Khi học trò không thích giáo viên của mình
Có rất nhiều nguyên nhân khiến teen có ác cảm với giáo viên, đấy là một điều không thể tránh khỏi trong môi trường giáo dục từ trước đến nay.
Giáo viên và học sinh không “hợp” nhau
Đây là nguyên nhân đầu tiên. Và đa số học sinh không thích giáo viên cũng vì lý do này. Khi không “hợp” nhau, tất nhiên giữa học sinh và giáo viên sẽ có nhiều ác cảm.
Bạn M.N (18 tuổi – THPT TN) cười và chia sẻ: “Có nhiều giáo viên khi mới nhận lớp mình đã cảm thấy không thích, vì họ khó tính và khắt khe với lớp, khiến lớp cảm thấy khó gần.”
“Trước đến giờ thầy K đã không thích mình, vì mái tóc mình không hợp mắt thầy ấy, vì mình hay đi học muộn, mình biết đấy cũng là một khuyết điểm, nhưng không có gì để thầy phải tỏ thái độ kì thị với mình như thế, trong lớp cũng đâu phải mỗi mình hay đi trễ, giờ mình có thay đổi thế nào thì cũng vậy thôi, thế nên mình cũng không có cảm tình gì vơi thầy ấy” – Q.T ( 17 tuổi) tỏ vẻ bức xúc.
Cũng chính vì một vài lý do như thế, dù là cá nhân hay tập thể lớp cũng khiến cho giáo viên và học sinh không “hợp” nhau, dù ít hay nhiều thì đều khiến học sinh thấy có ác cảm với giáo viên, từ đấy ghét học môn học do giáo viên ấy giảng dạy.
“Vì quá khắt khe với lớp nên mỗi khi đến tiếc của những thầy cô đấy mình và cả lớp chằng muốn học, thường không tâp trung hoặc làm việc riêng, có nhiều bạn còn bùng tiết” – M.N tiếp tục chia sẻ.
Giáo viên ra đề thi khó và cho điểm thấp
Đấy là điều không thể phủ nhận, dù là học sinh Tiểu học, Trung học hay Phổ thông, và cả Sinh viên cũng thế.
Các bạn đều thích những ai ra đề thi, đề kiểm tra nhẹ, điều đấy sẽ tạo điều kiện cho các bạn có được điểm cao trong môn học. Tất nhiên, việc giáo viên ra đề thi khó khiến học sinh thấy khó chịu, áp lực lớn và không thích vì kết quả sẽ thấp.
Về việc này, Q.T chia sẻ: “Trước đây mình chưa học cô V bao giờ, nhưng đầu năm được biết cô ấy sẽ dạy lớp mình môn Toán. Mình có thăm hỏi về cô qua các anh chị lớp trên và biết rằng cô ra đề kiểm tra “ác lắm, khó mà được điểm khá” – theo lời các anh chị kể lại. Từ đấy mình và bọn bạn không bỗng nhiên có ác cảm vói cô”
Video đang HOT
Được hỏi về vấn đề này, K.V ( 23 tuổi – Sinh viên Sư phạm QN) lại cho rằng: “Việc các em ghét giáo viên ra đề khó cũng dễ hiểu thôi, vì trước kia mình cũng từng như thế mà ( cười). Đề dài, hơi rắc rối và các em không thể giải được, theo các em như thế là đề khó. Nhưng hoàn toàn không phải như thế, giáo viên không ai ra đề khó bao giờ, thường nếu có chỉ là một câu hỏi nhỏ dành cho các bạn học khá trở lên, 90% còn lại thì học lực trung bình đều có thể làm được và làm tốt. Chẳng qua các em không chịu suy nghĩ và chưa cố gắng hết sức thôi. Nếu ra đề quá dễ thì sẽ khiến các em chủ quan, ỷ lại bà không chịu học, đấy là đang “hại” các em. Các em không thích giáo viên thì cũng đành chịu, nhưung trong chuyện này không thể trách họ được, chỉ trừ một số ít giáo viên ra đề quá khó mà thôi”.
Đến cả những lý do không chính đáng
Ngoài ra còn những lý do cực kỳ lãng xẹt hoặc chưa bằng lòng học sinh cũng là nguyên nhân khiến giáo viên “bị ghét”.
“Cô ấy bênh vực học sinh”, “Thầy đó dạy không hay mà hay cho về muộn”… là những gì các bạn chia sẻ về thầy cô của mình
T.Tr (15 tuổi) chia sẻ: “Cô T trường mình khá xinh, các bạn và thầy cô đều nhận xét thế. Nhưng cô ăn bận thật sự không phù hợp, dù đó là áo dài, vest hay váy, tất cả đều được cô “biến hóa” khi lên lớp.”
Nếu để ý, việc ghét thầy cô cũng được các bạn “bày tỏ” trên Facebook bằng cách lập ra các fanpage với các tên: hội những người căm ghét giáo viên chủ nhiêm Hội những người ghét bị giáo viên gọi lên bảng Hội những người ghét giáo viên dạy họa… Chỉ cần gõ tìm kiếm trên Facebook với từ khóa “ghét giáo viên” là có thể tìm thấy nhiều hội cùng nội dung được lập ra.
Ở các hội này các bạn gia nhập để “dìm hàng”, nói xấu, thậm chí chửi rủa giáo viên bằng những từ ngữ quá đáng… chỉ vì những việc không đáng hoặc có mâu thuẫn nhỏ với giáo viên. Và lạ thay, các hội này có số lượt nguời like tăng rất nhanh.
Ghét giáo viên là việc xấu?
Nhiều bạn nghĩ ghét giáo viên không có gì là xấu cả. Chỉ vì thầy cô đối xử với mình không tốt nên mình có quyền có ác cảm với họ.
Có thể hiểu, ác cảm với một ai đấy là chuyện bình thường, kể cả giáo viên của mình. Và ngược lại giáo viên cũng có khi ác cảm với học sinh.
Nhưng ghét không phải là các bạn được quyền xúc phạm, lên án hay là vào Facebook chửi rủa để xả xì – trét. Dù sao cũng là Thầy của mình, nên họ cần được tôn trọng.
Hãy hành động sao cho khoảng cách giữa giáo viên và học sinh ngày một gần gũi hơn các bạn nhé.
Theo TTVN
Tân sinh viên nô nức ngày nhập học
Vẻ mặt ngơ ngác, môt chút rụt rè pha lân niêm vui, tự hào khi ghi tên mình trong danh sách lớp đại học sau những ngày thi vât vả. Đó là hình ảnh của những tân sinh viên trong ngày đâu đên trường đăng ký làm thủ tục nhâp học.
Trong 3 ngày từ 29 đên 31/8, hơn 4.000 tân sinh viên (SV) trúng tuyên vào Trường ĐH Quy Nhơn năm học 2012 - 2013 háo hức đô vê trường từ rât sớm đê làm thủ tục nhâp học. Vẻ mặt hớn hở pha lân chút lo lắng vê cuôc sông mới vân lô rõ trên gương mặt của những cô câu tân SV lân đâu tiên xa quê.
Trước mắt các bạn SV còn cả chặng đường dài thử thách đang chờ ở phía trước. Bắt đâu cuôc sông mới với hàng trăm thứ phải lo toan từ cái ăn, nơi ở đên nếp sinh hoạt, rồi gặp gỡ các bạn mới, thây cô mới... Bắt đâu bước vào môt môi trường giáo dục mới, năng đông hơn khiên không ít SV tỏ vẻ lo lắng.
Tân sinh viên nô nức ngày làm thủ tục nhập học. (Ảnh: D. Công)
Toát mô hôi mới mua được bô hô sơ đê làm thủ tục nhâp học, Hoàng Thị Lê Vân, quê Quãng Nam - tân sinh viên Khoa Giáo dục thê chât Trường ĐH Quy Nhơn tâm sự: "Do gia đình cũng khó khăn nên đên tân hôm nay em và mẹ mới bắt xe vào làm thủ tục nhâp học. Ban đâu em định đi môt mình nhưng mẹ lo lắng, không yên tâm nên cả 2 mẹ con cùng vào. Em nghĩ cuôc sông xa quê không người quen sẽ vât vả nhưng em sẽ cô gắng không phụ công ơn cha mẹ, thây cô...".
Tuy nhiên, tân SV lo môt thì các bâc phụ huynh lo mười, nhiêu bâc cha mẹ dù con cái đã lớn nhưng vân cô gắng thu xêp việc gia đình, công việc đông áng để cùng con vượt chặng đường dài vài trăm km về thành phố làm thủ tục nhâp học cho con mới yên tâm. Không ít, bâc phụ huynh dù hoàn cảnh khó khăn lo cơm ăn bữa một nhưng vân bâm bụng chạy tiên, vay mượn anh em họ hàng đưa con đi.
Ghi tên mình vào danh sách lớp học. (Ảnh:D. Công)
Ngôi phía bên ngoài đợi con, phụ huynh Hoàng Thị Nhọn (50 tuôi, ở huyên ven biên Thăng Bình, Quãng Nam) chia sẻ: "Nhà chỉ có 4 sào ruông nhưng phải nuôi 3 cháu ăn học nên cũng khó khăn. Biêt vây nhưng mình đê con đi môt mình không yên tâm nên khó khăn mây mình cũng phải cùng con vào lo thủ tục nhâp học xong, tìm chô ăn, chô ở xong xuôi mới yên tâm vê được".
Còn bác Nguyên Định Chiên, quê Quãng Ngãi bộc bạch: "Hy sinh đời bô củng cô đời con thôi! đời mình đã khô vì không được học hành tử tê. Bây giờ con đậu đại học mình cũng mát mặt nhưng cũng lo lắng vì tiền ăn học gửi vào cho con hàng tháng. Biết vậy nhưng có khó khăn mây tôi phải lo cho các cháu học bằng con người ta...".
Một số hình ảnh tân sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn làm thủ tục nhập học sáng nay 31/8:
Từng tốp sinh viên mua hồ sơ qua cửa sổ tránh sự lộn xộn. (Ảnh: D. Công)
Chen lấn mua hồ sơ để được làm thủ tục sớm.
Đọc kỹ trước khi điền thông tin vào hồ sơ.
Mẹ đi cùng con chân ướt, chân ráo xuống phố để làm thủ tục nhập học.
Dù khó khăn nhưng bà Nhọn (quê Quãng Nam) vẫn bỏ công việc đồng áng cùng con vào Quy Nhơn làm thủ tục nhập học. (Ảnh: D. Công)
Doãn Công
Theo dân trí
Nâng cao chất lượng thanh tra ngành giáo dục Ngày 22/8 tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thanh tra Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng cho cán bộ quản lý công tác thanh tra giáo dục phổ thông. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã đến dự và chỉ đạo hội nghị. Quang cảnh hội thảo. Theo báo cáo của Thanh tra Bộ GD&ĐT, trong nhiều năm qua,...