Khi nào nổi đẹn là nghiêm trọng?
Nổi đẹn bị hầu hết mọi người bỏ qua vì cho là bình thường nhưng những vết loét nhỏ, vết thương hoặc vết loét miệng tái đi tái lại thì có thể là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn, theo Reader.
Đẹn đau và kéo dài cần được kiểm tra – SHUTTERSTOCK
Vết loét là một vết thương nhỏ với một màu vàng và đỏ xung quanh thường được tìm thấy trên lưỡi, môi hoặc bên trong má. Nhiều vết loét có thể xuất hiện cùng một lúc, nhưng chúng thường chỉ kéo dài 7 đến 14 ngày ở những người khỏe mạnh, theo Omid Mehdizadeh, bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ thanh quản tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California (Mỹ).
Chúng có thể xuất hiện một vài lần trong năm với nhiều vết loét cùng một lúc, đặc biệt là ở những người từ 10 đến 20 tuổi, theo Phòng khám Cleveland (Mỹ).
Không có câu trả lời rõ ràng cho nguyên nhân gây ra vết loét. Bất cứ điều gì từ căng thẳng hoặc chấn thương nhỏ đến viêm hoặc răng cắn phải đều có thể là nguyên nhân.
Ngay cả những thay đổi nội tiết tố, nước súc miệng và thức ăn cay cũng có thể gây ra những vết loét này. Nổi đẹn ở miệng và lưỡi cũng báo hiệu sự thiếu hụt vitamin.
Có hai loại đẹn chính: đẹn nhỏ hoặc đơn giản và đẹn to. Đẹn đơn giản tương đối nhỏ, kéo dài đến hai tuần, và là loại đau nhức phổ biến nhất. Không có gì phải lo lắng về đẹn nhỏ.
Đẹn lớn ít phổ biến hơn, đau đớn hơn, và sâu hơn. Thêm vào đó, chúng mất 4 đến 6 tuần để biến mất và đôi khi để lại sẹo, tiến sĩ Mehdizadeh cho biết. Vì vậy, với loại đẹn lớn cần đi khám và điều trị.
Video đang HOT
Khi nào đẹn mới được cần quan tâm?
Vết đẹn lớn rất đau, chúng có thể khiến người đang mắc phải không uống đủ nước hoặc chất dinh dưỡng từ thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tiến sĩ Mehdizadeh nói.
Bên cạnh dinh dưỡng, có một vài điều cần chú ý có thể đẹn này thực sự là một dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn đang xảy ra với sức khỏe, theo Tiến sĩ Mehdizadeh.
Bất kỳ vết loét nào phát triển, ra máu, cứng lại hoặc đơn giản là không biến mất sau vài tuần thì nên được bác sĩ kiểm tra vì loét miệng xuất hiện ở những người mắc bệnh tự miễn, bệnh viêm ruột và những người thiếu B-12, kẽm, a xít folic, hoặc thiếu vitamin sắt, theo Phòng khám Cleveland.
Nếu vết loét cũng có thêm các triệu chứng như giảm cân không chủ ý, đau tai, sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi đêm, đây có thể là dấu hiệu của ung thư khoang miệng, theo bác sĩ Mehdizadeh.
Đó là lý do tại sao bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị đau cũng như gặp các triệu chứng này hoặc kèm theo những dấu hiệu ung thư miệng thầm lặng khác.
Theo thanhnien
Nước súc miệng có thể làm tăng huyết áp?
Các nhà khoa học biết rằng vi khuẩn trong ruột có ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng mối liên quan giữa vi khuẩn miệng và một loạt các tình trạng sức khỏe còn chưa được rõ ràng.
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng nước súc miệng có thể tiêu diệt những vi khuẩn "tốt" trong miệng, có thể gây hậu quả quan trọng đến sức khỏe tim mạch.
Ví dụ, trang Medical News Today mới đây đã báo cáo về một loạt các nghiên cứu liên hệ bệnh nướu răng và sự tích tụ của một số vi khuẩn trong miệng với bệnh Alzheimer, bệnh tim mạch và bệnh hô hấp.
Một bài báo khác gần đây đã cho thấy làm thế nào một loại vi khuẩn cụ thể trong miệng có thể đẩy nhanh sự tăng triển của ung thư đại trực tràng và làm cho bệnh trở nên "hung hãn" hơn.
Những nghiên cứu này tập trung vào vi khuẩn gây bệnh, nhưng, giống như trong ruột, miệng của chúng ta cũng chứa những vi khuẩn "thân thiện", cần thiết để duy trì sức khỏe tốt.
Một hệ vi sinh trong miệng có sự cân bằng tốt giữa các loại vi khuẩn khác nhau này có thể ngăn ngừa bệnh tật. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi sự cân bằng này bị đảo lộn, nó "góp phần vào các bệnh ở miệng và bệnh toàn thân" đủ loại như bệnh viêm ruột, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp, béo phì, xơ vữa động mạch và tiểu đường.
Hệ vi sinh cân bằng trong ruột giúp duy trì sức khỏe tim mạch tốt bằng cách giúp chuyển đổi nitrat trong chế độ ăn thành oxit nitric (NO) - một phân tử tín hiệu giúp duy trì huyết áp bình thường.
Tuy nhiên, đáng lo ngại là nghiên cứu mới cho thấy chlorhexidine, một chất khử trùng trong nước súc miệng, có thể tiêu diệt vi khuẩn sản sinh NO, do đó, có thể làm tăng huyết áp tâm thu.
Nước súc miệng: lợi bất cập hại?
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng "phân tích và giải trình tự gen 16S rRNA" để kiểm tra xem việc sử dụng nước súc miệng sát trùng chlorhexidine hai lần một ngày trong 1 tuần có làm thay đổi quần thể vi khuẩn miệng và huyết áp ở 26 người khỏe mạnh hay không.
Sau 1 tuần, 26 người tình nguyện tham gia nghiên cứu đã quay trở lại với thói quen vệ sinh răng miệng thông thường của họ.
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu nước bọt, cạo lưỡi và đo huyết áp của những người tham gia tại bốn điểm khác nhau trong suốt thời gian nghiên cứu: lúc bắt đầu và sau 7, 10 và 14 ngày.
Các tác giả báo cáo rằng "sử dụng chlorhexidine 2 lần mỗi ngày có liên quan đến tăng đáng kể huyết áp tâm thu sau 1 tuần sử dụng và việc sử dụng dẫn đến tăng vi khuẩn làm giảm nitrat trên lưỡi."
"Việc chứng minh rằng sự hiện diện của vi khuẩn sản sinh NO trong khoang miệng có thể giúp duy trì huyết áp bình thường cho chúng ta một mục tiêu khác để giúp hơn 100 triệu người Mỹ đang bị tăng huyết áp", tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
"Hai trong số ba bệnh nhân được kê đơn thuốc điều trị huyết áp cao không kiểm soát được đầy đủ huyết áp, và điều này có thể lý giải tại sao. Không có thuốc nào trong số các thuốc hiện tại để điều trị tăng huyết áp nhắm vào vi khuẩn sản sinh NO".
Các nhà nghiên cứu tiếp tục giải thích cơ chế làm cơ sở cho những phát hiện này, nói rằng NO "là một trong những phân tử tín hiệu quan trọng nhất được tạo ra trong cơ thể con người".
Do tính chất "có mặt ở khắp nơi" của phân tử này, tác động toàn thân của vi khuẩn đường miệng có thể có những tác động đáng kể khác đối với sức khỏe con người ngoài việc duy trì huyết áp.
"Chúng ta biết rằng sẽ không thể khỏe mạnh nếu không có đủ lượng NO tuần hoàn trong cơ thể. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà hơn 200 triệu người Mỹ làm mỗi ngày là sử dụng nước súc miệng sát trùng, tiêu diệt 'vi khuẩn tốt' giúp tạo ra NO. Việc làm này từng nghĩ được cho là một thói quen tốt, nhưng hóa ra lại "lợi bất cập hại", các tác giả kết luận.
Cẩm Tú
Theo MNT
Những mẹo chữa bệnh có thể khiến bạn lợn lành thành lợn què Bôi tinh dầu lên vết bỏng, cắt mụn cơm, mụn cóc hay dùng xăng, dầu hỏa để chữa chấy... là những mẹo chữa bệnh sai lầm mà nhiều người mắc phải. Khi gặp phải tai nạn hay sự cố, nhiều người thường tìm cách sơ cứu hay sử dụng một số mẹo chữa bệnh tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên tránh một số...