn nên không thể tăng chỉ tiêu thì ĐH Singapore những năm gần đây tăng 5 lần quy mô đào tạo mà chất lượng không thay đổi. TPHCM đặt mục tiêu xây dựng chương trình phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giai...