Khi học sinh lớp 6 muốn trở thành một người thợ hồ
Khi hỏi học sinh lớp 6 rằng các em muốn làm gì, bên cạnh các câu trả lời như Youtuber, kỹ sư, bác sĩ, có một học sinh đã trả lời rằng muốn làm thợ hồ khi quan sát những người thợ hồ làm việc với niềm hạnh phúc…
Học kinh doanh sớm để làm gì?
Đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm với chương trình học kinh doanh – hướng nghiệp trong môn công nghệ.
Kinh doanh – hướng nghiệp tổng hòa nhiều kiến thức, giúp học sinh huy động nhiều kỹ năng và vận dụng những gì đã học vào giải quyết tình huống thực tế. Đây là một điều quan trọng để việc học tập mang nhiều tính thực tiễn hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, môn học này cũng làm tiền đề cho hoạt động hướng của học sinh trong tương lai. Các chuyên gia hướng nghiệp cũng nhận định rằng, hoạt động hướng nghiệp diễn ra càng sớm, học sinh sẽ càng có thời gian hiểu bản thân và định hướng tương lai.
Tại nước ngoài, học sinh được học về giá trị của tiền bạc, được thực hiện các hoạt động kinh doanh để gây quỹ, từ thiện hay quyên góp từ rất sớm. Nhìn về Việt Nam, việc học các kiến thức kinh doanh gắn liền với thực tế còn hạn chế.
Chúng tôi xây dựng chương trình môn Kinh doanh – Hướng nghiệp dựa trên giáo trình của tổ chức Junior Achievement (JA), JA là tổ chức có hơn 100 năm lịch sử cung cấp các chương trình đào tạo về Kinh tế, kỹ năng dành cho giới trẻ toàn cầu. JA được đề cử giải Nobel Hòa Bình năm 2022. Thông qua bộ môn kinh doanh – hướng nghiệp, học sinh được nâng cao tư duy tài chính cá nhân, tư duy hướng nghiệp, tư duy khởi nghiệp và cải thiện 4 kỹ năng trụ cột bao gồm giao tiếp, sáng tạo, hợp tác, tư duy phản biện. Tôi tin rằng những kỹ năng và kiến thức đó sẽ cần thiết cho nhiều môn học cũng như cuộc sống của học sinh.
Cụ thể, học sinh khối 6 sẽ được học về tiền bạc, ngân sách, lên lớp 7 sẽ bắt đầu tìm hiểu về doanh nghiệp khởi nghiệp và quảng cáo. Chương trình cho học sinh lớp 8 sẽ tập trung vào hướng nghiệp cơ bản và chương trình lớp 9 sẽ xoay quanh việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Những nội dung trên sẽ được phát triển với kiến thức sâu hơn hơn trong chương trình phổ thông.
Video đang HOT
Bài học từ đôi Biti’s tới lon Pepsi
Trên thực tế, với đặc thù là một môn học mới, không dễ để học sinh có thể bắt nhịp nhanh với nội dung học. Các giáo viên phải thực sự sáng tạo, đầu tư vào nội dung giảng dạy để việc học hiệu quả và học sinh tìm được niềm hứng khởi trong môn học kinh doanh – hướng nghiệp.
Chúng tôi sử dụng rất nhiều các trò chơi, hoạt động tương tác trong giờ học để đạt được mục đích giúp học sinh làm chủ kiến thức, có khả năng vận dụng trong thực tế. Ngoài các bài giảng trên lớp, thầy cô cũng tìm cơ hội để học sinh có thể tham quan các mô hình kinh doanh thực tế, tìm hiểu các công ty, hình thành phẩm chất nghề nghiệp. Học sinh sẽ có cơ hội trở thành giáo viên, học tập chủ động và truyền thụ kiến thức tới bạn bè.
Đặc biệt, các giờ học kinh doanh – hướng nghiệp không bắt đầu bằng những kiến thức khô khan. Luôn mở đầu bằng những câu hỏi để xem thế giới đang có gì biến động, những câu chuyện kinh doanh – marketing nào đang trở thành xu thế. Ở đó, phải kéo học sinh vào cuộc trò chuyện, thảo luận, tạo một không gian chia sẻ mở và học sinh thấy kiến thức không còn xa lạ. Các bài học thường đi từ những case study (tình huống thực tế) phù hợp và gần gũi với học sinh.
Chẳng hạn, khi học về quảng cáo, tôi cho học sinh xem series clip “Đi để trở về” của Biti’s để cùng nhau thảo luận về những thông điệp đằng sau sản phẩm. Học sinh đa phần đều biết tới ca sĩ Soobin Hoàng Sơn cũng như những MV trẻ trung, gần gũi với các bạn. Hoặc trong bài học về xây dựng thương hiệu với học sinh khối 9, chiến dịch Pepsi cùng ban nhạc Black Pink được đưa ra làm ví dụ khi các sản phẩm Pepsi in hình thành viên Black Pink được săn lùng ráo riết trên thị trường. Muốn dạy học sinh được với môn học mới phải nói đúng “ngôn ngữ” của các bạn, hiểu được những điều người trẻ quan tâm và hứng thú.
Kỉ niệm đáng nhớ là khi hỏi học sinh lớp 6 rằng các em muốn làm gì, bên cạnh các câu trả lời như Youtuber, kỹ sư, bác sĩ, có một bạn học sinh đã trả lời rằng muốn làm thợ hồ khi quan sát những người thợ hồ làm việc với niềm hạnh phúc, bởi “niềm hạnh phúc của một người thợ hồ đâu có ít hơn niềm hạnh phúc của một giám đốc”.
Vì thế, những bài học ở môn kinh doanh – hướng nghiệp không chỉ quan trọng với học sinh. Đôi khi chính các quan sát tinh tế của học sinh lại mang đến cho mình những góc nhìn đa dạng về cuộc sống và giáo viên cũng là người được học rất nhiều.
ThS Nguyễn Trọng Tùng – Trưởng bộ môn Kinh doanh – Hướng nghiệp, Trường Phổ thông Dewey.
Yêu cầu trả lại hơn 300 triệu đồng nhà trường thu sai của phụ huynh học sinh
Ngày 15/8, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Phán, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) cho biết đang đôn đốc, giám sát Trường THCS thị trấn Núi Đối trả lại toàn bộ số tiền hơn 300 triệu đồng thu sai của phụ huynh học sinh.
Trước đó, theo phản ánh của một số phụ huynh, khi đi làm thủ tục tuyển sinh cho con vào lớp 6 của Trường THCS thị trấn Núi Đối thì được yêu cầu đóng ít nhất 2 triệu đồng mỗi em.
Cụ thể như trường hợp của chị Phạm Thị V., ở thị trấn Núi Đối cho biết, sau khi hoàn thiện các hồ sơ theo hướng dẫn, chị được giáo viên của trường đề nghị đóng 2 triệu đồng. Khi được phụ huynh hỏi số tiền này gồm những khoản gì thì không nhận được lời giải thích rõ ràng.
Cùng với chị V., còn có hàng chục phụ huynh khác có con vào lớp 6 năm nay của Trường THCS thị trấn Núi Đối cũng có chung thắc mắc về khoản thu đầu năm trên mà mà không có được giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, do nhà trường thu tiền vào đúng thời điểm tuyển sinh đầu cấp, nên các phụ huynh không dám có ý kiến gì...
Ngay sau khi nhận được ý kiến của phụ huynh học sinh, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy Nguyễn Văn Tuấn đã chủ trì cuộc họp cùng với sự tham gia của phòng ban chức năng, chính quyền địa phương và Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Núi Đối.
Trường THCS thị trấn Núi Đối phải trả lại tiền thu sai cho phụ huynh học sinh.
Tại buổi họp, bà Vũ Thị Thu Hường, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Núi Đối cho biết, năm 2022-2023, Trường THCS Núi Đối tuyển 170 học sinh lớp 6, chia thành 4 lớp.
"Trước khi bước vào năm học mới, nhà trường có thu 2 triệu đồng/1 học sinh đầu năm học", bà Hương thừa nhận và lý giải số tiền này không phải thu học sinh trái tuyến hay xã hội hóa, mà một số phụ huynh "nhờ" nhà trường mua sách vở, đồng phục, bảo hiểm...
Sau khi nghe báo cáo của nhà trường và ý kiến của các đơn vị chức năng, chiều 14/8, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy kết luận: Phê bình Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Núi Đối vì đã tổ chức tạm thu một số khoản thu để mua sắm phục vụ trực tiếp cho học sinh khi chưa có hướng dẫn của các cấp và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.
Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy yêu cầu Trường THCS thị trấn Núi Đối hoàn trả số tiền đã thu cho phụ huynh học sinh, hoàn thành trong ngày 15/8. Và lưu ý nhà trường chỉ được thực hiện các khoản thu theo quy định sau khi có hướng dẫn của các cấp và có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Nguyễn Văn Phán, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kiến Thụy cho biết, với nhiệm vụ được giao chủ trì cùng Phòng Tài chính - Kế hoạch theo dõi, đôn đốc Trường THCS thị trấn Núi Đối hoàn trả số tiền đã thu của phụ huynh học sinh. Đến trưa ngày 15/8, nhà trường đã trả lại tiền được cho khoảng hơn 70 phụ huynh, trong tổng số 166 phụ huynh đã nộp tiền. Dự kiến đến hết ngày 15/8, sẽ hoàn thành việc hoàn trả lại.
Cùng với đó, Phòng GD&ĐT huyện Kiến Thụy đang tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ các khoản thu đầu năm khác học của trường THCS thị trấn Núi Đối, nếu có sai phạm đề xuất xử lý nghiêm theo quy định. Ngoài ra sẽ hướng dẫn các trường học trong toàn huyện thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp về các khoản thu trong năm học.
Hưng Yên: Đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch cho học sinh trở lại trường học Tỉnh Hưng Yên đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch để tiếp tục tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trở lại trường học từ ngày 15/3. Học sinh trường THPT chuyên Hưng Yên lau chùi, dọn vệ sinh lớp học để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đi học trở lại....