Khi lớp học ồn ào bị ‘kết tội’
Giờ học được đánh giá là thành công, chuẩn mực là giờ học chỉ có tiếng thầy cô thao thao thuyết giảng, học sinh (HS) im lặng lắng nghe, không quay ngang quay ngửa và chỉ lên tiếng khi được chỉ định.
Một lớp học theo mô hình trường học mới – ẢNH: TUỆ NGUYỄN
Có những trường xây dựng quy ước thi đua nội bộ đã quy định thành văn bản rằng sẽ trừ điểm thi đua nếu GV để HS lớp mình “làm ồn”. Lớp học im lặng, HS ngồi ngay ngắn nghe thầy cô giảng bài đã trở thành thói quen, nếp nghĩ cố hữu. Bởi vậy, khi mô hình trường học mới (VNEN) áp dụng ở các địa phương, nhiều phụ huynh và cả chuyên gia giáo dục đã lên tiếng phản ứng dữ dội khi mô hình lớp học truyền thống bị phá vỡ.
Người ta bị “sốc” khi thấy HS đang trong giờ học mà ồn ào như “ong vỡ tổ”, HS không chỉ ngồi ngay ngắn hướng lên bục giảng mà ngồi theo nhóm, tha hồ quay ngang quay ngửa để trao đổi, để cùng bàn luận một cách giải bài toán khó… GV thay vì đọc cho HS chép thì trở thành người hướng dẫn, quan sát và chỉ giúp đỡ khi HS có yêu cầu… Đến những lớp học như thế, dù muốn hay không; dù không biết HS giỏi tăng hay giảm so với cách học truyền thống thì người ta cũng không thể phủ nhận một điều rất rõ là HS rất tự tin, sẵn sàng trả lời các câu hỏi và thậm chí hỏi lại khi thấy chưa hiểu hoặc chưa đồng tình…
Video đang HOT
Thế nhưng, phương pháp tiến bộ của mô hình trường học mới ấy cuối cùng đã không đạt được kỳ vọng ban đầu của lãnh đạo Bộ GD-ĐT là áp dụng đại trà, có không ít địa phương đã quyết định dừng lại dù đó không phải là điều họ mong muốn. Nguyên nhân thì có nhiều, lỗi từ cách thức tổ chức cũng có, nhưng lý do lớn vẫn là sự phản đối của xã hội khi sự đổi mới ấy chưa đồng bộ trong cả hệ thống giáo dục. Người ta sợ những lớp học ồn ào, “học ít chơi nhiều” ấy khiến cho HS thất bại trước những kỳ thi đầy áp lực về kiến thức như hiện nay.
Theo thanhnien
Câu chuyện giáo dục: Cậu học trò không nói chuyện, không tắm suốt cả năm vì bị lộ "chat riêng"
Người mẹ phát hiện con trai chat "tình cảm yêu đương" với gái học cùng lớp. Quá hoảng loạn, chị kể với cô giáo chủ nhiệm nhờ hỗ trợ. Ngay lập tức, cô gọi hai học sinh lên chất vấn, dạy dỗ...
Câu chuyện vô cùng đau lòng và lời cảnh tỉnh với tất cả bậc làm cha mẹ, thầy cô được một chuyên gia giáo dục, tâm lý ở TPHCM vừa tiếp nhận và chia sẻ với phóng viên Dân trí trong quá trình thực hiện đề tài về "bí mật tuổi học đường". Vì thông tin cá nhân, bí mật riêng tư nên xin không đề cập đến tên trường, học sinh trong sự việc.
Người mẹ tìm đến nhờ tư vấn sau thời gian đau khổ, bế tắc. Con trai chị học lớp 8, sử dụng máy tính chung với mẹ.Trong một lần hoàn toàn vô tình, cháu không thoát cửa số chat nên chị đọc được đoạn nói chuyện qua lại của cháu và cô bạn gái mà chị biết là hai đứa có tình cảm với nhau. Người mẹ kéo lại lịch sử tinh nhắn...
(Ảnh minh họa)
Chị đọc nhưng không dám tin đó là đoạn nói chuyện của hai cô cậu học trò mới 14 tuổi. Cô bạn gái vốn là một học sinh giỏi ở lớp, rất ngoan ngoãn, gương mẫu đưa ra những gợi mở, đề nghị bạn trai phải quan hệ kiểu này, hôn theo cách này... Cả hai nói chuyện qua lại, phía bạn trai có phần e dè hơn một chút.
Người mẹ hoảng loạn, sốc, rã rời. Trong lúc rối bời, chị đã tìm gặp cô chủ nhiệm, kể lại các nội dung đoạn chat, nhờ cô cho lời khuyên và hỗ trợ. Khi người mẹ vừa rời đi, ngay lập tức, cô giáo chủ nhiệm gọi hai học sinh lên nhắc nhở, cảnh cáo, uốn nắn kèm thông tin đầy đủ về nội dung chat của hai em, dù cô không nói là từ phụ huynh cung cấp.
Từ ngày đó đến nay đã hơn một năm, cậu con trai không hề nói chuyện với mẹ. Và cháu "rửa hận" bằng cách biết mẹ sợ nhất là bẩn nên cháu không tắm, không đụng đến nước. Chỉ khi bạn bè kêu quá, động viên em mới tắm cho qua chuyện. Không khí, cuộc sống cả gia đình đã thay đổi với một bầu ảm đạm, nặng nề.
ThS Giáo dục Nguyễn Hồ Thụy Anh (Trường phát triển tài năng và tính cách John Robert Power) chia sẻ, trong trường hợp này, khi nếu như lỡ biết được bí mật của con, lẽ ra người mẹ không nên nói với cô giáo. Chưa nói đến cách hành xử của giáo viên đã đánh trực diện vào những đứa trẻ.
Bà Thụy Anh tư vấn, nếu như đã lỡ biết thông tin như vậy của con, người mẹ nên đối diện với con với những gợi mở hỗ trợ tích cực. Có thể trao đổi với con rằng, liệu các con có chắc chắn đảm bảo được bí mật của mình khi nói những chuyện này, nếu người thứ ba thấy được và họ phát tán những thông tin này thì con và bạn con sẽ thế nào?...
ThS Thụy Anh cũng nhấn mạnh, quan trọng nhất phụ huynh phải tương tác với con thế nào để các con chủ động chia sẻ với mình, không rình mò các thông tin riêng tư của con. Bà cũng lưu ý, nếu như lỡ phát hiện, người lớn phải hết sức tế nhị trong cách ứng xử. Và tuyệt đối không bao giờ được nói thông tin đó cho người khác nghe, trẻ rất nhạy cảm, các em sụp đổ niềm tin rất khó để lấy lại.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Tiếng Anh của sinh viên kém vì chỉ học đối phó các kỳ thi Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập nhưng thực tế việc dạy và học ngoại ngữ này tại các trường ĐH, CĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, mục đích học ngay chính bản thân sinh viên chỉ nhằm đối phó với các kỳ thi nhằm đạt chuẩn tốt nghiệp. Vấn đề này được các chuyên...