Khi lớp học là những ô vuông vô cảm

Theo dõi VGT trên

Có những giờ học online, cả lớp (bao gồm cả giáo viên) tắt camera. Giao diện lớp học khi đó chỉ là những ô vuông đơn sắc vô cảm và chỉ còn tiếng giảng đều đều của giáo viên.

Khi lớp học là những ô vuông vô cảm - Hình 1

Một buổi học online mà tất cả lớp, ngay cả thầy giáo, cũng tắt camera – Ảnh: ĐỖ DƯƠNG

Con trai tôi đang học lớp 9 tại một trường THCS ở TP.HCM. Quan sát những buổi học trực tuyến của con, tôi thấy có một điểm chưa hợp lý: hầu như cả lớp đều tắt camera của thiết bị đang dùng kết nối với lớp học (laptop, máy tính bảng, điện thoại…).

Không bắt buộc

Khi tôi hỏi vì sao không bật camera, con nói “ngại vì không ai bật cả”! Tôi nhắn tin hỏi thêm thầy giáo chủ nhiệm, thầy giải thích hiện tại nhà trường không bắt buộc học sinh phải bật camera, dù giáo viên luôn khuyến khích học sinh làm việc này nhưng các em nêu nhiều lý do để không bật như mạng yếu, điện thoại cũ, không có phòng riêng…

Vì chỉ là một lựa chọn “được khuyến khích” nên có lẽ một phần do tâm lý ngại ngùng chưa quen của một số em và do lựa chọn “tắt” chiếm số đông nên nhóm thiểu số dù không ngại bật camera cũng cảm thấy việc “hiện hình” trở thành “khác thường” so với các bạn cùng lớp.

Và kết quả là gần như các giờ học đều chỉ nghe thấy lời giảng của giáo viên và vài câu trả lời của học trò khi phát biểu. Lâu lâu tôi lại nghe thấy tiếng giáo viên nhắc tên em nào đó vài lần vì cô gọi mà không đáp lời, sau đó mới biết em ấy đã thoát khỏi lớp sau khi điểm danh từ lúc nào và không rõ vì sao.

Theo nhà nhân chủng học người Mỹ Edward T. Hall, trong giao tiếp bình thường, ngôn ngữ cơ thể (như giọng điệu, nụ cười, âm lượng, vẻ mặt, tư thế…), hay còn gọi là “ngôn ngữ im lặng”, có thể chiếm tới gần 3/4 nội dung trao đổi thực tế.

Nhưng ở thời đại con người chủ yếu liên lạc, trao đổi với nhau qua mạng Internet như hiện nay, “ngôn ngữ im lặng” đó bị triệt tiêu khá nhiều trong các trao đổi online. Nhưng nói thế không có nghĩa những điều này không còn ý nghĩa.

Nghiêm túc hơn khi có camera

Tâm lý con người nhìn chung giống nhau: khi biết trạng thái hoạt động của mình đang được quan sát (hoặc từ người khác hoặc trên camera), tất cả đều sẽ nghiêm túc và chỉn chu hơn, từ trang phục, tác phong cho tới thái độ. Do đó, việc bật camera trong giờ học trở thành điều kiện tất yếu khiến trẻ có tâm lý nghiêm túc không khác nhiều so với khi ngồi trong lớp học thực tế. Trước camera, dù đang học trực tuyến ở nhà, người học cũng không thể nằm bò ra mặt bàn, ngủ gật hay một tay bấm chuột một tay bốc đồ ăn vặt, hay thậm chí lăn ra giường nằm nghỉ một lát…

Không phải vô lý khi ai đó bảo việc tắt camera khiến việc học trực tuyến trở nên lý tưởng đối với học sinh và cả những giáo viên lười, bởi vì camera không chỉ là cách khiến người học cần nghiêm túc, tập trung mà cũng buộc giáo viên phải có sự chỉn chu tương tự.

Video đang HOT

Ngoài việc giúp tăng cường tập trung cho cả giáo viên và người học, việc bật camera khi học trực tuyến cũng sẽ giúp các tương tác qua “ngôn ngữ im lặng” như đã nói ở trên được duy trì ở mức tối thiểu, qua đó tạo sự gắn kết tự nhiên giữa các thành viên trong lớp cũng như giữa học trò và thầy cô giáo.

Hiện một số trường đã có những điều chỉnh về thời gian tiết học từ 45 phút xuống còn 30 phút để giảm bớt áp lực căng thẳng khi học online cho học sinh. Do đó, việc yêu cầu người học phải tập trung trong một khoảng thời gian như vậy cũng không quá nặng nề.

Nên có quy định bắt buộc bật camera

Các trường nên có một quy định cụ thể (có thể là bắt buộc) về việc bật camera trong giờ học online vì điều này sẽ tạo tâm lý nghiêm túc cần có cho một buổi học mà có lẽ nhiều phụ huynh mong muốn, trong bối cảnh phương thức học này có thể sẽ kéo dài chứ không chỉ là tình thế ngày một ngày hai. Dù học online thì vẫn phải là học ra học, chơi ra chơi.

Những tai nạn nghề nghiệp tình ngay lý gian khi dạy - học trực tuyến

Xảy ra căng thẳng là điều khó tránh khỏi nếu thầy và trò không được chuẩn bị tốt về tâm lý, kỹ năng dạy học trực tuyến.

Giảng viên mắng và đuổi sinh viên ra khỏi lớp, sinh viên văng tục và xúc phạm thầy giáo... Những hiện tượng như vậy đã xuất hiện thời gian gần đây trong thời gian học sinh phải học trực tuyến. Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng đó là điều khó tránh khỏi nếu thầy và trò không được chuẩn bị tốt về tâm lý, kỹ năng dạy học trực tuyến, cả người dạy và người học đang gặp phải vấn đề về tâm lý.

Không chỉ có giáo viên mới cảm thấy áp lực, căng thẳng mà học sinh, sinh viên cũng vậy, suốt thời gian rất dài không được đến trường. Nhiều sinh viên, học sinh đã có các dấu hiệu như chán nản, lo lắng, buồn, giảm hứng thú, bất an, mất tập trung, mệt mỏi... Điều này khiến khả năng chú ý, tập trung của người học hạn chế, mệt mỏi.

Những tai nạn nghề nghiệp tình ngay lý gian khi dạy - học trực tuyến - Hình 1

Thầy giáo Phạm Ngọc Đức - Trung tâm Tiên tiến bồi dưỡng lãnh đạo quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Ảnh: NVCC.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy giáo Phạm Ngọc Đức - Trung tâm Tiên tiến bồi dưỡng lãnh đạo quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Thầy Đức chia sẻ: "Trước hết, chúng ta nên nhìn nhận những trường hợp xảy ra gần đây không phải là số đông.

Ví dụ: Nếu thời gian vừa qua có hàng trăm trường hợp "xích mích" giữa thầy và trò trong khi học trực tuyến, tỷ lệ luôn là 7 đến 10% thì đó là điều quá nguy hiểm và đáng báo động. Có thể là do khối lượng công việc của thầy cô gấp lên nhiều lần so với bình thường, hoặc do học trò đang quen với cách học trên lớp, nay phải học trực tuyến dẫn đến bức xúc...

Nhưng cũng rất may là chỉ có một vài trường hợp, và nhìn ở góc độ của người làm giáo dục thì cũng nên đồng cảm cho cả thầy và trò, hãy coi đó là một "tai nạn", nghề nào cũng vậy và nó có thể xảy ra với bất cứ một người ở một thời điểm nào đó, vậy nên các thầy cô cũng phải sẵn sàng đón nhận vì nó có thể rơi vào chính mình.

Thầy cô nên hiểu, lớp học công nghệ khác hẳn với lớp học truyền thống, thực chất ở lớp truyền thống nếu thầy có cáu giận mắng trò, trò có không hài lòng với thầy thì đó là điều hết sức bình thường bởi tính khí con người ai cũng có lúc mất kiểm soát, đó là tâm lý chung không thể khác được.

Ở lớp học truyền thống thì thầy trò "đóng cửa" bảo nhau không ai biết, nhưng ở lớp học trực tuyến thì lại khác, không thể "đóng cửa" được. Ghi âm ghi hình, rồi tình ngay lí gian không ai có thể giải thích được. Chính vì thế giáo viên nên chuẩn bị sẵn tình thần vì có thể sẽ gặp phải "trường hợp" như vậy trong khi lên lớp.

Và cũng chính mình có thể gặp nên thầy cô cũng phải thay đổi tư duy khi giảng dạy trên môi trường mạng. Thứ nhất, dạy trên môi trường mạng khác với môi trường truyền thống, có thể thầy cô giảng nhưng học trò không nghe được, và có thể 2 phút sau các em mới nghe được, thầy nói xong nhưng hình ảnh truyền tải vẫn chưa đến được với người học.

Thầy cô cứ nghĩ là học trò không chịu học, không nghe giảng, mà lỗi chính là do đường truyền Internet. Có ai đã học trực tuyến rồi mới cảm nhận được bởi đây là một môi trường có quá nhiều cái mới lạ và bất ngờ. Nhiều khi bản thân tôi cũng phát cáu, nghĩ rằng điều mình vừa nói đơn giản vậy mà không thấy học trò nào giơ tay, như vậy cũng dễ dẫn đến tâm lí ức chế, rồi cứ dồn dồn những bức xúc như vậy ngày một nhiều thành một ngăn cách vô hình rất lớn giữa thầy và trò".

Theo thầy Đức: "Dạy trực tuyến cũng có cái hay, nhưng cũng có hạn chế đó là đường truyền không đủ để đáp ứng công việc giảng dạy, ngay như trong trường hợp trời mưa to ảnh hưởng đến tín hiệu, rồi có em bật camera không lên, cô gọi mãi không thấy trả lời...Khi dạy ở lớp truyền thống thì quen rồi, mời em nào thì em đó đứng dậy ngay, lúc này "quyền" của thầy cô rất to.

Nhưng giờ đây dạy trực tuyến, vô hình chung "quyền" của thầy cô bị giảm xuống, có khi gọi mãi không thấy ai phát biểu, hơi bực nhưng cũng phải chuyển sang hỏi em khác, rồi em này có khi cũng không bật được mic, thầy lại phải chuyển, rồi lại chuyển...vô tình như vậy cũng tích lại tạo nên bức xúc.

Nhưng học trò cũng bức xúc, bởi nghe giảng mà cứ tiếng được tiếng không, hình thì giật, đơ...nhưng thầy đang nói nên cũng không dám thưa thầy vì sợ thầy mắng. Kể cả ở thành phố không phải em nào cũng có thiết bị hay đường truyền tốt để học đâu".

Những tai nạn nghề nghiệp tình ngay lý gian khi dạy - học trực tuyến - Hình 2

Chuyển đổi số là thay đổi cách làm việc, cách khai thác dữ liệu, và tất cả các đối tượng liên quan như học sinh và phụ huynh, giáo viên, ban giám hiệu nhà trường, cán bộ quản lí đều phải thay đổi hết cách làm việc cho phù hợp. Ảnh: NVCC.

Không nên "lạm dụng" quá nhiều công nghệ để dạy học

Theo Đức nói: "Thầy cô cũng không nên lạm dụng quá nhiều công nghệ để dạy học trực tuyến, ví dụ: Nếu thầy cô trình chiếu video, hoặc ảnh thì phải biết được khi chiếu phim thì đường truyền phải tải dữ liệu rất nặng, không phải gia đình nào cũng có đường truyền tốt, chính vì vậy không xem được. Còn nếu nhắn tin thì học trò nhận được ngay, bởi tin nhắn không cần đường truyền tốt.

Vậy bây giờ, thầy cô cả nước dạy trực tuyến, cứ đến giờ dạy là tận dụng hết mọi công nghệ mới nhất, tốn đường truyền nhất để dạy thì vô tình là lợi bất cập hại, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy học. Vậy nên, có thể kết hợp với tin nhắn nhóm trong lớp để kiểm tra học sinh, bởi lúc này đường truyền hình và tiếng đang tắc nghẽn.

Thầy cô cũng cần phải thay đổi cách tương tác với học trò, học trực tiếp thì trình chiếu gì cũng được, nhưng khi dạy trực tuyến thì không thể "thoải mái" như vậy. Có thể nói, thầy cô chưa kịp nắm vững phương pháp sư phạm dạy học trên nền công nghệ, phương pháp sư phạm thầy cô rất giỏi, nhưng đó là dạy truyền thống, bây giờ là chuyển đổi số mà chưa kịp cập nhật nên chưa quen.

Khi dạy học trực tuyến thì lượng thông tin lớn gấp 5 lần so với học trực tiếp, khi học truyền thống thầy trò giao tiếp thì quá đơn giản, nói một câu mọi người hiểu ngay. Nhưng dạy trực tuyến lại khác, thậm chí có vấn đề thầy trò phải nhắn tin qua lại đến chục lần mà cũng chưa truyền đạt hết ý, như vậy khối lượng và cường độ làm việc tăng gấp nhiều lần, và thầy cô bị mệt là đương nhiên".

Vậy phải tìm cách tháo gỡ vấn đề này ra sao? Về vấn đề này, thầy Đức cho biết: "Thầy cô có thể chia học sinh trong lớp thành nhóm, mỗi nhóm cử 1 em học sinh làm trợ giảng, có gì cần hỏi các bạn nhắn tin cho trợ giảng của nhóm đó, sau đó tập hợp lại, loại bỏ những câu hỏi giống nhau và gửi đến cô 1 lần, như vậy cô cũng bớt áp lực để tập trung vào giảng bài, và có thể trả lời các câu hỏi tập trung hơn. Một ngày thầy cô nhận quá nhiều tin nhắn cũng sẽ rất áp lực, không trả lời tin nhắn cũng không được, còn nếu trả lời hết thì không còn thời gian giảng bài.

Nhóm phụ huynh cũng riêng, ai cần hỏi gì thầy cô cứ nhắn vào đó, lúc nào thuận tiện giáo viên sẽ trả lời, và mọi người đều có thể theo dõi được mọi vấn đề, tránh một câu hỏi được hỏi và trả lời nhiều lần. Theo tôi, thầy cô cứ bình tĩnh cơ cấu sắp xếp lại công việc, mình chuyển đổi số nên cũng phải thay đổi cách làm việc, lúc đầu còn bỡ ngỡ, sau sẽ quen.

Chuyển đổi số là thay đổi cách làm việc, cách khai thác dữ liệu, và tất cả các đối tượng liên quan như học sinh và phụ huynh, giáo viên, ban giám hiệu nhà trường, cán bộ quản lí đều phải thay đổi hết cách làm việc cho phù hợp, chứ hiện nay vô tình mọi người đòi hỏi một mình giáo viên thay đổi dẫn đến các thầy cô "quá tải".

Những tai nạn nghề nghiệp tình ngay lý gian khi dạy - học trực tuyến - Hình 3

Một ngày thầy cô nhận quá nhiều tin nhắn cũng sẽ rất áp lực, không trả lời tin nhắn cũng không được, còn nếu trả lời hết thì không còn thời gian giảng bài. Ảnh minh họa: Như Ý.

Thầy cô chưa biết cách giảm tải công việc

Cũng về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hoàng Quân - giáo viên trung học cơ sở tại quận Cầu giấy, Hà Nội cho biết. Theo thầy Quân: "Đã là giáo viên thì không ai là kém về trình độ, nhưng điều cốt yếu là các thầy cô chưa biết cách giảm tải công việc, việc nặng nhất của giáo viên là soạn giáo án. Việc này mà "giảm" được thì chúng tôi sẽ đỡ vất vả.

Một bài học hay, hay không hay nó đều nằm ở phần bài giảng, còn nếu nói về giảng bài thì thầy cô đều có nghiệp vụ sư phạm, còn nói về công nghệ thì thầy cô nào cũng biết, chỉ có nhiều hay ít mà thôi.

Vấn đề giảm tải công việc thì hầu hết giáo viên đang loay hoay, tôi quan sát và nhận được đến 90% ý kiến phản hồi là đang tất bề bộn, đâu phải chỉ lên lớp giảng không thôi đâu, còn sinh hoạt chuyên môn, tham dự tập huấn, hoàn thành chương trình mới... tất cả đan xen nhau, bình thường đã bận, nay dạy trực tuyến còn bận thêm gấp nhiều lần.

Theo tôi, thầy cô cần nghĩ cách để giảm tải, nặng nhất là phần soạn bài, phần này cần tăng cường chia sẻ giữa các thầy cô, hoặc vào hệ thống bài giảng chung của Bộ, của các đơn vị cung cấp bài giảng để kế thừa và phát huy theo năng lực riêng của mỗi giáo viên. Bình thường mỗi thầy cô cần 3 tiếng để soạn bài, nay chỉ mất 1 tiếng là đã nhàn hơn rất nhiều rồi.

Như vậy cũng không thể gọi là thầy cô "copy" bài giảng, bởi việc chuyển đổi số hiện nay tất cả mọi nền tảng dữ liệu đều chia sẻ, giáo viên đóng vai trò sáng tạo để khai thác mà thôi. Các bài giảng hay hiện nay đều được chia sẻ công khai".

Thầy Quân nói: "Việc chia sẻ này hình dung giống như một bài hát, ai cũng biết và hát được, nhưng vấn đề là anh nào hát hay hơn mà thôi. Theo tôi, giáo viên 1 khối học trong cùng một trường có thể tập hợp chất xám lại, xây dựng một bài giảng hay để cả khối dùng chung, như vậy sẽ có được tinh hoa của bài giảng đó mà giáo viên lại nhàn hơn rất nhiều.

Nhưng muốn có được bài giảng tập thể hay như vậy, theo tôi, đầu tiên là các lãnh đạo nhà trường mạnh dạn thay đổi trước, rồi đến giáo viên, bởi bình thường các thầy cô không có thói quen như vậy, họ giấu hết. Từ trước đến nay toàn sinh hoạt chuyên môn, rồi thi giáo viên dạy giỏi... vậy nên ai cũng muốn giỏi, như vậy không ai muốn chia sẻ cả.

Vậy nên phải bỏ thi giáo viên dạy giỏi, bỏ sinh hoạt cụm...không cần thiết, thầy cô đầu tư luyện tập thật tốt chỉ để trình diễn 1 tiết giáo viên dạy giỏi, nhưng các tiết dạy khác trên lớp lại không được chất lượng như vậy, như thế danh hiệu dạy giỏi chỉ là hình thức, không có thực chất".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệmVào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm
21:19:11 19/12/2024
Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tớiNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới
23:42:53 19/12/2024
Việt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài LinhViệt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài Linh
21:53:18 19/12/2024
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"
23:15:11 19/12/2024
Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khócCuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc
23:15:54 19/12/2024
"Con gái Triệu Vy" đẹp đến mức bị hàng triệu người cấm dao kéo, sau 11 năm thăng hạng nhan sắc cực đỉnh"Con gái Triệu Vy" đẹp đến mức bị hàng triệu người cấm dao kéo, sau 11 năm thăng hạng nhan sắc cực đỉnh
21:37:30 19/12/2024
Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhàVề quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà
23:05:05 19/12/2024
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"
23:09:53 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phim của Selena Gomez tiến gần hơn tới các giải thưởng Oscar

Phim của Selena Gomez tiến gần hơn tới các giải thưởng Oscar

Hậu trường phim

07:13:49 20/12/2024
Phim Emilia Pérez xuất hiện ở danh sách đề cử rút gọn ở nhiều hạng mục tranh giải Oscar 2025, khẳng định sức mạnh của một ứng viên sáng giá trong mùa giải thưởng.
Hyun Bin nói con trai 2 tuổi giống vợ

Hyun Bin nói con trai 2 tuổi giống vợ

Sao châu á

07:10:28 20/12/2024
Trong tập 273 của chương trình giải trí You Quiz on the Block của tvN, Hyun Bin đã tiết lộ những câu chuyện thú vị về đời sống của mình.
Nhà mình lạ lắm - Tập 3: Huân bị chủ nợ tìm thấy, Thanh Mỹ nhớ ra một vài ký ức của vụ tai nạn

Nhà mình lạ lắm - Tập 3: Huân bị chủ nợ tìm thấy, Thanh Mỹ nhớ ra một vài ký ức của vụ tai nạn

Phim việt

07:04:40 20/12/2024
Huân đã giấu nhẹm số tiền tạm ứng 50 triệu đồng được nhận từ Thanh, không đưa đồng nào cho mọi người trong nhóm.
Xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump?

Xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump?

Thế giới

06:57:12 20/12/2024
Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đặt ra những kịch bản khác nhau cho cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Binz: "Tôi đã bắt được tín hiệu muốn kết hôn từ Châu Bùi, nhưng..."

Binz: "Tôi đã bắt được tín hiệu muốn kết hôn từ Châu Bùi, nhưng..."

Sao việt

06:53:54 20/12/2024
Chính tình yêu, sự chân thành của Châu Bùi đã khiến anh bắt đầu có sự nghiêm túc, chín chắn hơn khi nghĩ về hôn nhân.
Kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết: Không nghĩ quán có nhiều người

Kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết: Không nghĩ quán có nhiều người

Pháp luật

06:53:30 20/12/2024
Theo Công an Hà Nội, sau khi bị nhóm khách tại quán cà phê đánh, Hùng bực tức bắt taxi đi mua xô nhựa và xăng rồi quay lại quán để phóng hỏa.
Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"

Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"

Tin nổi bật

06:41:10 20/12/2024
Từ đầu năm, bệnh viện chuyên khoa Truyền nhiễm tuyến cuối tại TPHCM đã điều trị hàng chục ca bệnh sốt rét từ nước ngoài về, trong đó đa phần ở châu Phi.
Vào mùa đông, 2 nguyên liệu này là sự kết hợp hoàn hảo làm nên món ăn từ người già đến trẻ nhỏ đều thích mê

Vào mùa đông, 2 nguyên liệu này là sự kết hợp hoàn hảo làm nên món ăn từ người già đến trẻ nhỏ đều thích mê

Ẩm thực

06:09:39 20/12/2024
Với 2 nguyên liệu hấp dẫn và có rất nhiều trên thị trường này, bạn sẽ chế biến được món ăn vừa ngon lại tốt cho sức khỏe trong mùa đông.
Billie Eilish trải lòng chuyện tình cảm

Billie Eilish trải lòng chuyện tình cảm

Sao âu mỹ

06:06:30 20/12/2024
Trong bài phỏng vấn mới nhất trên tạp chí Vanity Fair, nữ ca sĩ Billie Eilish (23 tuổi) tiết lộ rằng cô đã thỏa mãn được mong muốn của bản thân là có được mối quan hệ tình cảm tốt.
Rashford - bước ngoặt sau lời chia sẻ của Amorim

Rashford - bước ngoặt sau lời chia sẻ của Amorim

Sao thể thao

05:51:55 20/12/2024
Sân Old Trafford đang chứng kiến những cuộc đấu tranh nội bộ. Trong đó, câu chuyện về Marcus Rashford và HLV Ruben Amorim thu hút sự chú ý của người hâm mộ
Bảng chi tiêu của cặp vợ chồng Hà Nội khiến ai xem cũng nể, không có "kẽ hở" nào nhưng phải lưu tâm 1 việc

Bảng chi tiêu của cặp vợ chồng Hà Nội khiến ai xem cũng nể, không có "kẽ hở" nào nhưng phải lưu tâm 1 việc

Netizen

05:50:47 20/12/2024
Với mức thu nhâp 35 triệu/tháng, lại đang nuôi con nhỏ và phải chi tiền thuê nhà mà có thể tiết kiệm 15 triệu, cũng là quá khéo rồi!