Khi học sinh trở lại trường vẫn học song song giữa trực tiếp với trực tuyến

Theo dõi VGT trên

Trong trạng thái bình thường mới, để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid- 19, nhiều địa phương đã và đang chuẩn bị cho học sinh đến trường học trực tiếp.

Các thầy cô giáo khẳng định, kể cả đi học trực tiếp thì những nền tảng công nghệ trực tuyến được bồi đắp thời gian qua vẫn giữ nguyên vai trò và giá trị.

Học trực tuyến song song, bổ trợ học trực tiếp

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 8/10, cả nước có 23 địa phương dạy học trực tiếp; 9 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; còn lại 31 địa phương dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Hình thức dạy- học ở các địa phương có sự biến động tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh.

Trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, việc chủ động chuyển trạng thái đã được Bộ GD&ĐT tính đến. Tại văn bản hướng dẫn về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mới ban hành, Bộ GD&ĐT khẳng định “khu vực nào kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập”. Theo đó, hình thức học tập ở giai đoạn hiện nay tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh cụ thể ở từng địa bàn, tương ứng với 4 cấp độ: Cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình); cấp độ 3 (nguy cơ cao) và cấp độ 4 (nguy cơ rất cao).

Khi học sinh trở lại trường vẫn học song song giữa trực tiếp với trực tuyến - Hình 1

Hình thức học trực tuyến vẫn được mở rộng theo đà phát triển của CNTT

Bày tỏ quan điểm về việc khi học sinh được đến trường học trực tiếp thì hình thức học trực tuyến sẽ ra sao, ông Lê Đức Thuận- Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết: Khi chuyển học trực tiếp thì hình thức học trực tuyến chắc chắn vẫn được mở rộng theo đà phát triển của CNTT. Dạy học trực tuyến có những ưu điểm nổi bật mà dạy trực tiếp không có được như tính tiện lợi, quy mô tập hợp đông đảo, an toàn giãn cách, tiết kiệm …

“Chính bởi vậy, sau khi học sinh được đến trường, việc học tập, hội họp trực tuyến sẽ vẫn được sử dụng vì những ưu điểm của nó. Chỉ có điều, tỉ lệ trực tiếp/trực tuyến sẽ phụ thuộc vào ý chí của Ban giám hiệu và khả năng đáp ứng về công nghệ của từng trường cũng như của cha mẹ học sinh” – Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận nói.

Hiểu đúng về “dạy học trực tuyến”

Còn Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho hay: Học trực tuyến và qua truyền hình là những hình thức tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Ở một số nơi vẫn chưa hiểu đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của dạy học trực tuyến khi cho rằng vì dịch bệnh Covid- 19 nên mới có hình thức trực tuyến.

Trên thực tế, ứng dụng CNTT trong dạy học là hướng tiếp cận tổng thể, liên tục chứ không chỉ trong một giai đoạn nhất định nào đó. Học trực tuyến có đầy đủ hành lang pháp lý và trong nhiều văn bản đã ban hành cũng như kế hoạch, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của nhiều năm qua, Bộ GD&ĐT đều quán triệt nhiệm vụ này.

Có thể nói, dịch bệnh Covid- 19 là một “đợt kiểm tra” việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy- học. Năm 2020, dịch bệnh Covid- 19 mới bùng phát và cũng là thời điểm đòi hỏi phải có giải pháp quản lý, chỉ đạo cụ thể về chuyên môn dạy học để ứng phó với tình hình thực tế.

Khi học sinh trở lại trường vẫn học song song giữa trực tiếp với trực tuyến - Hình 2

Dạy học trực tuyến vẫn song hành với dạy trực tiếp

Video đang HOT

Bộ GD&ĐT có Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 về việc hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid-19 năm học 2019- 2020.

Tiếp đến, Bộ ban hành Thông tư 09/2021/TT- BGDĐT ngày 30/3/2021 quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. “Thông tư 09 là hành lang pháp lý quản lý toàn bộ nội dung liên quan đến dạy học trực tuyến (bao gồm hạ tầng, nhiệm vụ, trách nhiệm, tập huấn, kho học liệu…).

Hành lang pháp lý này không phải để ứng phó với dịch mà để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó nhấn mạnh: Dạy học trực tuyến hỗ trợ, song song với dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và có thể thay thế cho dạy học trực tiếp trong trường hợp bất khả kháng”- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết.

Ông Thái Văn Tài nhấn mạnh: Thời gian tới, khi trường học mở cửa trở lại, dạy học trực tuyến vẫn tiếp tục song hành cùng dạy trực tiếp để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học. Vì vậy các nhà trường cần coi đây là nhiệm vụ, tích cực phát huy những kinh nghiệm đã có, đã khai thác thời gian qua; đẩy mạnh ứng dụng CNTT để giáo dục có thể chuyển trạng thái bất cứ lúc nào.

Và kể cả khi đã chuyển học trực tiếp, Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục bổ sung kho học liệu trực tuyến cũng như các bài giảng trên truyền hình. Theo đó, đội ngũ giáo viên đã được tập huấn cần chủ động khai thác hiệu quả kho học liệu này để bổ trợ trong công tác giảng dạy.

Trong Công văn 4726/ BGDĐT- GDTC về tổ chức dạy học trực tiếp, Bộ GD&ĐT nêu căn cứ phân loại, đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn (cấp phường/xã, quận/huyện, tỉnh/TP) để quyết định tổ chức hoạt động dạy và học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn:

- Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình) thì tổ chức dạy học trực tiếp, củng cố các điều kiện hạ tầng, CNTT, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang hình thức học khác khi diễn biến dịch phức tạp.

- Đối với các địa bàn được xác định dịch cở cấp độ 3 (nguy cơ cao) thì tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp dạy trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp. Với các cấp học phổ thông, ưu tiên dạy học trực tiếp lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9, lớp 12; đảm bảo giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn khác.

- Đối với địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) thì căn cứ tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học.

Cha mẹ lo lắng về chất lượng giáo dục, sức khỏe của con khi học trực tuyến

Nhiều giáo viên, trẻ em, học sinh bị mắc COVID-19. Nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành không thể tiến hành theo đúng kế hoạch.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng đoàn Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã xây dựng báo cáo chuyên đề về một số tác động của dịch COVID-19 đối với các lĩnh vực giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao, du lịch; thông tin, truyền thông; tín ngưỡng, tôn giáo và đối tượng thanh niên, trẻ em. Mới đây, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội.

Cha mẹ lo lắng về chất lượng giáo dục, sức khỏe của con khi học trực tuyến - Hình 1

Học sinh Cần Thơ học trực tuyến. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

Chuyển đổi hình thức dạy gây băn khoăn, lúng túng

Báo cáo nêu rõ: Từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã có nhiều tác động tiêu cực đến ngành giáo dục. Trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đã phải tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp. Nhiều giáo viên, trẻ em, học sinh bị mắc COVID-19. Nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành không thể tiến hành theo đúng kế hoạch. Công tác dạy và học, phát triển đội ngũ, tài chính và bảo đảm chất lượng giáo dục cũng như tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo, trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh bị tác động lớn.

Giáo dục mầm non bị gián đoạn trong thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến nền nếp, thói quen, chế độ sinh hoạt theo độ tuổi của khoảng 4 triệu trẻ em, nhất là ở các khu đô thị, địa phương có khu công nghiệp. Đối với trẻ 5 tuổi, việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để sẵn sàng vào lớp 1 theo Chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi còn hạn chế, gây khó khăn khi học chương trình lớp 1 ở tiểu học của trẻ.

Mặc dù nhiều học sinh đã khá thích ứng với việc học qua truyền hình, internet, tuy nhiên, hình thức trực tuyến chủ yếu phù hợp với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Đối với học sinh cấp tiểu học (nhất là lớp 1) và học sinh ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì hình thức học trực tuyến còn gặp nhiều thách thức, khó triển khai hoặc triển khai không hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu do cơ sở vật chất (đường truyền, trang thiết bị hỗ trợ học tập trực tuyến...) không đáp ứng, nhiều gia đình không đủ điều kiện mua sắm trang thiết bị học tập cho con em; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên và việc giám sát, hỗ trợ con em học trực tuyến của cha mẹ học sinh nhìn chung còn hạn chế.

Các địa phương được chủ động lựa chọn phương thức xét tuyển hoặc thi tuyển vào trung học phổ thông tùy vào tình hình thực tế nhưng đa số còn lúng túng trong lựa chọn thi tuyển hoặc xét tuyển, hoặc kết hợp cả hai phương thức. Chất lượng và công bằng của kỳ thi vào các lớp đầu cấp khó đạt yêu cầu; việc phân luồng sang đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn.

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông được tổ chức trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp. Ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo tổ chức kỳ thi thành 2 đợt phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương. Các địa phương chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm thi; có giải pháp hỗ trợ tối đa cho thí sinh, đảm bảo không để thí sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn mà không đến dự thi; xem xét đặc cách xét công nhận tốt nghiệp cho các thí sinh đủ điều kiện dự thi đợt 2 nhưng không thể dự thi do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và có nguyện vọng.

Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Công tác tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương và Chương trình đào tạo (đào tạo lại) giáo viên phổ thông bị chậm tiến độ.

Cha mẹ lo lắng về chất lượng giáo dục, sức khỏe của con khi học trực tuyến - Hình 2

Giáo viên trường Tiểu học Phủ Hà (Cơ sở 1, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) tập huấn chương trình dạy môn tiếng Anh trực tuyến. Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN

Báo cáo cũng nhận định: Chất lượng đào tạo nghề nghiệp bị ảnh hưởng do thời gian thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh không thể thực hiện theo kế hoạch, nhất là đối với các chương trình chuyển giao đào tạo nghề chất lượng cao đang thí điểm thực hiện. Hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và công tác tài chính của cơ sở giáo dục đại học gặp nhiều khó khăn. Hoạt động giảng dạy và đánh giá trực tuyến mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ với một số học phần, chưa được triển khai toàn chương trình; nhiều chương trình đào tạo, nhất là các chương trình thuộc nhóm ngành đặc thù như nghệ thuật phải nghỉ thường xuyên.

Theo báo cáo, việc chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp sang các hình thức khác cũng gây tâm lý băn khoăn, lúng túng trong thực hiện, nhất là với giáo viên lớn tuổi, ở vùng khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa bảo đảm. Bên cạnh đó, việc áp dụng đồng thời nhiều hình thức dạy học trực tuyến - qua các hệ thống phần mềm, qua truyền hình, giao bài qua các ứng dụng trực tuyến, email, giao bài trực tiếp,... tạo nhiều áp lực cho giáo viên; việc hướng dẫn, theo dõi, giám sát hoạt động học tập của học sinh, sinh viên gặp nhiều khó khăn.

Đối với trẻ mầm non, mẫu giáo và lớp 1 phải ở nhà thời gian dài ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu phát triển của độ tuổi; ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý, sức khỏe và kỹ năng giao tiếp với thế giới xung quanh. Đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, việc thay đổi hình thức học tập từ trực tiếp sang trực tuyến, học qua truyền hình có tác động tích cực đến việc duy trì thói quen học tập, khiến các em linh hoạt, chủ động học tập hơn. Tuy nhiên, ý thức học tập của một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng do tính tự giác chưa cao.

Riêng với cha mẹ học sinh, 41% báo cáo từ địa phương cho thấy cha mẹ học sinh lo lắng về chất lượng dạy học, sức khỏe của con khi học trực tuyến. Nhiều gia đình không có điều kiện để mua các thiết bị phục vụ cho học trực tuyến; nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc tổ chức quản lý, giám sát, chăm sóc, hướng dẫn con em mình học tập...

Ngưng trệ nhiều hoạt động văn hóa

Liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đã khiến nhiều hoạt động văn hóa ngưng trệ. Nhiều địa phương phải tạm thời đóng cửa di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, dừng tổ chức các sự kiện, lễ hội, các hoạt động văn hoá tập trung đông người... Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc hưởng thụ văn hóa của người dân, quảng bá, xúc tiến giới thiệu các giá trị văn hóa mà còn giảm sút nghiêm trọng số lượng khách tham quan, gây thiệt hại về kinh tế, thất thu lớn cho ngân sách các địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng người dân địa phương.

Ngành điện ảnh cũng đã chịu những tác động nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra. Doanh số toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.156 tỷ đồng, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, dịch COVID-19 cũng có mặt tác động tích cực, thúc đẩy nhiều loại hình hưởng thụ văn hóa phát triển trên nền tảng số, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Dịch COVID-19 đã làm hầu hết các hoạt động thể dục, thể thao ở trung ương và địa phương phải hủy bỏ, ảnh hưởng đến việc triển khai tổ chức đại hội thể dục, thể thao các cấp và công tác chuẩn bị lực lượng vận động viên tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX vào năm sau. Dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11, nhiều công việc bị chậm tiến độ do thực hiện phong tỏa, giãn cách; kinh phí chi thường xuyên phục vụ công tác tổ chức chưa được cấp và còn đang chờ phương án lùi thời điểm tổ chức.

Do tác động của dịch COVID-19, lượng khách du lịch sụt giảm, tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch. Năm 2020 khách quốc tế đến Việt Nam giảm 80% so với năm 2019, khách du lịch nội địa giảm 34%, tổng thu từ khách du lịch giảm 59%. Trong 6 tháng đầu năm 2021 khách quốc tế đến Việt Nam đạt 88,2 nghìn lượt người, giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa tại Việt Nam ước đạt 30,5 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 134.000 tỷ đồng, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2020...

Báo cáo cũng chỉ rõ, dù bị ảnh hưởng lớn, gặp nhiều khó khăn, các cơ quan báo chí đã thể hiện vai trò, trách nhiệm, đưa tin kịp thời, nhanh nhạy về tình hình dịch bệnh đến đông đảo công chúng. Phóng viên, nhà báo sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm để ghi nhận tình hình, công tác phòng, chống dịch tại các bệnh viện, khu cách ly. Dịch bệnh cũng đã làm cho số lượng độc giả, nhất là độc giả báo điện tử, báo hình tăng lên nhanh chóng do nhiều nơi bị phong tỏa, người dân hạn chế đi lại, không được tham gia vào các hoạt động ngoài trời.

Trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều tổ chức tôn giáo đã tạm dừng đại hội nhiệm kỳ, các hội nghị thường niên và các hoạt động tôn giáo có đông tín đồ tham dự; khuyến cáo tín đồ không tập trung đông người; không mời giáo sĩ nước ngoài vào Việt Nam, tạm dừng cử các đoàn đi hoạt động tôn giáo ở nước ngoài và hạn chế, không đón tiếp các đoàn tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam hoạt động.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ, nhận thức của thanh niên

Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn thanh niên, đặc biệt là đối tượng lao động trẻ bị chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương... nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và không có giao kết hợp đồng lao động. Dịch bệnh tác động đến tâm trạng, tư tưởng, đời sống của thanh niên, nhất là những người đang đi học, đi làm... bị ảnh hưởng trực tiếp.

Quý II năm 2021, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 (số người trong độ tuổi từ 25 đến 54 chiếm 75%). Trong đó, có 557 nghìn người bị mất việc, chiếm 4,4%; 4,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 31,8%; 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 34,1% và 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 66,4%.

Dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến suy nghĩ, thói quen và nhận thức của thanh niên theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Qua các hoạt động phòng, chống dịch, đa số thanh niên bày tỏ niềm tin yêu và tự hào về đất nước, sống có trách nhiệm hơn. Phần lớn thanh niên tin tưởng các chính sách kích thích, hỗ trợ, phục hồi kinh tế của Chính phủ sẽ phát huy hiệu quả, tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ nhất định thanh niên, nhất là thanh niên sinh sống ở đô thị còn băn khoăn, chưa thực sự tin tưởng vào chính sách.

Dịch bệnh góp phần làm tăng mức độ rủi ro và nguy cơ bị xâm hại đối với trẻ em. Số lượng vụ việc xâm hại trẻ em trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 21.8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong điều kiện giãn cách xã hội do COVID-19, trẻ em bị hạn chế vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động xã hội, tương tác cộng đồng, dễ phát sinh tâm lý buồn chán, tăng thời gian sử dụng internet và mạng xã hội, dễ bị ảnh hưởng của thông tin xấu, độc, bị bắt nạt, lợi dụng, xâm hại thông qua môi trường mạng.

Trẻ em không đến trường học do giãn cách xã hội kéo dài, nhất là trẻ trong những gia đình bố mẹ vẫn phải đi làm không có người trông giữ, dẫn đến nhiều trường hợp trẻ em bị tai nạn, thương tích, nhất là đuối nước, trẻ em bị rơi, ngã ở nhà cao tầng. Sau đại dịch, nhiều trẻ em sẽ phải chịu ảnh hưởng lâu dài, do hàng triệu gia đình có trẻ em bị đe dọa về sinh kế có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái nghèo, sẽ làm tăng số trẻ em phải lao động kiếm sống, tham gia vào các hoạt động kinh tế của gia đình.

Triển khai quyết liệt các biện pháp để kiểm soát tốt dịch COVID-19

Căn cứ vào tác động của dịch COVID-19 trên các lĩnh vực, ý kiến đề xuất của các bộ, ngành có liên quan và của các đoàn đại biểu Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19, xem đây là giải pháp cốt lõi nhất để phục hồi kinh tế - xã hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực do COVID-19 gây ra.

Ban Cán sự Đảng Chính phủ cần chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá toàn diện, đầy đủ, khoa học tác động của COVID-19 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở nước ta; tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chiến lược vaccine; chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời bổ sung, điều chỉnh đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, quan tâm tới các đối tượng lao động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo; văn hóa, thể thao, du lịch; tín ngưỡng, tôn giáo; thông tin truyền thông, thanh niên và trẻ em...

Đảng đoàn Quốc hội đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ, viên chức, người lao động ngành giáo dục, sinh viên, học sinh để các em được đến trường sớm nhất có thể; rà soát, đánh giá kỹ thực trạng, khó khăn, vướng mắc về triển khai dạy học trong bối cảnh dịch bệnh đối với từng địa bàn, từng cấp học, bậc học, loại hình cơ sở giáo dục; chủ động xây dựng phương án, kịch bản, giải pháp tổng thể về tổ chức dạy học, thi, đánh giá chất lượng giáo dục thích ứng với điều kiện cụ thể, bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hoạt động dạy học và sự công bằng về điều kiện học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh.

Ban Cán sự Đảng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng, triển khai giải pháp hỗ trợ công tác bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tàng... trong thời gian đóng cửa giãn cách xã hội, tránh tình trạng "di tích" trở thành "phế tích" sau đại dịch; chuẩn bị kế hoạch sử dụng, đón khách khi điều kiện cho phép; nghiên cứu, triển khai kế hoạch phục hồi, phát triển ngành du lịch sau đại dịch, kế hoạch thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số khu, điểm du lịch; thí điểm mô hình "Hộ chiếu vaccine".

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các giải pháp, chính sách hỗ trợ thanh niên về việc làm, công tác đào tạo, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp...; trong đó, đặc biệt quan tâm đến nhóm lao động nghèo, lao động nữ, đối tượng thanh niên khuyết tật, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên yếu thế, thanh niên công nhân trở về quê do dịch bệnh; rà soát đầy đủ, chính xác và cập nhật thường xuyên đối tượng trẻ em mồ côi do cha mẹ bị thiệt mạng bởi dịch COVID-19; có cơ chế, chính sách hỗ trợ đảm bảo cho các em được học tập và phát triển toàn diện.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?
13:52:18 18/01/2025
Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"
16:53:59 18/01/2025
Truyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷTruyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷ
14:02:43 18/01/2025
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thươngXe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương
16:50:31 18/01/2025
Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?
13:42:36 18/01/2025
Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?
15:46:29 18/01/2025
Soi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà NộiSoi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà Nội
17:16:51 18/01/2025
Hoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chínhHoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chính
13:57:10 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 18.1.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 18.1.2025

Trắc nghiệm

19:30:21 18/01/2025
Hôm nay, người tuổi Tí tràn đầy năng lượng và sự nhiệt huyết. Công việc tiến triển thuận lợi, bạn dễ dàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao và có thể nhận được lời
Bất ngờ với bộ ba đem lại thành công cho thỏa thuận hòa bình Gaza

Bất ngờ với bộ ba đem lại thành công cho thỏa thuận hòa bình Gaza

Thế giới

19:29:13 18/01/2025
Những khác biệt chính còn lại tập trung vào độ sâu của vùng đệm mà Israel muốn duy trì trong biên giới Gaza, cũng như số lượng tù nhân được trao đổi để lấy những con tin bị thương và bị bệnh.
Hoa hậu Thùy Tiên "Đu đêm" cùng dàn Anh trai say hi

Hoa hậu Thùy Tiên "Đu đêm" cùng dàn Anh trai say hi

Sao việt

19:02:20 18/01/2025
Rũ bỏ hình ảnh hào nhoáng ngôi sao, các nghệ sĩ trông vô cùng giản dị, đời thường hòa mình vào Sài Gòn để trải nghiệm các công việc khi thành phố lên đèn.
Rò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbiz

Rò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbiz

Sao châu á

18:55:22 18/01/2025
Theo tờ Sohu, từ khuya 17/1, MXH Weibo đã xôn xao trước bài đăng của 1 người đàn ông ngoại quốc khẩn thiết nhờ cư dân mạng giúp đỡ trong việc tìm cách liên hệ với Tống Tổ Nhi.
Nam ca sĩ Gen Z quay MV mới bằng iPhone 16, gửi lời "kêu cứu" khiến dân mạng chú ý

Nam ca sĩ Gen Z quay MV mới bằng iPhone 16, gửi lời "kêu cứu" khiến dân mạng chú ý

Nhạc việt

18:51:21 18/01/2025
Tối 17/1, Wren Evans chính thức thả xích MV Cứu Lấy Âm Nhạc. Sản phẩm đánh dấu màn trở lại của giọng ca Gen Z sau gần 1 năm im hơi lặng tiếng kể từ album đầu tay Loi Choi.
HLV Van Persie nguy cơ bị sa thải

HLV Van Persie nguy cơ bị sa thải

Sao thể thao

18:37:49 18/01/2025
Thầy trò Van Persie có ngày thi đấu đáng quên khi để thua đội bóng nghiệp dư Quick Boys với tỷ số 2-3, dù đã dẫn trước 2-1 hôm 17/1. Nhiều CĐV cho rằng quyết định chiến thuật của Van Persie là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Heer...
Một thành phố của Trung Quốc phát tiền 760 triệu đồng, tặng phiếu mua nhà hơn 400 triệu đồng cùng tiền trợ cấp hàng tháng chỉ để người dân làm một việc

Một thành phố của Trung Quốc phát tiền 760 triệu đồng, tặng phiếu mua nhà hơn 400 triệu đồng cùng tiền trợ cấp hàng tháng chỉ để người dân làm một việc

Netizen

17:39:16 18/01/2025
Một thành phố ở Trung Quốc đã vượt qua được xu hướng chung của cả nước, ghi nhận số ca sinh tăng 17% nhờ vào khoản hỗ trợ tiền mặt lớn dành cho phụ huynh.
Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Tin nổi bật

16:56:15 18/01/2025
Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.