Khi nào cần điều trị cận thị? Điều trị cận thị bằng biện pháp nào?
Cứ 3 người Mỹ thì có 1 người bị chẩn đoán cận thị, điều đó chứng tỏ căn bệnh này vô cùng phổ biến. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết khi nào cần điều trị cận thị.
Nếu được chẩn đoán mắc tật khúc xạ cận thị, bạn có thể nhìn gần và gặp khó khăn với việc nhìn mọi thứ ở khoảng cách xa. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc đọc sách và nhìn hình ảnh trên tivi. Ở trẻ em, nếu bị cận thị thì cần được điều trị để tránh tình trạng bệnh tiến triển. Thế nhưng khi nào thì nên điều trị cận thị?
Các triệu chứng chính của cận thị thường là: phải nheo mắt khi nhìn các vật thể ở xa; nhức đầu do mỏi mắt; khó nhìn hoặc lái xe vào ban đêm; trẻ em khó tập trung trong lớp học. Khi gặp các triệu chứng khác lạ ở mắt và tầm nhìn, bạn nên đi khám để có được chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ sẽ quyết định khi nào cần điều trị cận thị và phương án điều trị nào phù hợp nhất với bạn.
Nhiều người vẫn chưa biết khi nào cần điều trị cận thị – Ảnh: bfeye
1. Khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án đeo kính?
Bạn nên đặt lịch khám mắt với bác sĩ đo thị lực ngay lập tức nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào gây giảm thị lực hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn. Trước tiên, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra xem bạn có cận thị không và tình trạng bệnh nên được điều trị như thế nào là thích hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kính cận thị để giúp bạn cải thiện thị lực.
Tại sao cần khám với bác sĩ để biết được khi nào cần điều trị cận thị? Bởi có rất nhiều người gặp các triệu chứng giống với cận thị, chẳng hạn như mờ hoặc mỏi mắt nhưng họ không mắc tật khúc xạ này. Đây chỉ là kết quả của việc cố gắng tập trung nhìn các vật thể ở xa quá lâu. Tuy nhiên, nếu việc mắt bị căng thẳng quá lâu có thể gây tổn hại đến thị lực về lâu dài.
Sau khi kiểm tra, nếu độ cận thị nhẹ, bạn có thể không cần đeo kính mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo có kính điều chỉnh tầm nhìn trong một số trường hợp cần thiết. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án đeo kính:
Tại sao cần khám với bác sĩ để biết được khi nào cần điều trị cận thị? – Ảnh: wsj
- Mắt 0.25 độ: Đây là độ cận thị thấp nhất, độ cận này không gây ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn và cuộc sống nên không cần phải điều trị hay đeo kính.
- Mắt 0.50 độ: Độ cận này có thể khiến bạn nhìn xa hơi mờ tuy nhiên vẫn có thể nhìn tốt mà chưa cần đeo kính.
Video đang HOT
- Mắt 1.00 độ: Từ mức độ cận này, người bệnh đã gặp khó khăn khi nhìn các vật thể ở xa. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách kê toa kính cho người bệnh.
- Mắt 1.50 độ: Ở độ cận này, người bệnh nên đeo kính thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn được điều chỉnh chính xác.
- Mắt 2.00 độ: Từ 2 độ, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng kính để đảm bảo trong việc học tập và làm việc.
- Từ 3.00 độ trở lên: Những trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kính liên tục để ngăn ngừa cận thị tiến triển và tránh nguy cơ biến chứng xấu, chẳng hạn như thoái hóa võng mạc.
Chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách vì Biến chứng cận thị: Đục thủy tinh thể chưa phải biến chứng nguy hiểm hàng đầu. Các biến chứng cận thị vô cùng nguy hiểm.
2. Khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án phẫu thuật?
Hiện nay, phẫu thuật điều trị cận thị bao gồm, phẫu thuật đặt kính nỗi nhãn, phẫu thuật lasik, phẫu thuật đặt gai giác mạc và phẫu thuật dùng laser femtosecond. Ngoài ra, hiện có phương án dùng ORTHO-K – một loại kính định dạng giác mạc được dùng vào ban đêm và thị lực được điều chỉnh suốt cả ngày hôm sau mà không cần đeo kính.
Khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án phẫu thuật? – Ảnh: diamondvision
Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp cận thị nặng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cận thị trung bình nếu đủ điều kiện vẫn có thể thực hiện điều trị phẫu thuật. Nếu bạn cận thị dưới 8.00 độ và trên 18 tuổi, bạn có thể lựa chọn các phương án phẫu thuật phù hợp theo tư vấn của bác sĩ.
Việc điều trị phẫu thuật cận thị ở mắt nhìn chung không quá phức tạp. Người bệnh chỉ cần đeo kính râm, nhỏ thuốc theo đơn và tái khám theo lịch của bác sĩ.
Nhược thị do biến chứng cận thị: Khó phát hiện do không có biểu hiện rõ ràng!
Nhược thị do biến chứng cận thị thường không có dấu hiệu đặc trưng nên thường khó phát hiện, đây là căn bệnh thường gặp nhiều ở hơn trẻ em.
Nhược thị do biến chứng cận thị là tình trạng thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt không phát triển đúng theo bình thường ở những trẻ hoặc người lớn mắc tật khúc xạ. Nếu không được điều trị, não bộ sẽ học cách bỏ qua hình ảnh từ mắt yếu hơn; điều đó có thể gây ra các vấn đề về thị lực vĩnh viễn.
1. Dấu hiệu của nhược thị do biến chứng cận thị
Nhược thị có thể là tật bẩm sinh hoặc do biến chứng của tật khúc xạ cận thị. Tuy nhiên, việc xác định và điều trị càng sớm sẽ mang lại cơ hội cao trong việc khắc phục hoàn toàn tình trạng này.
Các triệu chứng phổ biến của nhược thị do biến chứng cận thị bao gồm:
- Người mắc chứng cận thị khó khăn trong việc nhận định vật ở gần hay xa
- Người bị cận thị thường nheo hoặc nhắm một mắt
- Nghiêng đầu khi nhìn
- Người bị cận thị phát hiện nhược thị khi khám định kỳ
Nếu điều trị bắt đầu quá muộn, tình trạng giảm thị lực do nhược thị có thể là vĩnh viễn vì các liên kết trong hệ thống thị giác của cơ thể không hình thành đúng cách.
Nhược thị do biến chứng cận thị thường không có dấu hiệu đặc trưng nên thường khó phát hiện - Ảnh: optometrists
2. Chẩn đoán nhược thị do biến chứng cận thị
Tất cả trẻ em nên được kiểm tra thị lực, nhất là trẻ mắc tật cận thị. Bác sĩ sẽ có cách để kiểm tra được thị lực của trẻ, khi kiểm tra nhược thị hãy đảm bảo rằng:
- Không có gì cản ánh sáng vào mắt
- Cả hai mắt được sắp xếp nhìn rõ như nhau
- Mỗi mắt đều di chuyển đúng cách
Nếu có bất kì dấu hiệu nào khác thường, một hoặc cả hai mắt di chuyển khác lạ, hãy đi thăm khám bác sĩ sớm nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bằng cách che một mắt và kiểm tra phản ứng của mắt còn lại để đảm bảo xác định được nhược thị do biến chứng cận thị.
Ngoài ra, bạn hoặc những trẻ lớn hơn sẽ được che một mắt để kiểm tra thị lực qua việc đọc chữ. Nhìn chung, việc chẩn đoán nhược thị khá đơn giản đối với bác sĩ chuyên khoa mắt.
Chẩn đoán nhược thị do biến chứng cận thị khá đơn giản - Ảnh: visionforlifeworks
3. Điều trị nhược thị do biến chứng cận thị
Điều quan trọng nhất trong điều trị nhược thị nói chung và nhược thị do biến chứng cận thị là phát hiện và thực hiện điều trị sớm. Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ có những phương án điều trị khác nhau, đối với nhược thị do biến chứng cận thị, việc điều trị sẽ bao gồm:
- Sử dụng kính mắt hiệu chỉnh hoặc kính áp tròng để kiểm soát được tình trạng nhược thị khúc xạ.
- Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn hoặc trẻ sử dụng một miếng dán cho mắt không bị nhược thị trong một thời gian nhất định. Làm như vậy buộc não của bạn phải chú ý đến các tín hiệu hình ảnh do mắt nhược thị gửi đến.
- Nhỏ thuốc atropine vào mắt không bị ảnh hưởng khiến để làm mờ mắt không bị nhược thị. Kết quả là, não của bạn sẽ dựa vào mắt yếu hơn để nhập liệu bằng hình ảnh.
Việc điều trị nhược thị do biến chứng cận thị sẽ dựa trên quy luật bắt buộc não phải sử dụng mắt yếu - Ảnh: synergyforhealth
Việc điều trị nhược thị do biến chứng cận thị sẽ dựa trên quy luật bắt buộc não phải sử dụng mắt yếu. Ban đầu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn nhưng thị lực sẽ dần được cải thiện sau vài tuần hoặc vài tháng. Sau đó, bạn sẽ không phải đeo miếng dán mọi lúc. Tuy nhiên nếu tình trạng nhược thị quay trở lại, bạn nên tiếp tục thực hiện điều trị.
Cuối cùng, bạn nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng của mắt. Hãy đảm bảo là việc điều trị đang có tiến triển tốt.
Cẩn trọng những biến chứng sau phẫu thuật cận thị nguy hiểm! Phẫu thuật cận thị ngày càng hiện đại, an toàn hơn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy những biến chứng sau phẫu thuật cận thị xảy ra. Những biến chứng hay gặp có thể kể đến như khô mắt, chói mắt, nhìn đôi,... Phẫu thuật cận thị ngày càng trở nên nhanh chóng hơn, hiệu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuyên gia đông y hướng dẫn cách sử dụng lá trà xanh đúng cách

Mẹo dùng quạt an toàn cho sức khỏe, tránh bị cảm khi trời nắng nóng

Ngã quỵ sau khi chơi thể thao, người đàn ông qua đời

Bé trai ho kéo dài vì... đèn led, tẩy bút chì ở phế quản và mũi

Cận cảnh khu điều trị cho bệnh nhân mắc sởi ở Bệnh viện Nhi Hà Nội

Công dụng đáng kinh ngạc của loài rau dại với sức khỏe ít người biết đến

Bệnh sởi, hô hấp tấn công trẻ nhỏ

Bốn giai đoạn phát triển của bệnh COPD

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Bị lệch một bên mặt sau khi ngủ dậy

Cảnh giác với bệnh ung thư máu hiếm gặp

Những sai lầm sau khi tắm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

Vì sao Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục bị bắt?
Pháp luật
21:37:46 04/04/2025
"Kẻ tội đồ" Seungri có cơ hội trở lại BIGBANG?
Nhạc quốc tế
21:37:44 04/04/2025
Nhận không ra sao nam trong bom tấn Địa Đạo: Ép cân 14 kg đến mức gầy trơ xương, visual hiện tại mới gây sốc
Sao việt
21:26:36 04/04/2025
Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà
Tin nổi bật
21:26:23 04/04/2025
Căng: Thêm 1 thành viên T-ara nghi cạch mặt cả nhóm!
Sao châu á
21:23:21 04/04/2025
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nói gì về hai cảnh nóng gây tranh cãi trong 'Địa đạo'?
Hậu trường phim
21:19:51 04/04/2025
Ông Yoon Suk Yeol xin lỗi sau khi bị phế truất
Thế giới
21:08:07 04/04/2025
Nghe người yêu thông báo có bầu, tôi lỡ lời đùa một câu nhưng cô ấy lại bật khóc xin tha thứ
Góc tâm tình
20:46:15 04/04/2025
Cá mập dài 2m "lạc" vào bể bơi, du khách hốt hoảng di tản
Netizen
20:28:19 04/04/2025
Trong 15 ngày tới (7/4 - 21/4), 3 con giáp tiền bạc đề huề, vàng cân thành ký, kim cương tính bằng lon, trở mình giàu có
Trắc nghiệm
20:25:34 04/04/2025