Khi nào có điểm chuẩn đại học năm 2020?
Sau khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, nhiều thí sinh quan tâm thời gian các trường công bố điểm chuẩn đại học năm 2020.
Ảnh minh họa
Theo lịch tuyển sinh Đại học năm 2020 đã điều chỉnh của Bộ GD&ĐT, sau khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xong (từ 19/9 – 27/9), điểm tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành việc cập nhật thông tin về điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Trước 17h 29/9, thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phiếu).
Video đang HOT
Được biết, đến chiều 25/9, hơn 220.000 thí sinh đã điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020, chiếm 34% thí sinh đăng ký xét tuyển.
Quy trình xét tuyển đợt 1 sẽ được thực hiện từ ngày 2/10 đến 17h ngày 4/10.
Các trường Đại học sẽ công bố Điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển trước 17h ngày 5/10.
Lúc này, nếu trúng tuyển, thí sinh cần xác nhận nhập học trước 10/10. Quá khoảng thời gian này coi như từ chối nhập học. Từ ngày 15/10, các trường Đại học nào thiếu chỉ tiêu sẽ tiếp tục xét tuyển bổ sung.
Làm gì để sở hữu 'tấm vé' vào trường đại học mình thích?
Đến thời điểm này, thời gian còn lại để thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng không nhiều, theo phương thức trực tuyến sẽ kết thúc vào 17 giờ ngày 25/9 và điều chỉnh bằng phiếu trước 17 giờ ngày 27/9.
Nhiều chuyên gia dự kiến điểm chuẩn năm nay sẽ tăng, thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi thay đổi nguyện vọng (ảnh minh họa).
Điều quan trọng là thí sinh chỉ được 1 lần điều chỉnh nguyện vọng nên nhiều thí sinh và cả phụ huynh đều đang rất băn khoăn không biết có nên điều chỉnh và thực hiện như thế nào cho hợp lý để tăng cơ hội trúng tuyển vào ĐH?
Theo PGS.TS Trần Trung Kiên - Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 2019, các ngành top trên của trường có mức điểm chuẩn cận 27,4 điểm, năm nay sẽ tăng từ 0,5 đến 1 điểm; có khả năng tăng mạnh từ khoảng 2 điểm trở lên là các ngành tốp giữa, tức là nếu năm trước có điểm chuẩn là 20, thì năm nay có thể là 22 điểm. Thí sinh cần nghiên cứu kỹ sự thay đổi đó để cân nhắc thay đổi nguyện vọng.
Còn GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, năm nay do dịch bệnh nên hầu hết các trường bổ sung nhiều hình thức xét tuyển thẳng vì vậy đều dùng hết số chỉ tiêu, không còn dư ra để bổ sung chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT như mọi năm.
Năm ngoái, có khoảng 10.000 thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển ĐH trong nước xong thì ra nước ngoài học. Năm nay do dịch bệnh, phần lớn thí sinh chọn học ở trong nước. Ngoài ra, năm nay có 71% thí sinh đăng ký xét tuyển bằng thi tốt nghiệp THPT, cao hơn hẳn năm ngoái. Do đó, năm nay thí sinh nào chọn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ phải chịu nhiều cạnh tranh hơn, thí sinh phải thận trọng khi quyết định thay đổi nguyện vọng.
Cùng quan điểm, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, chia sẻ thêm: "Những năm trước, các trường phần lớn sử dụng hai phương thức là tuyển thẳng và xét điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Nhưng năm nay do dịch bệnh nên phương thức xét tuyển đa dạng hơn. Nhiều trường xét cả chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng như học sinh đoạt giải giỏi cấp tỉnh. Nhiều trường đã công bố lượng thí sinh được tuyển thẳng tương đối nhiều nên chỉ tiêu dành cho xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ thấp hơn. Do đó, khi thay đổi nguyện vọng thí sinh nên chú ý đến khả năng điểm chuẩn sẽ tăng so với năm ngoái, nếu điểm của mình bằng với điểm chuẩn của năm ngoái thì nên thay đổi để tránh trượt oan...".
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT), việc thí sinh điều chỉnh nguyện vọng lần này có ảnh hưởng lớn đến kết quả xét tuyển của thí sinh. Do đó, nếu chủ quan hoặc sơ ý, thí sinh có thể không trúng tuyển nguyện vọng nào hoặc có thể không trúng tuyển vào trường, ngành mà mình mong muốn (dù đủ điểm).
TS. Nguyễn Anh Tuấn khuyên, trước khi điều chỉnh, thí sinh nên dành thời gian để xem điểm chuẩn các năm trước ngành của trường mà mình yêu thích và muốn xét tuyển, so sánh với điểm của mình. Năm nay, đề thi có phần dễ hơn năm 2019 nên điểm chuẩn các trường có thể tăng. Vì vậy, các em cần theo dõi điểm sàn xét tuyển của các trường năm 2020. Sau khi xác định được nguyện vọng vào các trường, thí sinh chú ý đến việc sắp xếp thứ tự nguyện vọng.
Theo đánh giá chung, điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 tăng mạnh so với năm 2019, cụ thể là phổ điểm 8, 9 xuất hiện nhiều. Điều này cho thấy, điểm xét tuyển theo tổ hợp của các trường ĐH cũng dự kiến sẽ tăng. PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE) cho rằng: Mức điểm thi ở khối A, B tăng 3,5; khối C, D tăng 2,5 điểm. Do đó, dự kiến điểm chuẩn khối A, B sẽ tăng 3 - 4 điểm; khối C, D tăng 2 - 3 điểm.
Theo TS. Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), số liệu các trường công bố năm nay cho thấy chỉ tiêu dành cho xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT vào đại học giảm mạnh, chỉ còn gần 57%, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức khác tăng lên hơn 43% (các năm trước tỉ lệ này trên 72% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi THPT, gần 28% cho phương thức khác).
"Kết quả tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 đều có điểm trung bình cao hơn năm 2019. Chính vì vậy, xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ khá căng thẳng, dự kiến điểm trúng tuyển sẽ tăng nhiều so với năm 2019, đặc biệt là các ngành y dược, công an, quân đội và các ngành hot... khả năng tăng 2-3 điểm", ông Nghệ nói.
Thí sinh cân nhắc kỹ khi điều chỉnh nguyện vọng Thí sinh có một cơ hội điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, bởi vậy cần cân nhắc thật kỹ, tránh để mất cơ hội trúng tuyển vào trường, ngành mình yêu thích. Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố thời gian điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2020 từ ngày 19/9 đến 25/9 (theo phương thức...