“Khi người trẻ chọn ngành sư phạm” chuyển biến tích cực trong nhận thức về nghề giáo
“Sự tăng đột biến điểm chuẩn ngành Sư phạm là ý tưởng để tôi bắt đầu xây dựng kịch bản cho tác phẩm”, phóng viên Thục Anh, phòng Chuyên đề, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh chia sẻ.
Với tác phẩm “Khi người trẻ chọn ngành sư phạm”, của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thục Anh, Nguyễn Văn Dũng, Lê Hoàng Vũ, Trương Bảo Ngọc, Trần Thị Mai Phương (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh) đã vinh dự trở thành một trong những tác phẩm đạt giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021.
Chia sẻ về tác phẩm của mình, phóng viên Nguyễn Xuân Thục Anh cho biết, ngành Sư phạm là một trong những ngành cao quý và có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên có thực trạng đáng buồn khi ngành này thường đội sổ trong các kỳ tuyển sinh. Điểm chuẩn đầu vào chỉ ở mức điểm sàn hoặc cao hơn không đáng kể. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng của đội ngũ giáo viên kế cận. Nhưng, từ năm 2021, tình hình này đã có sự chuyển biến tích cực.
Một số thành viên ekip thực hiện tác phẩm “Khi người trẻ chọn ngành sư phạm”
Qua tìm hiểu, điểm sàn ngành sư phạm năm nay tăng từ 5-8 điểm, đây cũng là thang điểm cao nhất trong nhiều năm lại đây. Trong đó có những ngành điểm chuẩn từ 28 điểm trở lên – tương đương với những khối ngành luôn nằm ở top đầu toàn quốc. Từ thực trạng này, Thục Anh đã lên ý tưởng cho tác phẩm và bắt tay vào thực hiện.
“Đa phần các thành viên trong Ekip đều là phóng viên trẻ mới vào nghề, đây cũng là lần “hợp tác” đầu tiên của thành viên. Chúng tôi đã mất khoảng 2 tuần để thực hiện và hoàn thành tác phẩm. Do các nhân vật trong tác phẩm đều ở khá xa nên chúng tôi phải mất nhiều ngày di chuyển đến các điểm để quay và phỏng vấn”, phóng viên Thục Anh cho biết.
Video đang HOT
Một cảnh trong phóng sự “Khi người trẻ chọn ngành sư phạm”
Trong quá trình thực hiện, Thục Anh cũng chia sẻ, nhân vật mình lựa chọn thường là những bạn học sinh từng đạt giải tại các kỳ thi Quốc gia, có thể được tuyển thẳng vào Đại học, nhưng các bạn vẫn nộp hồ sơ vào sư phạm. Qua tìm hiểu, Ekip khá bất ngờ khi nhiều thí sinh đã quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên thay vì lựa chọn nghề theo trào lưu .
Nhiều bạn trẻ khi được phỏng vấn đã rất hào hứng bởi qua chương trình mà các em được nói lên những suy nghĩ của mình. Các em thật sự yêu thích nghề sư phạm nhưng do định kiến về đầu ra nên nhiều bạn không dám lựa chọn. Bên cạnh sở thích, nhiều bạn trẻ có điều kiện khó khăn cũng mạnh dạn chọn ngành sư phạm bởi nhiều chính sách hỗ trợ từ ngành giáo dục, địa phương.
Phóng viên Thục Anh tỏng một lần tác nghiệp
“Từ năm học 2021-2022, đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt hàng tháng cho các em. Bên cạnh đó, nhiều trường tư nhân cũng chung tay hỗ trợ bằng việc thu hút nguồn lực có cam kết, đảm bảo đầu ra cho các học sinh… Đó cũng là một trong những nguyên nhân giúp các em tự tin hơn trong việc chọn ngành, nghề phù hợp. Chính sự hỗ trợ kịp thời này đã góp phần thay đổi cách nhìn nhận nghề nghiệp cho giới trẻ và phụ huynh “, nhóm tác giả bày tỏ.
Nói về giải thưởng, phóng viên Thục Anh cho biết đây là lần đầu tiên các thành viên trong ekip tham dự và giành giải thưởng tại một sân chơi báo chí trong toàn quốc.
“Trước đây tôi dự định gửi một tác phẩm khác đến cuộc thi, tuy nhiên khi hoàn thành xong tác phẩm “Khi người trẻ chọn ngành sư phạm”, tôi thấy phóng sự này có tính lan tỏa hơn đến giới trẻ. Với tác phẩm này, Ekip thực hiện cũng mong muốn đây sẽ là lời động viên, cổ vũ đến giới trẻ trong việc định hướng nghề nghiệp trong thời gian tới”, phóng viên Thục Anh bộc bạch.
Gỡ khó đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu
Theo quy định, các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội... Tuy nhiên, thực tế đang gặp phải nhiêu khó khăn, vướng mắc.
Ảnh minh hoạ/internet
Tại Hội nghị triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương - sáng 29/4, các đại biểu khẳng định: quy định trên là một trong những điểm nhấn và tiến bộ của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, cái khó khi thực hiện là "đầu ra" cho giáo viên, bởi "định biên" do Bộ Nội vụ quyết định.
Cần đổi mới về tư duy
Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, hiện địa phương này thiếu khoảng 5.000 giáo viên, nhiều nhất là giáo viên mầm non. Tuy nhiên, nếu xác định xong chỉ tiêu theo Nghị định 116 thì cũng khó thực hiện vì biên chế cho giáo viên do Bộ Nội vụ quản lý, trong khi chúng ta đang thực hiện chủ trương chung là tinh giảm biên chế.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn trao đổi, mục đích của hội nghị không phải giải quyết được mọi vấn đề của đào tạo, tuyển dụng, sử dụng giáo viên, mà làm sao thống nhất đuợc nhận thức, quan điểm và bàn cách triển khai hiệu quả nhất.
Theo đó, Hội nghị thống nhất cao và quyết tâm triển khai những nội dung của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP vào thực tế. Yêu cầu đào tạo giáo viên, nhu cầu tuyển dụng, phát triển đội ngũ giáo viên với nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và bám sát nhu cầu sử dụng là nội dung mà Nghị định này hướng tới.
Cho nên, cần thống nhất rõ trách nhiệm của các bên liên quan như: cơ sở đào tạo, địa phương, bộ ngành khác. Có thể có những vấn đề không thuộc phạm vi Nghị định này, nhưng chúng ta cũng đề cập tới, bởi nếu chỉ ngành Giáo dục thì không thể giải quyết được.
Toàn cảnh Hội nghị triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương - sáng 29/4
Theo Thứ trưởng, cần đổi mới về tư duy. Cơ chế giao nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu không nhìn nhận từ góc độ thị trường, nhưng cũng không nhìn nhận từ góc độ theo cách: Kinh tế kế hoạch, hay bao cấp... Ở đây, trách nhiệm của các trường, địa phương cần chủ động hơn trong xác định nhu cầu, làm việc và công bố công khai nhu cầu, năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo; từ đó các bên gặp nhau, nhưng trên nguyên tắc: lấy chất lượng làm hàng đầu.
Nhấn mạnh đến nguyên tắc đảm bảo cân đối cung - cầu; Thứ trưởng trao đổi: Các giải pháp kỹ thuật mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm nhằm tối ưu hóa, cân đối tốt nhất giữa nhu cầu tuyển dụng, sử dụng và chỉ tiêu đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Nghị định này không thể giải quyết triệt để, hay bảo đảm cân đối cung - cầu tuyệt đối; chúng ta cần tôn trọng cơ chế thị trường, sự lựa chọn của người học và quy trình tuyển dụng sau này. Nhưng chúng ta nhìn nhận rằng, các chính sách của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP tốt hơn trước kia khi chưa có Nghị định này.
Cũng theo Thứ trưởng, các trường cần công khai rất rõ tiêu chí, nhu cầu tuyển sinh, năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo... để địa phương và người học cùng đánh giá, lựa chọn. Quan trọng nhất cần có sự điều phối giữa các bên liên quan, đặc biệt trong những quy trình giao nhiệm vụ, đặt hàng.
Tuyển sinh Sư phạm sẽ "nóng" khi sinh viên được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng Ngoài việc được nhận hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng thì cơ hội việc làm của sinh viên Sư phạm sau khi tốt nghiệp cũng rộng mở hơn. Tại chương trình "tư vấn trực tuyến tuyển sinh Đại học hệ chính quy" do Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày 7/3, rất nhiều câu hỏi liên quan đến cơ chế chính...