Khi nào cha mẹ nên cho phép con bỏ cuộc?
Catherine Pearlman cho phép con trai 11 tuổi nghỉ học bóng rổ, nhưng lại khuyến khích con gái lớn học bóng nước dù cô bé không thích.
Pearlman, sống tại bang California, Mỹ, chia sẻ thời điểm nên thúc đẩy con đi tiếp và tình huống nên để con bỏ cuộc trên trang nuôi dạy con Lifehacker.
Tuần này, chỉ sau hai buổi tập, con trai 11 tuổi của tôi đã từ bỏ chơi bóng rổ. Trước khi đăng ký, cháu rất hào hứng với môn này nên tôi đã trả tiền cho các khóa học, đồng phục và dụng cụ thể thao. Nhưng tôi vẫn đồng ý nếu con không muốn tiếp tục.
Ngược lại, ba năm trước, tôi đăng ký cho con gái lớn học môn thể thao bóng nước. Cháu chưa từng tham gia hoạt động theo nhóm nên khi con sắp đến tuổi dậy thì, tôi nghĩ con nên thử. Trải qua những giọt nước mắt, sự lo lắng, nhiều thất bại, con gái tôi đã vượt qua quãng thời gian đầu. Dù nhiều lần con xin nghỉ, tôi không đồng ý. Bây giờ, sau ba năm, bóng nước là một phần cuộc sống của cháu.
Cùng là việc đăng ký học thể thao nhưng tôi có những quyết định khác nhau với các con. Ngày nay, trẻ nhỏ không có nhiều thời gian. Sau giờ học chính khóa, các em thường đăng ký nhiều lớp ngoại khóa như âm nhạc, thể thao, gia sư. Nếu không tham gia hoạt động, nhiều em chỉ ngồi trong nhà, dán mắt vào thiết bị công nghệ. Vì vậy, việc học ngoại khóa là hữu ích nhưng đôi khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch.
Vì nhiều lý do, trẻ sẽ muốn từ bỏ các hoạt động đang theo đuổi. Là phụ huynh, thật khó để cho phép hay phản đối quyết định bỏ cuộc của con. Đa số cha mẹ đều cho rằng bỏ cuộc là hành động nhút nhát và sẽ làm trẻ nhụt ý chí chiến đấu với khó khăn. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng sẽ có những thời điểm, trẻ nên bỏ cuộc và không có gì đáng chê trách.
Ảnh: Shutterstock.
Không ít cha mẹ đặt ước mơ dang dở của mình lên vai con, cũng không ít người đăng ký hoạt động ngoại khóa cho con để làm đẹp hồ sơ học thuật. Vấn đề đặt ra ở đây là đôi khi trẻ không thích hoặc không phù hợp với các hoạt động này. Khi đó, gia đình sẽ nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi để giữ trẻ hoàn thành nhiệm vụ.
Nếu trẻ muốn từ bỏ hoạt động từng dành rất nhiều thời gian, công sức, nhưng không còn hứng thú, bố mẹ hãy tôn trọng quyết định của con. Điều bạn tiếc nuối có thể là thời gian và tiền bạc đã đầu tư, nhưng phải đối diện với sự thật rằng con không có năng khiếu hoặc không thể phát triển thêm ở lĩnh vực đó.
Trường hợp khác là khi trẻ đăng ký tham gia hoạt động không đúng cấp độ. Chẳng hạn yêu cầu trẻ học Toán cấp ba trong khi em đang lớp 9. Bố mẹ có thể chuyển con sang lớp cấp độ thấp hơn hoặc trong các lĩnh vực khác.
Hoặc quyết định từ bỏ xuất phát từ không có niềm vui. Nếu trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa trong môi trường thiếu lành mạnh như huấn luyện viên chỉ nghĩ đến thành tích, bạn bè bắt nạt, chơi xấu, các em sẽ chỉ cảm thấy căng thẳng, áp lực. Các hoạt động thiếu niềm vui thường mang lại hiệu quả không cao. Vì vậy, khi áp lực lớn hơn niềm vui, trẻ có thể bỏ cuộc.
Tuy nhiên, nếu trẻ rời khỏi hoạt động có tính đồng đội, cha mẹ nên cân nhắc những ảnh hưởng đối với các thành viên còn lại trong đội và hạn chế tối đa tác động của quyết định từ bỏ lên mọi người xung quanh.
Video đang HOT
Ngược lại, sẽ có những thời điểm phụ huynh nên kiên quyết thúc đẩy con cố gắng thay vì bỏ cuộc. Khi bắt đầu hoạt động mới, trẻ nhỏ thường lo lắng, sợ hãi và muốn từ bỏ. Tuy nhiên, quyết định bỏ cuộc trong trường hợp này sẽ làm trẻ mất đi dũng cảm đối diện với khó khăn. Khi lớn lên, gặp việc khó, các em sẽ có thói quen từ bỏ thay vì đương đầu.
Trong tình huống này, cha mẹ hãy xoa dịu những cảm xúc tiêu cực, hỗ trợ con khi cần thiết. Sau khi vượt qua giai đoạn đầu khó khăn, trẻ sẽ được tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin để hành động trong tương lai.
Trẻ cũng có xu hướng bỏ cuộc khi mọi việc không diễn ra theo ý muốn. Một số em khó chịu khi bị thua cuộc, không phải là người giỏi nhất. Những đứa trẻ này cần được gia đình thúc đẩy tính kiên trì, nhẫn nại để vượt qua hoàn cảnh không như mong đợi.
Liệt nửa người sau cơn tai biến mạch máu não, người phụ nữ hối hận khi làm điều này sau bữa cơm
Chỉ sau một bữa cơm tối, cô Lưu (43 tuổi người Trung Quốc) đã vĩnh viễn liệt nửa người và dành nửa đời còn lại trên chiếc xe lăn vì tai biến mạch máu não. Tất cả đều bắt nguồn từ 2 hành động này khiến cô hối hận cả đời.
Sáng 12/12 vừa qua, tờ báo Abolouwang - Trung Quốc đã dẫn chứng trường hợp của cô Lưu để cảnh tỉnh mọi người dù trẻ hay già đều có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não, nguy cơ liệt nửa người thậm chí tử vong.
Mọi chuyện bắt đầu sau một bữa cơm tối, cô Lưu phải dọn dẹp một mình mà không có sự giúp đỡ của chồng. Hai vợ chồng bắt đầu cãi vã và cô đi tắm sau đó.
Tai biến mạch máu não vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là tử vong (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, trong khi tắm, đột nhiên cô Lưu kêu lên một tiếng và nằm vật xuống đất, mồm méo sang một bên. Người chồng nghe tiếng kêu cứu vô cùng hoảng sợ, nhanh chóng gọi xe đưa đi cấp cứu. Cũng may, cô Lưu đã qua cơn nguy kịch nhưng lại có biến chứng sức khỏe nặng nề liệt nửa người.
Bác sĩ đã tìm ra 2 hành động dẫn tới căn bệnh của cô Lưu như sau:
1. Tức giận không kiểm soát
Trước đó, cô Lưu và chồng đã cãi nhau vì không được chia sẻ việc nhà. Dẫn tới hệ thần kinh trong não bộ con người này sẽ mất kiểm soát, mạch máu bị co lại bất thình lình. Cơ thể phản ứng ngay ra ngoài bằng các triệu chứng khó thở, tức ngực hay khó chịu trong người. Kết quả dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não.
Trong một khảo sát được công bố trên tờ European Heart Journal, nhóm nghiên cứu tại ĐH Y tế Cộng đồng Harvard - Mỹ đã phân tích số liệu của 9 cuộc khảo sát về nguy cơ gây ra bệnh nhồi máu não bắt nguồn từ sự giận dữ, cảm xúc tiêu cực.
Nghiên cứu chỉ ra, cứ khoảng 10.000 người thì có thêm 1 ca bị tai biến do giận dữ. Những bệnh nhân bị bệnh tim mạch và mạch máu não thì tỷ lệ tai biến gấp 4 lần.
2. Tắm ngay sau khi ăn
Cơ thể của cô Lưu đang nóng lên bất thường do cãi vã với chồng. Nhiệt lượng cơ thể sẽ tỏa ra rất mạnh, đồng thời mạch máu não cũng nở ra. Tuy nhiên cô Lưu lại vội vàng đi tắm ngay với mục đích "hạ hỏa" cơn nóng giận của mình. Vô hình chung, nước lạnh tiếp xúc với cơ thể đang "bốc hỏa" sẽ khiến các mạch máu co thắt đột ngột, gây ra hiện tượng nhồi máu não tức thì. Đây là nguyên nhân thứ 2 gây ra tai biến mạch máu não.
Nước lạnh tiếp xúc với cơ thể đang "bốc hỏa" sẽ khiến các mạch máu co thắt đột ngột, gây ra hiện tượng nhồi máu não tức thì (Ảnh: Internet)
Tốt nhất, bạn nên tắm sau bữa ăn từ 1-2 tiếng để giảm nhiệt lượng phát ra từ cơ thể. Tốt nhất nên dành thời gian tắm trước bữa ăn vừa giúp thoải mái, vừa tránh các bệnh cảm lạnh.
Hiện tại, cô Lưu đang được chăm sóc đặc biệt, bác sĩ còn cho biết thêm, bản thân cô đang điều trị bệnh tiểu đường, cơ thể dễ kích động cũng là nguyên nhân gây nhồi máu não đột ngột. Bác sĩ cũng khuyến cáo bạn đọc nên để ý các dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu não sắp đến với mình để phòng bị ngay tức khắc.
3. Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu não sắp đến
- Đau đầu và chóng mặt
Khi cơ thể rơi vào trạng thái chóng mặt đã cảnh báo bệnh lý tai biến mạch máu não của cơ thể. Hiện tượng này xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt vào buổi sáng khi ngủ dậy.
Đây cũng là lý do, mỗi sáng thức dậy nên nằm trên giường từ 3-5 phút, xoa nóng tay chân và giữ ấm vùng đầu. Lúc này cơ thể đang nghỉ ngơi nên các hoạt động vận chuyển máu lên não tạm thời chậm lại, nếu đột ngột trở dậy, cơ thể bị thiếu oxy dễ dẫn đến chóng mặt.
- Tê bì chân tay
Cánh tay và chân có triệu chứng tê bì đột ngột, vùng miệng méo hoặc chảy nước dãi, nhiều trường hợp vấp ngã hoặc đứng không vững. Đây là biểu hiện của chứng thiếu máu lên não, thậm chí là cảnh báo của bệnh tai biến mạch máu não.
Đặc biệt, tình trạng thiếu máu não cục bộ nghiêm trọng có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm như khó khăn khi nói, cứng môi, cứng hàm, thậm chí tê liệt mặt.
- Dáng đi bất thường
Khi di chuyển trên nền nhà có cảm giác yếu, đứng không vững, bước đi chậm chạp thì có thể là dấu hiệu của chứng liệt nửa người do cơn nhồi máu não gây ra.
4. Những việc cần làm để phòng tránh nhồi máu não/tai biến mạch máu não
- Luyện tập thể dục
Những bài tập sẽ cải thiện chức năng tim phổi giúp luân chuyển máu tới não được tốt hơn. Chú ý chọn các bài tập vừa phải như chạy bộ, bơi lội, bóng bàn cầu lông... tránh các môn thể thao cần nhiều sức, đối kháng. Trước khi tập nên khởi động thật kỹ để cơ thể quen với cường độ tập luyện.
Những bài tập sẽ cải thiện chức năng tim phổi giúp luân chuyển máu tới não được tốt hơn (Ảnh: Internet)
- Nghỉ ngơi điều độ
Tránh để não bộ rơi vào trạng thái thức khuya thường xuyên sẽ đảo lộn đồng hồ sinh học. Trong giấc ngủ, cơ thể sẽ tự động làm sạch máu trong người, não bộ cũng được làm tươi mới trở lại sau một ngày làm việc vất vả. Ngược lại, nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, máu sẽ hình thành độc tố gây tắc nghẽn mạch máu và lưu thông chậm lại, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bộ não, nguy cơ nhồi máu não sẽ tăng lên
- Uống nước đầy đủ
Cơ thể mỗi ngày cần khoảng 2 lít nước, nước sẽ làm giảm độ đông đặc của máu. Vì vậy để duy trì sức khỏe của mình, hãy nhắc nhở bản thân uống nước đều đặn, tránh các đồ uống có gas, cafe....
Chăm chỉ tập tành "nặng đô", loá mắt body tuổi 48 của Phi Nhung Phi nhung là ca sĩ hải ngoại nổi tiếng ở Việt Nam và đồng bào người Việt ở nước ngoài. Nhờ ngoại hình lai Tây xinh đẹp và giọng hát trữ tình ngọt ngào, cô sớm xây dựng cho mình một sự nghiệp thành công, trở thành "nữ hoàng băng đĩa" náo động một thời và đến nay vẫn còn vang danh. Hiện...