Khi nào đóng cửa trường học?
Nếu xét môi trường giáo dục, có thể thấy rủi ro hiện ở mức thấp. Vì sao?
Ảnh minh họa
Đối phó thế nào với COVID-19 là câu hỏi về quản lý rủi ro. Để đưa ra được phản ứng phù hợp, không quá mạnh tay, cũng không quá chủ quan, người ta cần đánh giá được mức độ rủi ro. Rủi ro thường được tính dựa trên công thức: Rủi ro = Hậu quả x Xác suất xảy ra.
Nếu xét môi trường giáo dục, có thể thấy rủi ro hiện ở mức thấp. Vì sao?
Thứ nhất, về hậu quả, COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng ở Hồ Bắc, Trung Quốc do nơi này chủ quan trong giai đoạn đầu, để dịch vượt quá tầm kiểm soát. Còn tại các nước ngoài Trung Quốc, nhìn chung hậu quả ở mức thấp. Cụ thể, tỉ lệ tử vong không cao hơn các bệnh truyền nhiễm thông thường, đặc biệt thống kê cho thấy tỉ lệ trẻ em, học sinh nhiễm bệnh rất ít.
Cho đến nay, trên toàn thế giới chưa có trẻ em nào trong độ tuổi 0-9 tử vong vì Covid-19. Với Việt Nam, cơ bản khống chế và kiểm soát được dịch. Các ca nhiễm đã phát hiện, nay chỉ còn một ca chưa xuất viện. Vì vậy, hậu quả nếu có của việc mở cửa trường học là không lớn nếu Việt Nam tiếp tục phòng chống dịch nghiêm ngặt như thời gian qua.
Thứ hai, xác suất xảy ra tình trạng lây nhiễm ở trường học trong bối cảnh hiện nay là không cao. Thực tế nhờ kiểm soát tốt người ra vào, trường học là môi trường an toàn hơn rất nhiều so với văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, bến tàu xe, nhà thờ, trung tâm giải trí…
Do vậy, nếu triển khai đo nhiệt độ, cung cấp nước rửa tay, xà bông, yêu cầu học sinh, giáo viên có biểu hiện bệnh đường hô hấp không được đến trường… có thể cơ bản yên tâm về môi trường an toàn của trường học.
Video đang HOT
Thực tế thời gian qua Việt Nam là nước duy nhất ngoài Trung Quốc đóng cửa trường học kéo dài ở quy mô toàn quốc. Một số nước diễn biến dịch phức tạp hơn Việt Nam, như Singapore, vẫn cho học sinh, sinh viên đi học bình thường và chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm ở trường học.
Các ổ dịch đều xuất phát từ địa điểm công cộng như nhà thờ, cửa tiệm, công trường xây dựng, phòng hội nghị khách sạn…
Việc đóng cửa trường học kéo dài sẽ gây ra vô số thiệt hại không đo đếm được, gây nên tình trạng trì trệ về xã hội và kinh tế. Lẽ ra Việt Nam cần phải đưa mọi hoạt động trở lại bình thường sớm nhất có thể để hạn chế thiệt hại, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng chỉ đạo.
Từ đợt dịch này cho thấy các cơ quan khi đưa ra đề nghị chính sách không nên dựa vào áp lực trên mạng, cần phân tích thực tế bởi dư luận mạng không mang tính đại diện đầy đủ. Các chính sách cũng cần dựa vào nhu cầu của nhóm yếu thế nhất, không phải của những người có điều kiện, hoặc không bị ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường kéo dài.
Đặc biệt, trong bối cảnh cả xã hội lo lắng, Nhà nước cần thể hiện vai trò dẫn dắt, không nên dựa vào các ý kiến cảm tính của người dân bởi người dân bị hạn chế về thông tin, mức độ nhận thức và có ưu tiên khác so với ưu tiên của Nhà nước và toàn xã hội.
Sau khi dịch COVID-19 kết thúc, Việt Nam cần xem xét lại cách thức ứng phó với dịch bệnh trong tương lai. Cần phân loại cấp độ dịch và mức độ rủi ro đi kèm, từ đó đưa ra phản ứng phù hợp với từng thang rủi ro, chẳng hạn đến thang mức độ cao mới tính tới đóng cửa trường học.
Theo tuoitre.vn
Cần có đủ "chân kiềng"
Để xây dựng một trường học hạnh phúc, môi trường giáo dục thân thiện với học trò phải có sự chuyển động, quyết tâm của cán bộ quản lý, giáo viên. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại với sự nỗ lực từ phía nhà trường thì chưa đủ.
Xây dựng trường học hạnh phúc đúng nghĩa, học sinh được giáo dục toàn diện, thực chất và cần có sự chung tay của gia đình, xã hội.
HS Trường THCS Đông Sơn trong một hoạt động trải nghiệm
Kinh nghiệm từ trường vùng "khó"
Cô Tô Thị Bích Liên - Hiệu trưởng Trường THCS Đông Sơn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết: Trường THCS Đông Sơn nằm ở ngoại thành. Đây là vùng đất gò đồi, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nên kinh tế còn khó khăn, thậm chí nhiều gia đình phải làm ăn xa để phát triển kinh tế. HS tuy ngoan nhưng còn hụt hẫng các kĩ năng trong cuộc sống.
Chính vì vậy, để HS được hưởng một môi trường giáo dục toàn diện trong một ngôi trường hạnh phúc, BGH đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thông qua kế hoạch giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vào đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm và giao cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thực hiện. Các chủ điểm hoạt động luôn gắn liền với các ngày lễ lớn trong tháng, năm.
Với những nỗ lực tổ chức hoạt động trải nghiệm từ phía nhà trường mà HS đã được rèn luyện nhiều kĩ năng cần có trong cuộc sống, tạo bản lĩnh tự tin. Đặc biệt, HS được học tập kiến thức một cách trực tiếp sâu sắc và được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ chính kiến của bản thân trước những vấn đề cụ thể.
Mặt khác, cô Liên cũng cho rằng: Muốn có môi trường giáo dục thân thiện cần phát huy vai trò của lãnh đạo nhà trường. Tại Trường THCS Đông Sơn, cô Liên đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học. Tạo mọi điều kiện về nhân lực, vật lực cho các tổ chức trong nhà trường thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, BGH nhà trường còn chủ động phối hợp với các tổ chức xã hội để thực hiện kế hoạch và trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm với HS, GV...
Cô Liên khẳng định: Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng giáo dục và thương hiệu của nhà trường. Một hiệu trưởng năng động, nhiệt huyết, say mê công việc, sáng tạo... sẽ tạo nên một ngôi trường thân thiện, tích cực, một ngôi trường hạnh phúc cho tất cả GV và HS.
Cần sự chung tay của gia đình, xã hội
Nhà giáo Tô Thị Bích Liên khẳng định: Muốn xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, trường học hạnh phúc một cách thực chất, rất cần sự chung tay, vào cuộc từ phía gia đình và các tổ chức xã hội. Bởi mỗi HS cần được gia đình quan tâm, xã hội đồng hành và nhà trường thân thiện để các em có môi trường học tập sáng tạo, hình thành nên những phẩm chất, năng lực của con người thế hệ mới.
Nhà giáo Tô Thị Bích Liên - Hiệu trưởng Trường THCS Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Thực tế cho thấy, cơ chế thị trường khiến cho nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến các con em mình, bố mẹ "khoán" việc học hành của trẻ cho nhà trường, thầy cô. Ở đâu đó vẫn còn các tổ chức xã hội không đồng hành với công tác giáo dục. Điều đó khiến giáo dục khó khăn hơn để đạt hiệu quả, mục tiêu mong muốn còn bản thân HS chịu nhiều thiệt thòi.
Khi gia đình và xã hội cùng chung tay với nhà trường thì nhà trường sẽ có được nhiều điều kiện quan trọng cần thiết cho công tác giáo dục. Học sinh không chỉ được học mà còn được giao lưu tìm hiểu thông qua các tổ chức xã hội. Trong gia đình khi các em được yêu thương, quan tâm sẽ chủ động hơn trong ý thức học tập và có sự phát triển toàn diện.
Cô Liên cũng cho rằng, muốn xây dựng trường học hạnh phúc một cách "thực chất", đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phải tạo được một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, có tinh thần cởi mở bình đẳng. Ở ngôi trường đó, BGH, GV cần xem trọng người học; tôn trọng quyền được học tập của HS, chú trọng giáo dục kĩ năng sống, giáo dục cho HS biết rèn luyện thân thể, tự bảo vệ sức khỏe, biết lắng nghe và chia sẻ. Người quản lý dù không trực tiếp lên lớp hàng ngày song cũng cần phải hỗ trợ người học và tạo thách thức để người học rèn luyện và nỗ lực vượt qua...
Đội ngũ GV - những người trực tiếp hàng ngày lên lớp phải trở thành người bạn đồng hành với HS, luôn sáng tạo trong các bài dạy, tạo điều kiện để HS tham gia học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô...
Đức Trí
Theo giaoducthoidai
Những thầy cô giáo không dạy thêm trái phép nói gì? Môi trường giáo dục phổ thông hiện nay cần lắm các thầy cô giáo thật sự yêu nghề, hết lòng vì học sinh, không bao giờ vi phạm quy định về dạy thêm. Trong khi nhiều thầy cô giáo bất chấp quy định cấm dạy học thêm vẫn tổ chức dạy học thêm trái phép bị dư luận xã hội lên án, phụ...