Khi nói chuyện về những vấn đề lớn, nặng nề và nhạy cảm với con, cha mẹ nhất định cần chuẩn bị sẵn sàng những điều này
Có những cuộc nói chuyện với con trẻ mà mẹ cần có sự chuẩn bị kĩ càng và khéo léo, thậm chí phải tập dượt trước thì mới đạt được hiệu quả cao.
Hầu hết bố mẹ đều biết rằng nói chuyện với con sẽ giúp cho bộ não bé phát triển, đối với trẻ lớn hơn thì bố mẹ lại cần phải có sự khéo léo và tinh tế hơn nữa để trẻ vừa nhận thức được vấn đề, lại vừa hiểu được ý nghĩa và công việc trẻ cần làm. Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ có những câu chuyện đơn giản, mà đôi khi bố mẹ và gia đình có những vấn đề lớn, nhạy cảm cần thông báo cho con thì vấn đề giao tiếp, truyền đạt thông tin lại càng cần có sự chuẩn bị kĩ càng hơn, thậm chí mẹ phải tập dượt nhuần nhuyễn trước khi muốn nói với con.
Nói chuyện về những vấn đề lớn, nhạy cảm với con, mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, thời gian và nội dung (Ảnh minh họa)
Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc truyền đạt vấn đề và giúp con thấu hiểu, đặc biệt là với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm thì mẹ hãy lưu ý đến những công việc cần làm như sau:
1. Tìm thời điểm thích hợp để nói
Đó có thể là buổi sáng cuối tuần khi cả bố mẹ và con đều không quá bận rộn thì đây được xem là thời điểm thích hợp để tâm sự cùng con. Kể cả sau khi biết chuyện thì trẻ cũng có thêm chút thời gian trong ngày để lo lắng và suy nghĩ kĩ hơn. Tiến sĩ Dawn Huebner, nhà tâm lý học lâm sàng và tác giả của cuốn sách thiếu nhi What to Do When You Worry Too Much (Tạm dịch: Cần làm gì khi bạn lo lắng quá nhiều) cho hay: “Thời điểm rất quan trọng để nói ra sự việc nào đó quan trọng với trẻ. Buổi tối là thời gian không phù hợp vì cả người lớn và trẻ nhỏ dường như trở nên mệt mỏi hơn vào cuối ngày. Kể cả tâm trạng có tốt thế nào nhưng cảm giác buồn ngủ sẽ lấn át tất cả, trẻ không nắm bắt được hết câu chuyện. Và sau đó là những giọt nước mắt hay sự lo lắng sẽ khiến trẻ mất ngủ”.
Thời điểm phù hợp rất quan trọng để nói ra sự việc nào đó quan trọng với trẻ (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
2. Tập dượt trước khi nói với con
Nếu sự việc có thể gây xúc động mạnh cho trẻ, chẳng hạn như trong gia đình có ai bị ốm nặng thì mẹ cần có sự tập dượt kĩ càng trước khi nói chuyện với trẻ. Mẹ cần chuẩn bị trước những gì cần nói, có thể nói trước gương hoặc tập dượt với người bạn thân. Điều này sẽ giúp mẹ giữ bình tĩnh và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng nhất tới trẻ. Nếu không chính sự mất bình tĩnh và tiếng khóc của mẹ sẽ làm cho con sợ hãi và buồn bã theo trước khi kịp hiểu ra có chuyện gì.
3. Dùng cách nói dễ hiểu nhất với trẻ
Paige Greytok, nhà trị liệu tâm lý gia đình ở bang Connecticut (Mỹ) cho hay các khái niệm phức tạp như di chuyển, ly dị hoặc tử vong rất khó hiểu đối với trẻ nhỏ. Nếu mẹ dùng cách nói quá sâu xa, phức tạp và vượt tầm hiểu biết của trẻ thì chắc chắn con sẽ bị sốc và không thể tiếp cận vấn đề một cách hiệu quả. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng các câu ngắn và đơn giản để giải thích phù hợp với lứa tuổi của con.
Cần dùng cách nói dễ hiểu để trẻ không bị sốc (Ảnh minh họa)
4. Gọi tên cảm xúc mà con gặp phải
Cách mẹ giúp trẻ nhận ra cảm xúc sẽ gặp phải sẽ giúp con bớt căng thằng hơn. Chẳng hạn như: “Con có sợ không, chuyện này làm còn buồn lắm phải không?”. Tiến sĩ Huebner khuyên cha mẹ nên giúp trẻ điều tiết cảm xúc bằng cách an ủi trẻ không cần phải quá sợ hãi, nhưng đừng quên cảm xúc của trẻ là có thật. Trẻ cần phải cảm nhận được cảm giác, cảm xúc trước khi có thể chuyển sang những việc khác như xử lý và giải quyết vấn đề.
5. Để mắt và kiểm tra lại con
Cuộc nói chuyện kết thúc không có nghĩa là mọi việc đã xong. Với một chủ đề khó, trẻ sẽ có thêm câu hỏi, vì vậy hãy nói rõ rằng mẹ luôn sẵn sàng thảo luận về vấn đề này và con có thể trao đổi với mẹ bất kỳ câu hỏi nào hoặc chia sẻ lo lắng, dù lớn hay nhỏ.
Nguồn: Parent
'Đối thoại' với thầy cô, dễ hay khó?
Khi con có vấn đề với thầy cô, phụ huynh nên gặp để trao đổi nhưng đừng gặp với tư thế của người đi tra vấn.
Các buổi gặp gỡ thẳng thắn trên tinh thần tôn trọng, lắng nghe nhau rất quan trọng trong mối quan hệ gia đình - nhà trường - Ảnh: Fotolia
Nên chọn thời điểm thích hợp để gặp thầy cô - đừng gặp vào lúc đưa con đến trường hay đón con về. Hãy nói với giáo viên rằng: "Tôi đến gặp thầy/cô về một vấn đề mà tôi chưa hiểu hết, nhưng tôi mong chúng ta có thể cùng nhau tìm cách giải quyết cho cháu có được tâm trạng ổn thỏa".
Bạn hãy kể lại một cách trung thực những lời con bạn đã nói với bạn. Đừng bao giờ nói "Con tôi bảo thầy/cô nói thế này, thế kia", trái lại, hãy nói rằng "Tôi mong được thầy/cô giúp đỡ để hiểu rõ điều gì đã khiến cháu có tâm trạng như thế".
Hãy trình bày sự việc khách quan, có thể là con đã quấy phá gì đó làm giáo viên bực bội. Nhiều phụ huynh cứ luôn cho rằng con mình ngoan hiền, không bao giờ làm điều gì sai trái. Trên thực tế, có nhiều đứa trẻ ở nhà thì có vẻ ngoan (vì sợ bố mẹ đánh đòn), nhưng vào lớp nó là đứa đầu trò bày ra đủ chiêu quậy phá đến mức thầy cô chịu không nổi, phải áp dụng hình phạt nào đó.
Trò chuyện cởi mở với giáo viên, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn vấn đề của con mình - Ảnh minh họa: Metadata
Chúng ta phải hiểu rằng trẻ con bao giờ cũng là trẻ con, không phải lúc nào cũng thành thật. Vậy nên khi trẻ nói dối, dù bạn có trình bày sự việc nhẹ nhàng, người giáo viên vẫn cảm thấy họ bị chỉ trích, điều này là dĩ nhiên, nhất là đối với những người có tính cách nhạy cảm.
Do đó, bạn hãy trấn an và động viên giáo viên rằng bạn không có ý đổ lỗi cho họ. Đừng đẩy giáo viên vào thế phòng thủ, chỉ càng làm cuộc trò chuyện nên căng thẳng và nặng nề thêm.
Nếu họ tỏ ra bực bội, bất an, bạn hãy giữ bình tĩnh và lặp đi lặp lại rằng bạn chỉ muốn tìm hiểu cho rõ ràng sự việc mà thôi. Khi giáo viên cảm thấy thoải mái, họ sẽ cho bạn biết tại sao con bạn lại có tâm trạng như thế.
Ví dụ con bạn cho rằng thầy/cô bỏ lơ nó, không gọi nó trả lời câu hỏi, có thể giáo viên sẽ cho bạn biết lý do: con bạn rất khá, trả lời được, nhưng họ sẽ gọi những học sinh kém hơn, thụ động hơn để khuyến khích và động viên chúng.
Lúc này, bạn và giáo viên sẽ cùng trao đổi hướng xử lý để có cách dạy phù hợp nhất đối với con bạn.
Việc gặp gỡ trực tiếp với giáo viên cũng sẽ giúp bạn hiểu thêm về cá tính của người đó. Nhờ vậy, bạn có thể giải thích với con mình rằng có những thầy/cô rất nghiêm nghị, ít nói cười, hoặc đôi khi cáu gắt, nhưng bản chất họ là người tốt và họ hoàn toàn không có ác cảm cá nhân gì với nó.
Hai bên cũng sẽ giải tỏa được những khúc mắc, cùng hợp tác để tìm hướng ứng xử phù hợp nhất cho đứa trẻ.
Trong trường hợp giáo viên là người "có vấn đề", cố ý gây rắc rối cho con bạn, cuộc gặp còn có tác dụng "nhắc khéo" người đó rằng hãy thay đổi cách cư xử vì bạn rất quan tâm và đang theo dõi cách họ đối xử với con bạn.
Nhưng, nếu mọi sự cứ vẫn như cũ thì sao? Bạn phải làm gì để cải thiện tình hình học tập và ổn định tâm lý cho con mình?
Theo tuoitre
Như hình thức của một vở kịch Theo các chuyên gia giáo dục, dự giờ, thao giảng là hoạt động nhằm kiểm tra đánh giá GV, HS. Nhưng khi gắn với xếp loại, đánh giá thì sẽ biến những tiết dự giờ nặng về hình thức, không phản ánh đúng thực tế. Ảnh minh họa Một phụ huynh có con đang học lớp 5 ở một trường tiểu học thuộc...