Khi nào trẻ em được tiêm vaccine Covid-19 và liệu có an toàn hay không?
Hàng triệu người lớn đã nhận được vaccine ngừa Covid-19 mỗi ngày nhưng các cuộc thử nghiệm vẫn đang diễn ra nhằm xác định mức độ an toàn và tính hiệu quả của các loại vaccine đối với trẻ em.
Moderna thông báo hôm 16/3 rằng hãng dược phẩm này sẽ cung cấp những liều vaccine Covid-19 đầu tiên cho trẻ dưới 12 tuổi. Công ty này đã tiến hành một cuộc thử nghiệm cho độ tuổi từ 12 – 17 vào tháng 12/2020.
Ảnh minh họa: Reuters
“Nghiên cứu với trẻ em sẽ giúp chúng ta đánh giá sự an toàn và tính sinh miễn dịch của vaccine Covid-19 của chúng tôi với dân số ở độ tuổi nhỏ hơn này”, CEO của Moderna Stéphane Bancel cho hay. Tính sinh miễn dịch là khả năng thúc đẩy nhằm tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể.
Một người phát ngôn của Pfizer cũng cho biết công ty này đã hoàn tất các thủ tục đăng ký của các tình nguyện viên tham gia cuộc thử nghiệm với độ tuổi từ 12 – 15.
Giữa lúc các bang ở Mỹ đứng trước sức ép mở cửa trường học, các bậc phụ huynh đang đặt câu hỏi liệu con cái của họ có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay không?
Khi nào trẻ em có thể được tiêm vaccine Covid-19?
Các vaccine của Moderna và Johnson & Johnson (J&J) chỉ được sử dụng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên trong khi vaccine của Pfizer áp dụng cho các đối tượng từ 16 tuổi trở lên.
Moderna và Pfizer đã hoàn tất việc đăng ký nghiên cứu cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và dự kiến công bố dữ liệu vào mùa hè này. Nếu các nhà nghiên cứu xác nhận kết quả, những đối tượng ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể bắt đầu được tiêm vaccine khi có đủ nguồn cung.
“Với trẻ từ 12 tuổi trở lên, tôi nghĩ chúng ta sẽ có vaccine được cấp phép trước khi bước vào năm học 2011 – 2022″, Tiến sĩ Rovert Frenck, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vaccine Gamble và là người giám sát cuộc thử nghiệm vaccine Covid-19 của Pfizer tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati cho hay.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thanh thiếu niên có khả năng lây nhiễm Covid-19 cao hơn. Một báo cáo từ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh từ tháng 3 – 9/2020 phát hiện ra rằng thiếu niên từ 12 – 17 tuổi có khả năng lây nhiễm Covid-19 cao gấp đôi trẻ từ 5 – 11 tuổi.
Vaccine Covid-19 thường được thử nghiệm ở người lớn, sau đó đến thanh thiếu niên trước khi được thử nghiệm ở trẻ em và trẻ sơ sinh, những đối tượng có thể cần liều thấp hơn hoặc xảy ra những phản ứng khác.
Moderna đã bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em trong các cuộc thử nghiệm. Một người phát ngôn của Pfizer cho biết công ty này hy vọng sẽ có dữ liệu từ các đối tượng ở độ tuổi từ 12 – 15 trong quý 1 năm nay và dựa trên những dữ liệu đó để bắt đầu các cuộc thử nghiệm ở trẻ em.
Chưa có công ty nào xác nhận thời gian cụ thể nhưng ông Frenck dự đoán vaccine cho trẻ em sẽ có sẵn vào mùa xuân năm 2022 hoặc “có lẽ sớm hơn một chút”.
J&J cho biết công ty này “đang trong quá trình thảo luận với những người điều phối và các đối tác về việc bao gồm cả các đối tượng trẻ em”, USA Today dẫn tuyên bố của công ty này cho hay.
Tiến sĩ G. Paul Evans, CEO của Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng Velocity, hiện đang điều hành các cuộc thử nghiệm ở trẻ em từ 6 – 11 tuổi cho nhiều công ty, nhận định việc tuyển chọn các tình nguyện viên là trẻ em gặp khó khăn hơn so với đối tượng là thanh thiếu niên “bởi sự ngần ngại của các phụ huynh khi để con cái họ tham gia thử nghiệm”.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng phụ huynh cũng rất muốn con cái họ được tiêm vaccine.
“Các bậc phụ huynh không muốn con cái họ tiếp tục học ở nhà nữa mà muốn chúng hòa nhập xã hội trở lại”, ông Paul Evans cho hay.
Video đang HOT
Vaccine Covid-19 có an toàn cho trẻ em hay không?
Các chuyên gia y tế nhận định vaccine Covid-19 có thể sẽ an toàn với trẻ em khi chúng được chứng minh an toàn với người lớn.
“Đây là một thực tế”, ông Frenck khẳng định.
Hơn 109 triệu liều vaccine Covid-19 đã được sử dụng ở Mỹ, CDC cho hay. Trong suốt quá trình này, CDC đã nhận được 1.913 báo cáo tử vong của những người được tiêm vaccine Covid-19 nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nguyên nhân tử vong liên quan đến việc tiêm vaccine.
Tiến sĩ Cody Meissner, người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm nhi thuộc Bệnh viện Nhi Tufts nhận định rõ ràng, vaccine an toàn với người lớn nhưng ông vẫn muốn xem xét thêm các cuộc thử nghiệm nhằm chứng minh tính an toàn cũng như hiệu quả của nó với trẻ em trước khi đưa ra kết luận tương tự.
“Ở một mức độ nào đó, sự ngần ngại trong việc tiêm vaccine cho trẻ em là hợp lý. Chúng ta cần vaccine cho trẻ em bởi chúng ta muốn tạo ra miễn dịch cộng đồng nhưng chúng ta phải thực hiện điều đó một cách an toàn”, chuyên gia này cho hay.
Ông Frenck cho biết những người tham gia thử nghiệm thường có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh nền nhưng ông hy vọng sẽ mở rộng các cuộc thử nghiệm với trẻ em vào mùa hè này.
Sự khác biệt giữa vaccine cho người lớn và cho trẻ em
Mặc dù thành phần của vaccine không thay đổi nhưng có thể sẽ có sự thay đổi về liều lượng, các chuyên gia cho hay.
Thanh thiếu niên có thể được tiêm vaccine tương tự như người lớn nhưng trẻ em dưới 12 tuổi thì có lẽ cần liều lượng thấp hơn.
Theo chuyên gia Frenck, với trẻ em, các nhà nghiên cứu có lẽ sẽ bắt đầu với 1/4 liều lượng thông thường. Nếu mọi thứ diễn ra ổn thỏa, họ có thể quyết định tăng liều lượng lên trong nhóm tuổi tương tự hoặc giảm liều lượng với nhóm tuổi kế tiếp.
Trẻ em có thể sẽ nhận liều lượng thấp hơn bởi hệ miễn dịch của nhóm đối tượng này hoạt động hiệu quả trong việc đối phó với Covid-19. Điều này không phải lúc nào cũng đúng với tất cả các loại vaccine.
“Nếu bạn nhìn vào vaccine cúm, chúng ta sử dụng liều lượng vaccine cúm ở trẻ em 6 tháng tuổi với 1 người 64 tuổi tương tự nhau”, ông Frenck cho hay. Ông cũng nhấn mạnh dịch bệnh Covid-19 ở trẻ em tồi tệ hơn so với cúm.
Mặc dù dịch Covid-19 nhìn chung diễn ra ở thể nhẹ với trẻ em nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, nó có thể diễn biến nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Theo dữ liệu từ CDC và Viện Nhi Mỹ, hơn 260 trẻ em tử vong vì Covid-19 so với 188 trẻ em tử vong vì cúm tại Mỹ trong thời gian từ 2019 – 2020.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nằm trong đối tượng thử nghiệm vaccine bởi nhìn chung, chúng được cho là có một số loại kháng thể từ mẹ có thể cung cấp sự bảo vệ nhất định nhưng cũng có thể tương tác với vaccine và có nguy cơ gây nên một số vấn đề, Tiến sĩ Sallie Permar, trưởng khoa nhi Viện Nhi NewYork-Presbyterian Komansky nhận định.
Chuyên gia này cũng cho rằng trẻ em nên được tiêm vaccine với liều lượng thấp hơn so với người trưởng thành.
Tại sao không thử nghiệm vaccine với trẻ em và người trưởng thành cùng lúc?
Các nhà nghiên cứu cần dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm với đối tượng là người trưởng thành để hiểu về mức độ an toàn cũng như tính hiệu quả của vaccine trước khi thúc đẩy quá trình này với trẻ em, các chuyên gia y tế cho hay.
Các chuyên gia cũng nhận định, các cuộc thử nghiệm với trẻ em không cần thiết phải kéo dài như với người trưởng thành bởi họ không yêu cầu nhiều người tham gia như giai đoạn 3 của các cuộc thử nghiệm với người trưởng thành.
Moderna và Pfizer cần nhiều tháng để tuyển chọn 55.000 tình nguyện viên cho giai đoạn thử nghiệm thứ 3. Với những cuộc thử nghiệm đối tượng là trẻ em, các công ty này lần lượt chỉ cần 3.000 và 2.600 tình nguyện viên.
Ngoài ra, để đánh giá phản ứng miễn dịch của trẻ em, họ chỉ cần so sánh kết quả với người lớn.
“Nếu bạn nhận được phản ứng miễn dịch tương tự thì tức là bạn nhận được sự bảo vệ tương tự”, chuyên gia Frenck cho hay./.
Nhiễm trùng tiết niệu, bệnh chẳng chừa ai
Nhiễm trùng tiết niệu có thể xảy ra ở tất cả các bộ phận trong hệ tiết niệu, có thể gặp ở trẻ em, thanh niên, người cao tuổi và ở cả 2 giới.
Ảnh minh họa
Nhiễm trùng tiết niệu là gì?
Đó là tình trạng nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính của các bộ phận trong hệ tiết niệu: thận (nơi sản xuất ra nước tiểu), niệu quản (2 ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang), bàng quang (nơi chứa nước tiểu), niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ dưới bàng quang ra ngoài qua lỗ tiểu).
Ở nam giới còn có thêm tuyến tiền liệt (là 1 tuyến bọc quanh niệu đạo ở ngay dưới cổ bàng quang). Vi khuẩn thường gặp là loại vi khuẩn có nguồn gốc từ đường tiêu hóa (Entérobacteries): Eschrichia Coli (80%), Proteus mirabilis (là loại vi khuẩn dễ tạo ra sỏi), Enterobacter, Citrobacter...
Nhiễm trùng tiết niệu (NTTN) được chia làm 2 loại: NTTN cao (viêm thận bể thận, viêm niệu quản, ứ mủ thận, áp xe thận) và NTTN thấp (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn). Ở phụ nữ, do cấu tạo giải phẫu, rất hay gặp viêm bàng quang. Trong khi đó, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn hay gặp ở nam giới.
Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách dự phòng nhiễm trùng tiết niệu
Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao sẽ gây nhiễm trùng tiết niệu.
Ở phụ nữ: Việc lau tại chỗ từ sau ra phía trước sau khi đi vệ sinh dễ gây nhiễm trùng tiết niệu do đã kéo vi khuẩn có trong phân từ hậu môn đến lỗ tiểu. Do vậy nên thay đổi thói quen này và lau từ phía trước ra sau.
Nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp (để đào thải ngay vi trùng vừa mới chui vào niệu đạo do động tác giao hợp gây ra).
Tránh táo bón: sự ứ đọng phân lâu ngày trong trực tràng là nguồn cung cấp vi trùng dồi dào.
Với những trường hợp viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ (>3 lần /năm) phải được khám tại chỗ bộ phận sinh dục ngoài để phát hiện và xử lý các nguyên nhân do bất thường giải phẫu (hẹp lỗ tiểu, túi thừa niệu đạo...). Tỷ lệ hẹp lỗ tiểu gây viêm bàng quang tái phát do luồng trào ngược nước tiểu từ niệu đạo lên bàng quang rất hay gặp và phẫu thuật tạo hình lỗ tiểu luôn đem lại kết quả tốt.
Ở nam giới: Trước 50 tuổi, NTTN thường gặp là viêm niệu đạo do quan hệ tình dục không an toàn.
Ở đàn ông cao tuổi, nhiễm trùng tiết niệu thường gặp nhất liên quan đến bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây chèn ép niệu đạo gây tắc dưới cổ bàng quang dẫn đến sự ứ đọng nước tiểu.
Tất cả những nguyên nhân gây tắc, cản trở việc thoát nước tiểu đều là những yếu tố quan trọng gây NTTN: sỏi, hẹp niệu quản, chèn ép đường tiết niệu, xơ cứng cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo...
Ngoài ra, những rối loạn điều hòa thần kinh bàng quang, những tình trạng nhiễm trùng của các cơ quan lân cận (phụ khoa, hậu môn trực tràng) cũng là nguyên nhân gây NTTN.
Ở trẻ em: Đứng trước tình trạng NTTN ở trẻ em thì việc làm đầu tiên là phải tìm ngay nguyên nhân, hay gặp nhất là các dị dạng tiết niệu bẩm sinh và điều trị nguyên nhân đó: luồng trào ngược bàng quang - thận, thận niệu quản đôi, van niệu đạo sau...
Triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu
Đôi khi, nhiễm trùng tiết niệu không có triệu chứng gì, nhất là ở người cao tuổi, ngoài sốt đơn thuần. Xét nghiệm nước tiểu có nhiều bạch cầu và nitrit. Cấy nước tiểu giúp xác định loại vi trùng và kháng sinh đồ rất hữu dụng cho việc lựa chọn kháng sinh hiệu quả nhất.
Viêm bàng quang thể hiện với tiểu buốt và tiểu dắt, tiểu máu. Nước tiểu đục, hôi. Thường kèm đau vùng bụng dưới.
Viêm niệu đạo có biểu hiện như viêm bàng quang và có thể kèm theo có mủ chảy ra từ lỗ tiểu.
Viêm thận, bể thận là 1 bệnh cảnh nhiễm trùng nặng nề với sốt cao 39-40 độ C, kèm theo rét run, toàn trạng suy sụp. Đau vùng thắt lưng. Khám vùng thận có phản ứng. Có thể kèm theo các dấu hiệu tiểu tiện bất thường như trong viêm bàng quang.
Viêm tuyến tiền liệt có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu dắt nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ với số lượng ít. Đồng thời bệnh nhân luôn có sốt cao, rét run, hội chứng cúm với đau mỏi cơ, nước tiểu có thể đục và thậm trí có mủ chảy qua niệu đạo. Đặc biệt là khi thăm khám trực tràng sẽ thấy tuyến tiền liệt rất đau. Có thể có cầu bàng quang.
Tiến triển của nhiễm trùng tiết niệu
NTTN có thể dẫn đến các diễn biến xấu.
NTTN thấp (viêm bàng quang, viêm niệu đạo) nếu điều trị muộn hoặc điều trị không hiệu quả sẽ diễn biến thành nhiễm trùng tiết niệu cao gây viêm thận bể thận.
Tất cả các NTTN có sốt (viêm thận bể thận, viêm tuyến tiền liệt) có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu (vi trùng xâm nhập máu) với nguy cơ sốc nhiễm trùng rất nguy hiểm đến tính mạng cần phải được hồi sức tích cực.
Nhiễm trùng có thể gây áp xe thận, hủy hoại thận hoặc theo chiều hướng khác dẫn đến suy chức năng thận.
Viêm tuyến tiền liệt có thể gây biến chứng đặc hiệu là bí tiểu cấp tính hoặc viêm tinh hoàn.
Với phụ nữ có thai, tất cả các dạng NTTN đều nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi với nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non.
Điều trị nhiễm trùng tiết niệu
Nguyên tắc cơ bản trong điều trị NTTN là: Kháng sinh Uống nhiều nước Xử lý yếu tố nguy cơ. Cơ thể con người có một phản ứng tự nhiên chống lại NTTN một cách hiệu quả nhờ việc tăng bài tiết nước tiểu để làm loãng số lượng vi trùng và tăng khả năng đào thải nước tiểu kèm theo vi trùng. Do vậy, điều trị và ngăn ngừa NTTN là uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày) và đi tiểu thường xuyên. Dùng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gặp ở cả 2 giới và mọi lứa tuổi.
Nhiễm trùng tiết niệu gây viêm thận, bể thận.
Thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ không được chủ quan với bệnh cúm mùa ở trẻ Thời gian tới số ca mắc bệnh cúm có thể gia tăng nhất là trong mùa đông xuân vì thế các bậc cha mẹ không nên chủ quan. Tiến sĩ ỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, hơn hai tháng qua, có 820 trẻ nhập viện tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em. Riêng tháng...