Khi mỗi tiếp xúc đều có thể lan truyền kháng kháng sinh…
Là vấn nạn sức khỏe toàn cầu, kháng kháng sinh (KKS) không chỉ hiện diện trong các trung tâm y tế mà còn được tìm thấy rất nhiều trong cộng đồng. Bên cạnh thói quen lạm dụng kháng sinh vô tội vạ của người dân, không thể không kể đến một con đường lây lan khác, chính là tiếp xúc qua da.
Khả năng lây lan của vi khuẩn kháng thuốc
Với diện tích da ước tính ở một người trưởng thành khoảng 1.5 – 1.6 m2, da ở người được ví như một hệ sinh thái của vô số các loại vi khuẩn khác nhau. Hệ sinh thái này không cố định mà thường xuyên thay đổi do quá trình tiếp xúc sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, nhất là ở một số bộ phận hoạt động nhiều như bàn tay.
Nghiên cứu cho thấy ở bàn tay người tồn tại 2 nhóm vi khuẩn: vi khuẩn thường trú là những vi khuẩn thường xuyên hiện diện, hầu như không gây hại gì; còn vi khuẩn thoáng qua thường do lây nhiễm từ nơi này qua nơi khác, từ bất kỳ ai mà ta tiếp xúc như người thân, con cái, bạn bè… hay kể cả ở các nhân viên y tế trong môi trường bệnh viện vốn có nhiều nguồn bệnh khác nhau. Nhóm vi khuẩn thoáng qua này có thể chỉ là những vi khuẩn vô hại, nhưng đáng lo hơn là có cả những con vi khuẩn kháng thuốc như tụ cầu kháng Methicillin (MRSA), Enterococus kháng Vancomycin, Klebsiella sp….
Vi khuẩn kháng kháng sinh có thể lan truyền qua con đường tiếp xúc trên da
Ngoài khả năng lây lan, vi khuẩn kháng thuốc còn đáng sợ hơn rất nhiều bởi khả năng lan truyền các gen đột biến đề kháng lại kháng sinh của chúng theo hàng ngang: từ tế bào này qua tế bào khác, hay nói cách khác là từ con vi khuẩn này qua con vi khuẩn khác “cùng một thế hệ”, chính điều này đã làm cho lượng vi khuẩn kháng thuốc được nhân lên với tốc độ chóng mặt.
Nếu cơ thể người mang những loại vi khuẩn này đang khỏe mạnh thì gần như không hề hấn gì, nhưng nếu gặp phải những người có sức đề kháng kém hay chưa hoàn thiện như trẻ em thì có khả năng gây ra những hậu quả rất lớn. Kể cả một nước có nền y tế tiên tiến hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, ước tính mỗi năm vẫn có ít nhất 2 triệu người chết vì nhiễm vi khuẩn kháng thuốc và ít nhất 23.000 người chết do nguyên nhân trực tiếp từ nhiễm trùng.
Hạn chế kháng kháng sinh từ thói quen đơn giản
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình 842.000 trường hợp tử vong do tiêu chảy mỗi năm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách cải thiện nguồn nước, hệ thống vệ sinh và rửa tay thường xuyên. Hay đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thói quen rửa tay đến sức khỏe cộng đồng cho thấy, nếu rửa tay thường xuyên và đúng cách, tỉ lệ các bệnh thường gặp giảm rõ rệt với viêm phổi là 50% và viêm kết mạc do nhiễm khuẩn là 67%. Thực hành rửa tay còn giúp cải thiện tỉ lệ nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết và tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh hơn 15%.
Đó là ngoài cộng đồng, còn trong các cơ sở y tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rửa tay là cách làm đơn giản nhất và ít tốn kém nhất để làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện mắc phải (HAIs) và khả năng lây lan của vi khuẩn kháng thuốc.
Video đang HOT
Xây dựng rào chắn bảo vệ sức khỏe với thói quen rửa tay và tắm bằng xà phòng diệt khuẩn
Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Để hạn chế những mối nguy sức khỏe có thể gặp phải với bản thân hay gia đình mình, mỗi cá nhân cần tăng cường hệ miễn dịch cơ thể và hạn chế các con đường lây lan của vi khuẩn bằng cách xây dựng thói quen rửa tay hàng ngày, tại các thời điểm trước, trong và sau khi chuẩn bị đồ ăn, trước khi ăn, trước và sau khi chăm sóc người bị bệnh, sau khi sử dụng toilet, đổ rác… ngoài ra đừng quên vệ sinh thân thể mỗi ngày. Cách vệ sinh tốt nhất là rửa tay và tắm với xà phòng diệt khuẩn bởi theo một nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm trùng khi rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn giảm đáng kể hơn xà phòng thường khoảng 25%. Thêm một thông tin hữu ích, có thể chọn lựa các sản phẩm xà phòng diệt khuẩn ứng dụng công nghệ ion bạc với khả năng diệt khuẩn tối ưu và độ an toàn đã được kiểm chứng.
Áp dụng công nghệ ion bạc, xà phòng diệt khuẩn Lifebuoy có thể bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn hiệu quả gấp 10 lần, nhờ đó phòng tránh được dịch bệnh, ngăn ngừa nguy cơ kháng kháng sinh cho cả gia đình (Sản phẩm đến từ Công ty Unilever Việt Nam – số 156 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh).
Theo Dân trí
"Cuộc chiến" của mẹ Việt về kháng kháng sinh
Bác sĩ Ngô Đức Hùng (Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai) vừa có bài viết sĩ "phê phán" thói quen lạm dụng kháng sinh của các bà mẹ Việt khiến cộng đồng mạng "dậy sóng"
Kháng kháng sinh, mối nguy từ sự lạm dụng
BS Ngô Đức Hùng chia sẻ về vấn nạn KKS đang rất được quan tâm
Mở đầu bài viết "Siêu vi khuẩn và cuộc chiến với loài người", BS Hùng kể lại câu chuyện vừa tiếp nhận một bệnh nhân viêm phổi mà các bác sĩ đành ngậm ngùi "bó tay" vì siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh hiện có. Điều này đồng nghĩa khi các vũ khí y học tối tân phải "đầu hàng" siêu vi khuẩn, mọi phương án điều trị bằng kháng sinh đều vô nghĩa và "ánh sáng" duy nhất chỉ trông mong vào hệ miễn dịch của bệnh nhân.
Đáng lo hơn cả, BS Hùng tiết lộ, KKS không hiếm và loài vi khuẩn KKS mạnh nhất lại xuất phát từ chính những con vi khuẩn có thể gặp ở bất cứ đâu như E.coli hay trực khuẩn mủ xanh. Những loại vi khuẩn phổ biến này chỉ trở nên nguy hiểm do được "dung dưỡng" bởi thói quen dùng kháng sinh bừa bãi, bất hợp lý.
Hình ảnh bệnh nhân đa kháng thuốc và đơn thuốc do các mẹ "tự làm bác sĩ" gây giật mình cho nhiều người
Theo BS, tình trạng mua bán thuốc không theo đơn, chia sẻ các đơn thuốc tự điều trị giữa cộng đồng bỉm sữa đã và đang mở đường cho những hậu quả không đáng có cho chính con trẻ.
"Mấu chốt là phòng còn hơn chống, đừng tạo điều kiện cho các "siêu chiến binh" này xuất hiện. Việc đề phòng nhiễm khuẩn không đến nỗi phức tạp, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ thân thể hàng ngày và tập luyện cho hệ miễn dịch đã đủ giúp cơ thể chiến thắng phần lớn các mầm bệnh", sống khoẻ từ những biện pháp bảo vệ đơn giản mà hữu hiệu là thông điệp chốt lại status của BS Hùng.
Khi mẹ Việt vào cuộc, dùng kháng sinh thế nào cho đúng?
Nội dung bài chia sẻ của BS Hùng đã thu hút cả những phụ huynh nổi tiếng, có sức ảnh hưởng như Thuỳ Minh, Uyên Bùi, Thu Hà, Minh Trang và Diệp Chi.
MC Diệp Chi tỏ ra đồng cảm với tâm trạng "đứng ngồi không yên" khi chăm con ốm của các phụ huynh, nhưng cũng kêu gọi mọi người hành động với một cái đầu lạnh thay vì tuỳ tiện cho con dùng kháng sinh. "Biết là con ốm ai cũng sốt ruột nhưng trong mọi tình huống, cha mẹ cần bình tĩnh xử trí, hạn chế tối đa những phương pháp chỉ giúp đối phó tạm thời mà lại ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của con".
Nữ MC "Đường lên đỉnh Olympia" khuyên mọi người hãy dùng kháng sinh với "cái đầu lạnh"
Trong khi đó, MC Minh Trang nhìn thấy chính mình và bố mẹ trong câu chuyện của BS Hùng, "cứ cảm, ho, sổ mũi... là đi bộ ra hiệu thuốc đầu ngõ, trình bày chưa đến một phút là được đưa cho một nắm kháng sinh". Không ủng hộ sự nở rộ của các "bác sĩ Google" và khẳng định kháng sinh cũng như con dao hai lưỡi, song mẹ Minh Trang cũng bày tỏ: "Chúng ta và việc lạm dụng kháng sinh không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến báo động kháng kháng sinh bởi vi khuẩn cũng luôn luôn thay đổi để có thể sống sót và sinh sôi."
Người dẫn duyên dáng của chương trình "Học cùng con" gợi ý cha mẹ vệ sinh sạch sẽ cho con trẻ để phòng nhiễm khuẩn
Nổi tiếng là bà mẹ có nhiều quan điểm mới mẻ về cách nuôi dạy con, Uyên Bùi thẳng thắn phản đối sự "liều" của nhiều phụ huynh khi cho con uống thuốc vô tội vạ không theo chỉ định của bác sĩ: "Đừng nghĩ chỉ cần con bạn không uống kháng sinh là đã an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã phải triển khai bao chiến dịch dài hạn để nâng cao nhận thức về tình trạng KKS, để tránh đẩy chúng ta vào kỷ nguyên hậu kháng sinh vô cùng khủng khiếp". Tác giả sách "Để con được ốm" cũng khuyên các phụ huynh, thay vì "chia sẻ vô tội vạ các đơn thuốc kháng sinh", hãy phòng tránh bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay và tắm thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn, cho trẻ vận động ngoài trời nhiều hơn.
Rửa tay và tắm với xà phòng diệt khuẩn cũng là bí quyết của Uyên Bùi để phòng bệnh cho con
Đồng quan điểm với mẹ Uyên Bùi, Thu Hà - nickname mẹ Xu Sim cũng không tán đồng tình trạng "kháng sinh mà bán như bán rau, uống linh tinh, không theo đủ liệu trình", làm cơ thể bị lờn thuốc. "Cuộc đời con còn rất dài các mẹ ạ, phải kiên nhẫn!", mẹ Thu Hà nhắc nhở.
Tác giả Thu Hà kêu gọi phụ huynh "Đừng "đầu độc" hệ miễn dịch của con"
VJ Thuỳ Minh cũng không đứng ngoài cuộc. Chị tỏ ra tâm đắc với chia sẻ của BS Hùng và cho biết mình cố gắng chọn phương pháp phòng còn hơn chống. "Không thể cứ bệnh là dễ dàng chọn ngay một loại thuốc kháng sinh, phụ thuộc hoàn toàn vào nó và cơ thể thì trở thành èo uột. Vì thực tế là, chính do tâm lý ỷ lại mà đám vi khuẩn giờ rất nhiều loại đã KKS và phát triển ghê gớm hơn bao giờ hết".
VJ Thùy Minh chỉ dùng kháng sinh khi thấy thực sự cần thiết
Làm xôn xao mạng xã hội với nhiều ý kiến đa chiều nhưng tựu trung, các bậc cha mẹ đều bày tỏ sự lo ngại khi KKS đang ngày một trầm trọng hơn, đe doạ tương lai của chính con cái mình. Bên cạnh đó, giải pháp để đề phòng nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng cho bé bằng những thói quen đơn giản cũng là chủ đề nhận được sự quan tâm đông đảo.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông để hạn chế tình trạng KKS ở cộng đồng. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác truyền thông "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy sẽ đồng hành cùng đem đến các chương trình tích hợp nhiều kiến thức bổ ích để phòng ngừa nhiễm khuẩn, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân trong cộng đồng, từ đó góp phần làm giảm vấn nạn KKS ở nước ta.
Theo Dân trí
Giá nào phải trả cho thói quen dùng kháng sinh "vô tội vạ" của người Việt? Lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân chính khiến Việt Nam bị xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh (KKS) cao nhất trên thế giới. Chưa bao giờ, tình trạng KKS tại Việt Nam lại trở nên báo động như hiện tại khi theo Bộ Y tế, trong lúc nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng...