Khi nào nên buông tay bạn đời?
Ở trong một mối quan hệ bị kiểm soát, mất quyền tự chủ. Đó là khi bạn cần buông tay!
Điểm đến của một cuộc hôn nhân hạnh phúc là hai người có thể trở thành bạn, thành tri kỷ của nhau. Một cuộc hôn nhân như thế cần sẻ chia, thấu hiểu, bình đẳng và bao dung. Thế nhưng không phải cuộc hôn nhân nào cũng viên mãn như vậy. Có nhiều lý do để bạn chủ động hoặc bị động buông tay để một nửa của mình tìm đến người phù hợp hơn.
Ảnh minh họa.
Bạn mất quyền tự chủ và bị đánh đến trên hai lần
Ở với người này, bạn cảm thấy ngột ngạt, cảm thấy sợ sệt, cảm thấy lo âu… Bạn không còn cười vui vẻ được nữa. Bạn không tìm lại được chính mình. Khi cãi nhau, bạn đã bị khống chế và bị đánh đến trên hai lần. Hãy nghĩ đến chuyện chia tay.
Nếu một người đàn ông có thể đánh bạn trên hai lần thì không có lý do gì để tha thứ cho anh ta. Bạo lực gia đình là chất gây nghiện, khi đã mắc phải thì bạn sẽ có lần thứ hai, thứ ba và nhiều lần nữa.
Bạn đời ngoại tình đến hơn hai lần
Thì khi đó trong cô ấy/anh ấy, ngoại tình là điều bình thường khiến họ dễ dàng bước qua. Nếu bạn tiếp tục bao dung, tiếp tục độ lượng, bạn đừng mong nhận lại ở bạn đời sự tôn trọng và ghi nhận. “Ngoại tình” lúc này không phải là “tai nạn”, đó là sự lựa chọn. Và họ đã chọn nó, hôn nhân có yếu tố người thứ ba. Thì bạn, không có lý do gì để bạn ở lại nữa.
Video đang HOT
Hết sạch tình cảm
Lẽ thường khi càng sống với nhau, các bạn càng trân trọng nhiều hơn. Tình yêu có thể hết nhưng tình nghĩa thì còn nhiều. Nếu ngay cả tình nghĩa cũng không khiến bạn thấy ấm áp mà chỉ thấy lạnh lòng, thì khi ấy cuộc hôn nhân đi vào ngõ cụt rồi. Có nhiều nguyên nhân để bạn hết sạch tình cảm với bạn đời. Nhưng ngay cả khi bạn ý thức được vậy, đã cố gắng mà vẫn bị nguội lạnh, thì khi ấy thật chẳng còn gì đễ níu được nữa đâu.
Vợ chồng có 4 biểu hiện này, buông tay càng sớm càng tốt
Hai người kết hôn với nhau, hôn nhân sẽ đi qua những thăng trầm. Nhưng khi vợ chồng có 4 biểu hiện dưới đây, hôn nhân khó mà bền vững.
Không giao tiếp với nhau
Khi hai người ở bên nhau, điều quan trọng nhất là giao tiếp. Chỉ khi sẵn sàng giao tiếp, chúng ta mới có thể mang trái tim của nhau đến gần hơn và thu hẹp khoảng cách giữa hai người.
Dù gặp phải vấn đề gì trong cuộc sống thì điều quan trọng nhất vẫn là phải giao tiếp, rồi hai người mới có thể cùng nhau đối mặt và giải quyết. Khi đã hiểu nhau thì không có gì là không thể giải quyết được, hiểu lầm cũng vậy.
Giữa vợ chồng nảy sinh nhiều hiểu lầm là do không giao tiếp với nhau. Nếu giao tiếp không hợp lý, đôi bên dễ xảy ra mâu thuẫn, ảnh hưởng đến mối quan hệ, thời gian trôi qua họ sẽ lao vào con đường ly hôn.
Tóm lại, trong mối quan hệ vợ chồng, nếu không có sự giao tiếp, trao đổi giữa hai người thì mối quan hệ hôn nhân này rất khó bền vững.
Tiền ai nấy tiêu
Khi hai người chọn kết hôn, đồng nghĩa với việc họ phải sống chung.
Việc chung sống sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến tiền bạc.
Nếu kinh tế hai người quy về một mối để cùng nhau lo liệu cuộc sống, cùng chi trả các khoản phí thì không những giúp nhau bớt áp lực về tài chính mà còn có thể thúc đẩy mối quan hệ giữa hai người thêm bền chặt.
Nhưng nếu sau khi kết hôn, vợ chồng phải phân chia tiền bạc thật rõ ràng thì khoảng cách giữa hai người sẽ ngày càng xa, dễ xảy ra mâu thuẫn vì mất lòng tin vào nhau.
Bỏ qua đời sống hôn nhân
Đời sống hôn nhân là chất tạo hương vị cho tình cảm, có thể làm cho khoảng cách giữa hai người ngày càng gần hơn, là điều tốt nhất để thúc đẩy tình cảm của hai người.
Nếu một cặp vợ chồng không có "chuyện ấy", thậm chí không có một vài cử chỉ nắm tay, ôm thân mật thì mối quan hệ sớm muộn cũng sẽ tan vỡ.
Hai người không còn muốn gần gũi đồng nghĩa với việc hai người đã trở nên xa cách nhau. Cuộc hôn nhân này đã không còn ý nghĩa, nếu cứ kéo dài sẽ chỉ khiến nhau thêm mệt mỏi. Vì vậy, hãy buông tay càng sớm càng tốt.
Không còn nương tựa vào nhau
Hai người khi ở bên nhau thì nên nương tựa vào nhau, cùng vui buồn, cùng vinh, nhục.
Khi gặp chuyện gì đó, những cặp vợ chồng bình thường sẽ chia sẻ với nhau, từ đó cùng nhau tìm ra giải pháp, cùng nhau đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Nhưng nếu bạn không còn muốn dựa dẫm vào nửa kia hoặc phớt lờ sự tồn tại của người đó khi có điều gì đó xảy ra, điều đó có nghĩa là bạn không quan tâm đến người đó hoặc không coi trọng người đó. Nửa kia đã còn không cần thiết đối với bạn.
Sự thất vọng tích tụ từng chút một, nhiều trường hợp không phải không muốn dựa dẫm vào người kia, mà là vì đã xảy ra quá nhiều chuyện thất vọng nên không còn tâm nguyện dựa dẫm tin tưởng người đó nữa.
Điều này là rất đáng buồn trong hôn nhân. Bởi trong hôn nhân, vợ chồng không còn nương tựa vào nhau, nghĩa là mối nhân duyên ấy đã sắp chấm dứt.
Hai người kết hôn với nhau, hôn nhân sẽ đi qua những thăng trầm. Nhưng khi có 4 biểu hiện trên chứng tỏ tình cảm giữa họ đã không còn.
Hãy nhớ rằng, mọi thứ có thể níu kéo, nhưng tình cảm thì không thể.
10 lý do phổ biến nhất khiến các cặp vợ chồng cãi nhau Ngay cả những cặp đôi hạnh phúc cũng không tránh khỏi các cuộc tranh cãi trong cuộc sống hàng ngày. Và dưới đây là 10 lý do phổ biến nhất khiến các cặp vợ chồng 'cơm không lành, canh không ngọt'. "Cái tôi" của cả hai quá lớn Hôn nhân là niềm hạnh phúc đối với mỗi cặp vợ chồng và nó có...