Khi loài người phải sống chung với COVID-19

Theo dõi VGT trên

Covid-19 sẽ tồn tại trong xã hội loài người, kể cả ở Việt Nam, không phải chỉ trong vài tháng tới mà rất có thể nhiều năm tới, kể cả khi đã có vắc xin.

Dù có vẻ đang độc quyền thu hút sự chú ý của toàn thế giới, nhưng không nằm ngoài quy luật tự nhiên, đại dịch Covid1-19 sẽ sớm bị “bình thường hóa” để trở thành một vấn đề thường nhật và phải cạnh tranh về mức độ ưu tiên với nhiều thách thức khác mà cả thế giới, mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, doanh nghiệp, mỗi hộ gia đình và mỗi cá nhân đang phải đối mặt hàng ngày trong cuộc sống.

Covid-19 chỉ là cái tên mới nhất trong danh sách dài những vấn đề nan giải như chiến tranh nóng, xung đột hạt nhân, biến đổi khí hậu, các bệnh không truyền nhiễm như tim mạch, ung thư, ô nhiễm môi trường, đói nghèo, bất bình đẳng…Nhiều trong số những vấn đề này đều là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất.

Cho đến trước đại dịch Covid-19, không quốc gia nào dừng phần lớn các hoạt động kinh tế, xã hội chỉ để xử lý một trong những vấn đề cấp bách trên và họ đều phải chọn cách sống chung và tìm cách xử lý dần dần .

Trong 10 yếu tố nguy cơ gây ra những bệnh có tỷ lệ tử vong và tàn tật cao nhất ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016, đa số là liên quan đến hành vi, thói quen của con người như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, ăn uống linh tinh, lười vận động, không chấp hành quy định về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ.

Khi loài người phải sống chung với COVID-19 - Hình 1

Trước khi lấy gạo miễn phí, người dân đến đây phải xếp hàng theo đúng quy định giãn cách xã hội 2m. Ảnh: VietNamNet

Việc chiến thắng Covid-19 cũng phụ thuộc rất nhiều vào hành vi và thói quen của con người như rửa tay thường xuyên và đúng cách, không đưa tay sờ mặt, giữ khoảng cách với người khác, nói năng vừa phải, lịch sự, không văng nước bọt vào mặt người khác. Tiếc là thói quen không phải là thứ mà người ta có thể thay đổi một sớm một chiều.

Vậy thì xác định là phải sống chung với virus corona cho đến khi một số đủ lớn trong chúng ta trở thành người lịch sự hoặc bị cô ấy nhiễm vào để có miễn dịch trước khi tìm ra vắc xin.

Quy chuẩn an toàn Covid-19

Sau vụ 11/9, thế giới đã phải làm quen với những luật lệ, quy trình đảm bảo an ninh, an toàn hàng không mới chặt chẽ hơn nhiều, gây phiền toái hơn nhiều và trên hết là tốn kém hơn nhiều so với trước. Nhưng không ai có thể đảm bảo là những hành động khủng bố, phá hoại sẽ được ngăn chặn tuyệt đối. Đã có những vụ phi công cố tình lao cả máy bay dân sự chở hàng trăm người xuống biển. Nhưng người ta vẫn phải bay, thị trường hàng không vẫn phát triển. Dĩ nhiên, không ai đặt vấn đề làm thế nào để đưa thế giới quay lại thời kỳ trước 11/9.

Covid-19 sẽ tồn tại trong xã hội loài người, kể cả ở Việt Nam, không phải chỉ trong vài tháng tới mà rất có thể nhiều năm tới, kể cả khi đã có vắc xin. Vì vậy, cách tiếp cận thực tế mà cũng là tự nhiên nhất là làm thế nào để thích ứng tốt nhất với thực tế ấy song song với việc đẩy nhanh điều chế vắc xin, giống như chúng ta đang tìm cách thích ứng với biến đổi khí hậu trong khi không ngừng các nỗ lực làm giảm những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.

Video đang HOT

Quan sát phản ứng chính sách của các chính phủ trên thế giới, có thể thấy xu hướng thích nghi với Covid-19 đang thể hiện ngày càng rõ rệt. Họ không ngừng thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu để xây dựng nên những quy trình, quy chuẩn và tiêu chuẩn mới nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm trong môi trường làm việc, trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, giao thông công cộng… Nói cách khác, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đi lại, sinh hoạt, vui chơi, giải trí… giờ đây phải tuân thủ thêm một lớp quy chuẩn vệ sinh an toàn mới để chống Covid-19.

Việc xây dựng những quy chuẩn an toàn Covid19 mới này dựa trên những tri thức khoa học về nguy cơ mà virus này gây ra: cách thức lây nhiễm, xác xuất lây nhiễm, xác xuất biến chứng (phát bệnh), xác xuất tử vong đối với các nhóm nguy cơ khác nhau.

Ví dụ, khoảng cách tối đa mà giọt bắn của một người nói chuyện bình thường có thể vượt qua là 2m. Những người không giao tiếp với nhau, ví dụ như các công nhân may trong phân xưởng, khi đồng thời đeo khẩu trang và không nói chuyện với nhau trong ca làm việc, thì các bàn may của họ hoàn toàn có thể trong khoảng cách 2m mà vẫn an toàn. Có rất nhiều ví dụ tương tự như vậy.

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ tiếp xúc các bề mặt dính virus, đã có nhiều quy định như rửa tay, không đưa tay lên mặt, thường xuyên sát khuẩn bề mặt bằng hóa chất, tia cực tím… Giờ đây, chỉ việc chuẩn hóa bằng các tiêu chuẩn rõ ràng, ví dụ, buồng vệ sinh công cộng (bao gồm trên các phương tiện giao thông công cộng) có thể áp dụng các tiêu chuẩn khử trùng, khử khuẩn từ thủ công đến tự động theo tần xuất và mức độ tiệt trùng.

Để hạn chế nguy cơ nhiễm chùm và tạo thuận lợi cho công tác truy vết, có thể chia lực lượng lao động thành các tổ nhóm cố định (15 – 20 người) để các thành viên mỗi tổ chỉ tiếp xúc với nhau từ ở phòng ký túc xá đến trên xe đưa đón công nhân đến nơi làm việc và khu ăn uống, nghỉ ngơi. Đây là nguyên tắc đại loại như đóng tàu phải chia làm nhiều ngăn để nếu một ngăn bị thủng cũng không làm chìm ngay cả con tàu.

Còn rất nhiều giải pháp sáng tạo khác đã và đang được xây dựng và bắt đầu được triển khai với hàm lượng công nghệ ngày càng nhiều trên thế giới.

Những người hoài nghi sẽ nói, những tiêu chuẩn an toàn Covid-19 này rối rắm, phức tạp, vừa thiếu khả thi, vừa tốn kém. Họ nói đúng. Nhưng điều đó chẳng quan trọng vì nhân loại chẳng còn cách nào khác.

Vũ Tú Thành

Virus SARS-CoV-2 biến đổi chậm hơn virus cúm 4 lần: Thuận lợi để phát triển vắc xin?

Tại Việt Nam virus SARS-CoV-2 đã biến đổi thành 2 nhóm khác nhau, việc tiến hoá của virus theo chuyên gia đó là rất bình thường.

Virus SARS-CoV-2 biến đổi chậm hơn virus cúm 4 lần: Thuận lợi để phát triển vắc xin? - Hình 1

Ảnh minh họa

Virus biến đổi chậm thuận lợi cho việc làm vắc xin

Mới đây, các nhà khoa học tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chia sẻ virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 tại Việt Nam đã có sự biến đổi, tiến hoá. Theo đó, virus có sự khác biệt giữa 2 nhóm: nhóm 1 là những người mắc bệnh từ Vũ Hán trở về (16 người) đã điều trị khỏi ở giai đoạn 1; nhóm 2 là những người mắc bệnh từ Châu Âu trở về.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga , Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Trưởng khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng, Đại học Quang Trung cho biết: "Việc biến đổi của vi rút trong đại dịch là bình thường. Virus biến đổi nhiều lần để tiến hóa nhằm thích nghi với môi trường mới.

Việc biến đổi của virus SARS-CoV-2 hiện nay theo các nhà nghiên cứu quốc tế thì chưa ảnh hưởng gì tới dịch tễ học lây truyền bệnh trên thế giới và ở Việt Nam cũng vậy. Các biện pháp chống dịch vẫn theo quy trình trước đó".

Bất cứ virus nào cũng sẽ tiến hóa và trong quá trình tiến hóa thì chúng phải biến đổi. Đối với bệnh Covid-19 thì đã có sáng kiến quốc tế nhằm trao đổi các bộ gen của virus trong quá trình giải trình tự gen để theo dõi quá trình lan truyền và lịch sử tiến hóa của nó.

"SARS-CoV-2 là một loại vi rút RNA nên quá trình giải trình tự gen này phức tạp hơn nhưng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương của ta đã làm được.

Tuy nhiên, có một thông tin tốt lành là các nhà khoa học đã phát hiện thấy SARS-CoV-2 biến đổi chậm hơn nhiều so với các vi rút cúm mùa. Dự báo vi rút SARS-CoV-2 trong một năm biến đổi không đến 25 lần, trong khi đó hầu hết các loại virus cúm mùa có đến hơn 50 lần biến đổi.

Gen của vi rút SARS-CoV-2 lớn gấp đôi gen virus cúm mùa nên vi rút cúm mùa có thể biến đổi nhanh gấp 4 lần virus gây bệnh Covid-19. Chính yếu tố này cho ta hy vọng là có thể phát triển được một loại vắc xin có hiệu quả phòng bệnh lâu dài hơn cùm mùa", PGS. Huy Nga nói.

Đỉnh dịch có hay không không phụ thuộc vào công tác khống chế dịch

Bệnh Covid-19 hiện nay đã ghi nhận ca mắc ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch bệnh Covid-19 lây lan nhanh ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội của toàn cầu. Một số nước đang chịu tổn thất nặng nề nhất của dịch bệnh có thể kể tới các nước Châu Âu, Mỹ... và trước đó là Trung Quốc.

Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện các ca bệnh khó xác định nguồn lây do bệnh đã có trong cộng đồng cho nên rất nhiều người lo ngại đỉnh dịch sẽ xuất hiện. Đặc biệt, sau ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Trường Sinh, quán bar Buddha thì mới đây xuất hiện thêm ổ dịch tại Hà Lôi, Mê Linh, Hà Nội.

Tuy nhiên, theo PGS Huy Nga vấn đề đỉnh dịch không liên quan nhiều đến nguồn lây mà phụ thuộc vào công tác khống chế dịch. Nếu chúng ta chống dịch tốt, thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội thì khi đó số ca bệnh mới trong cộng đồng phát hiện hàng ngày thấp dần so với trước 1/4/2020 và cho đến khi ngừng hẳn.

PGS.Huy Nga cho biết thêm: "Thời gian kết thúc dịch không phụ thuộc vào có đỉnh dịch hay không mà phụ thuộc vào việc chúng ta cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng bằng biện pháp giãn cách xã hội và bao vây, khống chế ổ dịch mới".

Bộ Y tế đưa ra 10 biện pháp đơn giản để phòng, chống dịch hiệu quả như sau:

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế đẫ đưa ra 10 biện pháp đơn giản để phòng, chống dịch hiệu quả như sau:

1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 mét.

3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.

4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

9. Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.

10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.

Ngọc Minh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêmNhững người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm
06:01:19 26/01/2025
Cứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính, nguy hiểm tính mạngCứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính, nguy hiểm tính mạng
09:17:49 26/01/2025
14 thực phẩm tăng cường sức khỏe não bộ14 thực phẩm tăng cường sức khỏe não bộ
09:47:35 25/01/2025
Ấm lòng bệnh nhân khi phải đón Tết ở bệnh việnẤm lòng bệnh nhân khi phải đón Tết ở bệnh viện
09:34:15 25/01/2025
Lần đầu tiên nội soi trên xương mu, giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổiLần đầu tiên nội soi trên xương mu, giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
09:37:25 25/01/2025
Tập yoga có thể cải thiện sức khỏe tim mạchTập yoga có thể cải thiện sức khỏe tim mạch
09:44:38 25/01/2025
Những bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránhNhững bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh
09:49:42 25/01/2025
Giúp bé khỏe mạnh để đón Tết, du XuânGiúp bé khỏe mạnh để đón Tết, du Xuân
06:00:11 26/01/2025

Tin đang nóng

Á khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh ánÁ khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh án
10:26:51 26/01/2025
Hành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nàoHành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nào
08:52:53 26/01/2025
Bị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàngBị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàng
09:39:20 26/01/2025
Thông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổnThông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổn
11:51:35 26/01/2025
Trấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương LanTrấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương Lan
09:57:40 26/01/2025
Danh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốtDanh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốt
12:35:58 26/01/2025
Kaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thaiKaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thai
10:00:57 26/01/2025
Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuộtTập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
09:17:26 26/01/2025

Tin mới nhất

Hay bị chuột rút và tê chân là biểu hiện của bệnh gì?

Hay bị chuột rút và tê chân là biểu hiện của bệnh gì?

09:16:20 26/01/2025
Duy trì một tư thế quá lâu là thói quen không tốt cho tuần hoàn máu cũng như hệ thống xương khớp. Đặc biệt ngồi hay đứng lâu một chỗ sẽ khiến cho các bó cơ bị căng và dễ gây tê bì, khó chịu.
Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì

09:15:51 26/01/2025
Ngoài công dụng trị ho hoa đu đủ đực ngâm mật ong còn có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, làm hạ đường huyết, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ phòng tránh bệnh ung thư.
Việt Nam - Điểm sáng làm chủ kỹ thuật ghép tạng đỉnh cao của khu vực

Việt Nam - Điểm sáng làm chủ kỹ thuật ghép tạng đỉnh cao của khu vực

09:15:33 26/01/2025
Xuân mới đã về, nụ cười, sức khỏe và sự hồi sinh ngoạn mục của những bệnh nhân sau ghép tạng là minh chứng rõ nhất cho thành công của chuyên ngành ghép tạng tại Việt Nam.
Uống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịch

Uống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịch

06:00:52 26/01/2025
Từ vụ việc này, các bậc cha mẹ cần bảo quản chặt chẽ các loại dung dịch, hóa chất để tránh tình trạng trẻ em nhầm tưởng nước ngọt rồi tự lấy uống dẫn đến hậu quả khó lường nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.
6 việc bệnh nhân đái tháo đường cần nhớ để tránh 'mất Tết' ?

6 việc bệnh nhân đái tháo đường cần nhớ để tránh 'mất Tết' ?

06:00:32 26/01/2025
Khi thấy cỗ ngon, muốn ăn thêm thì có thể tiêm thêm 1-2 đơn vị insulin nhanh trước ăn; Giữ ấm cơ thể, uống đủ nước. Có thể uống rượu vang được, hạn chế uống rượu mạnh
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

10:08:59 24/01/2025
Các anthocyanin có trong bắp cải không chỉ giúp chống viêm. Nghiên cứu cho thấy chúng làm tăng thêm lợi ích sức khỏe của bắp cải bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch

Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch

10:06:57 24/01/2025
Tại đây, các bác sĩ xác định trẻ bị ngộ độc thuốc diệt chuột chứa thành phần bromadiolone, đây là một chất gây rối loạn đông máu kéo dài. Sau 1 tuần điều trị và theo dõi tại khoa Cấp cứu và Chống độc, cả hai bé ổn định và được ra viện.
Tử vong sau uống mật cá trắm chữa viêm phổi

Tử vong sau uống mật cá trắm chữa viêm phổi

10:05:12 24/01/2025
Vài phút sau khi uống, bé xuất hiện tình trạng tím tái, suy hô hấp, tim đập chậm. Trẻ được đưa đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, ngừng thở và ngừng tim.
Cần làm gì để tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ Tết ?

Cần làm gì để tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ Tết ?

10:00:59 24/01/2025
Đôi khi, mọi người có thể nhầm lẫn giữa cảm giác khát và cảm giác đói. Vậy nên hãy lưu ý, uống đủ nước ưu tiên nước lọc, ăn trái cây hoặc uống nước trái cây không thêm đường.
Chăm sóc ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus

Chăm sóc ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus

09:58:35 24/01/2025
Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ với khẩu phần ăn đủ các nhóm dinh dưỡng đạm, đường, chất béo và rau xanh, các thức ăn nên được chế biến dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa và có thể chia làm nhiều bữa hơn trong ngày.
Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

06:37:37 24/01/2025
Khi phát hiện người xung quanh bị đột quỵ, bạn cần gọi ngay cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, việc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế được các di chứng về sau.
Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

15:13:03 23/01/2025
Những trường hợp này cần được điều trị bằng các biện pháp can thiệp như chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc giúp giảm cân, chống béo phì.

Có thể bạn quan tâm

Không muốn thua kém chị dâu, tôi mua chiếc áo 3 triệu biếu mẹ chồng, nào ngờ bà nổi giận yêu cầu tôi trả lại

Không muốn thua kém chị dâu, tôi mua chiếc áo 3 triệu biếu mẹ chồng, nào ngờ bà nổi giận yêu cầu tôi trả lại

Góc tâm tình

14:34:48 26/01/2025
Tôi rất cảm kích tấm lòng của mẹ chồng khi bà trả lại món quà tôi đã tặng. Nhà chồng tôi có 3 anh em, gia đình tôi và chị dâu ở gần với bố mẹ chồng
Bầu cử tổng thống Belarus: Ông Lukashenko bước vào cuộc đua lần thứ bảy

Bầu cử tổng thống Belarus: Ông Lukashenko bước vào cuộc đua lần thứ bảy

Thế giới

14:32:24 26/01/2025
Tôi không bám víu vào quyền lực , ông Lukashenko nói trong chiến dịch tranh cử của mình. Tôi sẽ làm mọi thứ để lặng lẽ và hòa bình chuyển giao nó cho thế hệ mới. Tôi hy vọng mình sẽ sống dưới một chính phủ mới .
Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Sao thể thao

14:04:02 26/01/2025
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tiền đạo Xuân Son sẽ phải quay trở lại bệnh viện để tiếp tục quá trình điều trị chấn thương.
Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao việt

13:09:50 26/01/2025
Trong những ngày cận Tết, sao Việt đua nhau khoe sắc trong bộ áo dài truyền thống hoặc quây quần cùng gia đình gói bánh chưng.
Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Netizen

13:06:23 26/01/2025
Kể từ khi làm dâu, cô gái Phú Thọ chưa từng ăn Tết quê chồng. Mỗi năm, cô đều được chồng đưa về ngoại ăn Tết gần 1 tháng.
Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Sao châu á

12:27:02 26/01/2025
Tờ Allkpop cho hay, trong màn trình diễn trên sân khấu Pháp mới đây, Rosé bị run giọng, hát lệch tông khi hát live ca khúc mang tên Stay A Little Longer.
10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

Thời trang

12:26:46 26/01/2025
Thời tiết của mùa xuân khá ấm áp. Bởi vậy mà không phải lúc nào, áo len dày dặn cũng là lựa chọn thời trang thích hợp. Chị em nên bổ sung áo len mỏng cho tủ đồ vì item này khá nhẹ nhàng, đồng thời mang đến sự trẻ trung, nữ tính.
Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Phong cách sao

12:22:48 26/01/2025
Ngày trước, Đỗ Thị Hà mặc đồ đơn giản và thanh lịch nhưng chưa có sự long lanh, ấn tượng. Tuy nhiên gần đây, nhờ phối đồ khéo léo mà dù phủ sóng phong cách với các tông màu trung tính, style của Đỗ Thị Hà vẫn rất cuốn hút.
Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Làm đẹp

12:20:12 26/01/2025
Phương Mỹ Chi được biết đến là một trong những sao nhí sở hữu chất giọng dân ca ấn tượng và thành công nhất khi đạt danh hiệu Á quân Giọng hát Việt nhí lúc mới 10 tuổi.
Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Trắc nghiệm

12:07:59 26/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 26/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Lạ vui

11:50:19 26/01/2025
Với tình yêu mãnh liệt với loài sáo đá, nhiếp ảnh gia Đan Mạch Sren Solkr quyết định đi du lịch khắp châu Âu để ghi lại những hình ảnh ấn tượng của chúng.